Liệu G7 có thể giúp các nước châu Á như Trung Quốc đang làm?

© REUTERS / Jack Hill/Pool Lãnh đạo các nước tham gia hội nghị thượng đỉnh G7.
Lãnh đạo các nước tham gia hội nghị thượng đỉnh G7. - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.06.2021
Đăng ký
Hai tuần trước, tại hội nghị thượng đỉnh G7, các nước tư bản lớn nhất thế giới công bố sáng kiến toàn cầu «Build Back Better World» (Xây dựng lại Thế giới Tốt đẹp hơn), và ngay lập tức xuất hiện những người hoài nghi, theo chuyên gia phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik cho biết.

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden muốn gì

Sáng kiến ​​«Xây dựng lại Thế giới Tốt đẹp hơn» (gọi tắt là B3W) do Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đề xướng. Mục tiêu nổi bật của sáng kiến là khắc phục hậu quả đại dịch, tập trung vào các vấn đề môi trường, chăm sóc sức khỏe, nền kinh tế kỹ thuật số và bình đẳng giới. Sáng kiến ​​hướng tới dành hỗ trợ trong các dự án cơ sở hạ tầng cho các nước có thu nhập tính theo đầu người trung bình và thấp. Về mặt địa lý, sáng kiến bao trùm toàn thế giới: các tác giả nêu không gian từ châu Mỹ Latinh và châu Phi cho đến khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Sau khi khởi động «B3W», đã thấy rõ nhiệm vụ của nó là chống lại sáng kiến ​​«Vành đai và Con đường» của Trung Quốc. Chi phí ước tính để thực hiện các ý tưởng của Joe Biden sẽ là 40 nghìn tỷ USD. Nguồn tiền cần do khu vực tư nhân của các nước G7 cung cấp.

© REUTERS / Kevin LamarqueTổng thống Mỹ Joe Biden tại hội nghị thượng đỉnh G7.
Liệu G7 có thể giúp các nước châu Á như Trung Quốc đang làm? - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.06.2021
Tổng thống Mỹ Joe Biden tại hội nghị thượng đỉnh G7.
Hội đồng Liên minh châu Âu - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.04.2021
Châu Âu cần gì từ khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Chính quyền Hoa Kỳ đang ra sức thúc đẩy quảng bá sáng kiến ​​này mặc dù không hé mở các chi tiết  nhưng tuyên bố rằng đây là dự án quan trọng, rằng «B3W» «phản ánh các giá trị (Mỹ) của chúng ta, các  chuẩn mực của chúng ta và cách thức chúng ta tiến hành kinh doanh». 

Sáng kiến ​​trống rỗng nhất

Trên trang South China Morning Post, ông David Dodwell đứng đầu Trung tâm nghiên cứu ở Hong Kong đã gọi «B3W» là sáng kiến ​​trống rỗng nhất trong số những sáng kiến ​​ra đời tại hội nghị thượng đỉnh G7 vừa qua. Ông coi việc chống lại các dự án đang chinh phục tâm trí và trái tim của cư dân  châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh là vô nghĩa và có hại. Cơ sở hạ tầng kém phát triển trên khắp hành tinh và đặc biệt là ở thế giới Á-Phi đang cản trở đà tăng trưởng kinh tế, nhưng dành cho điều này, cần phải đoàn kết nỗ lực của tất cả các nước, cần hợp tác chứ không phải là đối đầu.

Các nguyên thủ quốc gia và chính phủ NATO trong Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Brussels, Bỉ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.06.2021
Khi G7 và NATO chung tay chống Trung Quốc

Có không ít nghi ngờ về khả năng thực hiện sáng kiến ​​của Joe Biden và chiến thắng đối với «Vành đai và Con đường» của Trung Quốc trên bình diện này. Trước hết, có những nghi ngờ lớn rằng về chuyện phân bổ các nguồn tài chính cần thiết. Biden vẫn chưa thể nhận được số tiền cần để thực hiện chương trình tái thiết cơ sở hạ tầng bên trong nước Mỹ, còn thuyết phục Quốc hội xuất lượng kinh phí lớn ra nước ngoài đương nhiên càng khó khăn hơn. Chẳng có gì chắc chắn rằng các nước G7 khác sẽ đồng lòng như một vội vàng tung tiền thực hiện ước mơ của Tổng thống Mỹ. Hơn thế nữa, chuyện ở đây đang nói về các doanh nghiệp tư nhân, mà mỗi ông chủ mỗi cơ sở đều theo đuổi những đam mê và mục tiêu riêng.

© REUTERS / Jack Hill/Pool Lãnh đạo các nước Hội nghị Thượng đỉnh G7 tại Cornwall.
Liệu G7 có thể giúp các nước châu Á như Trung Quốc đang làm? - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.06.2021
Lãnh đạo các nước Hội nghị Thượng đỉnh G7 tại Cornwall.

Hiện nay, sáng kiến ​​«Vành đai và Con đường» đang được thực hiện trong 2.600 dự án với tổng chi phí 3,7 nghìn tỷ USD. Nhưng so với phương Tây, sức mạnh của dự án Trung Quốc còn thể hiện cả ở sự đơn giản dễ dàng khi tham gia. Chuyên gia Choi Shing Kwok, Giám đốc Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore cho rằng tính chất nhiều bên liên quan của «B3W» sẽ khiến nó thành ​​phức tạp hơn và triển vọng là chậm chạp hơn so với «Vành đai và Con đường». Theo đánh giá của ông, «các nước Đông Nam Á tham gia  các dự án của «Vành đai và Con đường» thường làm như vậy vì sự dễ dàng khi ký các thỏa thuận».

Đồng thời, ông Choi Shing Kwok thừa nhận rằng sáng kiến ​​«B3W» cũng có những triển vọng nhất định ở khu vực Đông Nam Á, nơi người ta e ngại sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc, kể cả do  tham gia vào các dự án trong khuôn khổ «Vành đai và Con đường».

Cơ sở hạ tầng như một dự án chung

Tuy nhiên, như quan sát viên Piotr Tsvetov nhận xét, ông thấy ấn tượng hơn bởi quan điểm của David Dodwell, phát hiện thấy nét tiêu cực chính là ý đồ thay thế một vấn đề kinh tế sống còn bằng cuộc đấu địa chính trị. Nếu không có sự hình thành của cơ sở hạ tầng hiện đại, các nước nghèo nói riêng và toàn thế giới nói chung sẽ dậm chân tại chỗ trong quá trình phát triển kinh tế và xã hội của mình. Công nghiệp và thương mại sẽ không phát triển, sự tiếp xúc giữa mọi người với nhau sẽ bị hạn chế.

Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Anh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.06.2021
Trung Quốc phản đối sau tuyên bố của G7

Và yêu cầu hành động thống nhất của toàn nhân loại trong khâu giải quyết vấn đề hạ tầng cơ sở cũng nói lên qua thực tế không thể phủ nhận: công việc ở lĩnh vực này cực  kỳ tốn kém. Không mấy Nhà nước có thể đơn độc gánh vác. Các chuyên gia từ Ngân hàng Phát triển Á châu cho rằng từ này đến năm 2030 các nước châu Á sẽ cần 26 nghìn tỷ USD để thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng.

Như vậy, không mấy khả năng là G7 sẽ thành công trong việc vượt mặt «Vành đai Con đường». Tốt hơn hết là mà một khi đã quyết định giúp đỡ các nước nghèo thì hãy tập trung tháo gỡ vấn đề cụ thể, làm việc vì lợi ích của những nước nghèo  nhất này, chứ không phải là tuân theo sự chỉ đạo từ những tham vọng riêng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала