Điều này thể hiện qua hoạt động chưa từng có của Nga, quyết tâm của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc chiếm lấy vị trí quyền lực trung tâm trong khu vực, cũng như sự quan tâm ngày càng tăng từ phía Trung Quốc, các chuyên gia nhận định.
Chiến trường siêu cường
Cổng thông tin 19fortyfive lưu ý rằng Mỹ cũng không bang quan đứng sang một bên. Mỹ đang cố gắng tăng cường hợp tác giữa các đồng minh NATO ở Đông Âu nhằm xây dựng một tuyến kiềm chế mới bằng cách kết nối Baltic và Biển Đen.
Trong khi đó, Liên minh châu Âu có cuộc tranh luận riêng về tương lai địa chính trị của châu Âu. Theo các tác giả, việc biến khu vực Biển Đen thành địa bàn cạnh tranh và xung đột bắt đầu từ năm 2008, khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến việc Trung Quốc tăng cường vai trò của mình, nhờ Sáng kiến Vành đai và Con đường.
Đồng thời, cuộc chiến ở Nam Ossetia năm 2008 đã thuyết phục các nước Biển Đen về nhu cầu an ninh tập thể, tờ báo viết. Năm 2014, tình hình càng trở nên tồi tệ hơn sau vụ Euromaidan ở Ukraina và bùng nổ xung đột ở Donbass.
Thổ Nhĩ Kỳ có vai trò gì?
Đến lượt mình, Thổ Nhĩ Kỳ đang ở ngã ba đường của mọi thách thức. Thổ Nhĩ Kỳ đóng vai trò chủ đạo trong các cuộc đàm phán với lãnh đạo Liên minh châu Âu về tình hình người tị nạn, họ cũng tìm cách khẳng định ảnh hưởng của mình trong khu vực, cân bằng giữa Nga và Mỹ, đồng thời thể hiện thiện chí chống ảnh hưởng của Trung Quốc, bài báo cho biết.
"Bắc Kinh dường như đang tránh cạnh tranh trực tiếp với Ankara, nhưng các khoản đầu tư và động thái ngoại giao của họ ở Balkan đang đẩy các nước này ra xa nhau", - các nhà quan sát nhận định.
Theo họ, đại dịch coronavirus càng làm sáng tỏ tầm quan trọng và tiềm năng trong tương lai của Biển Đen. Đại dịch cũng chứng minh sự mong manh của chuỗi cung ứng toàn cầu.
Các nhà phân tích kết luận rằng hòa bình và thịnh vượng trong tương lai của khu vực phụ thuộc vào các giải pháp liên quan đến phát triển kinh tế, an ninh tập thể và ngoại giao có trách nhiệm.