Theo ông, vào các năm 2015 và 2016, Hoa Kỳ đã đồng ý rằng định dạng Normandy đóng vai trò trung tâm trong việc thúc đẩy tiến trình hòa bình Minsk, ông nói. Tuy nhiên, theo Ngoại trưởng Mỹ, Nga hầu như không tuân thủ kết quả của quá trình này. Đồng thời, Nga đã nhiều lần tuyên bố không phải là một bên trong cuộc xung đột ở Ukraina và là đối tượng của các Thỏa thuận Minsk về giải quyết xung đột.
"Tổng thống Biden đã thảo luận vấn đề này với Tổng thống Putin, cũng như với Thủ tướng Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Chúng tôi đã đưa ra quan điểm như sau: nếu Nga thực sự nghiêm túc quan tâm đến chuyện mang lại sự sống cho thỏa thuận Minsk, và chúng tôi có thể giúp đỡ điều này, thì chúng tôi sẵn sàng 100% cho việc này", - Ngoại trưởng Mỹ nói.
"Tôi hy vọng rằng Nga thực sự nghiêm túc với quá trình Minsk. Trong trường hợp này, định dạng Normandy sẽ có thể tiếp tục đóng vai trò trung tâm và chúng tôi sẵn sàng hợp tác và đóng góp cho thỏa thuận. Nhưng mọi thứ phụ thuộc vào Matxcơva", - Blinken nói.
Định dạng Normandy là gì?
Định dạng bộ tứ “Normandy” bao gồm Nga, Đức, Pháp và Ukraina. Nhóm nước này tập họp để giải quyết cuộc xung đột Ukraina. Trong hai năm 2015-2016 bộ tứ Normandy đã đi đến thỏa thuận về ranh giới và việc rút vũ khí. Sau đó diễn ra cuộc gặp tại thủ đô Belorussia, nơi ký kết Thỏa thuận Minsk.
Cuộc gặp gần đây nhất diễn ra ngày 9 tháng 12 năm 2019. Tại hội nghị này các bên đã thông qua tuyên bố chung, khẳng định trung thành với thỏa thuận Minsk. Cụ thể, Kiev, DPR và LPR cam kết rút quân tại ba khu vực mới trên đường ranh giới, thiết lập các điểm qua lại mới, tiến hành trao đổi những người bị bắt giữ, ấn định “công thức Steinmeier” trong luật pháp Ukraina, cũng như thỏa thuận những khía cạnh pháp lý về quy chế đặc biệt cho vùng Donbass để đảm bảo thực thi trên cơ sở thường xuyên.
Cho tới thời điểm hiện nay theo danh sách trên mới chỉ thực hiện được việc trao đổi những người bị bắt giữ. Chinh quyền Nga nhiều lần chỉ ra rằng Ukraina đang trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ của mình theo Thỏa thuận Minsk. Matxcơva nhấn mạnh rằng chính việc thực hiện văn bản đó mới giúp giải quyết được xung đột.
Căng thẳng trong quan hệ giữa Nga và phương Tây
Quan hệ giữa Nga và các nước phương Tây xấu đi trong tương quan tình hình ở Ukraina và xung quanh Crưm, bán đảo đã sáp nhập vào Nga sau cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức tại địa phương. Cáo buộc Nga can thiệp, phương Tây đã áp đặt các biện pháp trừng phạt chống Nga. Matxcơva thi hành các biện pháp trả đũa, thực hiện đường lối thay thế nhập khẩu, và không chỉ một lần tuyên bố rằng nói chuyện với Nga bằng ngôn ngữ của lệnh trừng phạt thì chỉ phản tác dụng.