Nóng: Việt Nam mua thêm 40 triệu liều Sputnik V của Nga, tiêm miễn phí cho dân

© Sputnik / Tabyldy Kadyrbekov / Chuyển đến kho ảnhSputnik V của Nga.
Sputnik V của Nga. - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.07.2021
Đăng ký
Qua T&T Group và Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF), Việt Nam đang đàm phán mua thêm 40 triệu liều vaccine Sputnik V của Nga, nỗ lực đẩy nhanh kiểm soát dịch bệnh Covid-19 trong nước.

Theo đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đồng ý đề xuất của Bộ Y tế về việc giới thiệu Tập  đoàn T&T của bầu Hiển (T&T Group của doanh nhân Đỗ Quang Hiển) đàm phán mua 40 triệu liều vaccine Sputnik V của Nga.

Nghị quyết nêu rõ, việc thực hiện cấp phép nhập khẩu, kiểm định, kiểm soát chất lượng vaccine tổ chức tiêm miễn phí toàn bộ 40 triệu liều Sputnik V theo quy định.

Việt Nam tiếp tục đàm phán mua thêm 40 triệu liều Sputnik V của Nga

Ngày 12/7, Chính phủ ra Nghị quyết về việc mua vaccine Sputnik V của Liên bang Nga, trong đó cho phép Tập đoàn T&T của ông Đỗ Quang Hiển làm việc với Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) đàm phán mua thêm 40 triệu liều vaccine chống Covid-19 Sputnik V.

Các thiếu nhi vẫy cờ Nga và Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.07.2021
Việt Nam hoan nghênh Nga chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine Sputnik V

Theo Nghị quyết mà Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký, Chính phủ đồng ý với đề xuất của Bộ Y tế, có văn bản giới thiệu tập đoàn T&T với Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) để đàm phán mua thêm 40 triệu liều vaccine Sputnik V của Nga.

Theo Nghị quyết, nguồn kinh phí được dùng để mua 40 triệu liều Sputnik V của Nga đến từ chính T&T Group của bầu Hiển. Thủ tướng nhấn mạnh đây là nguồn kinh phí hợp pháp do T&T huy động (không sử dụng ngân sách Nhà nước và Quỹ vaccine phòng chống Covid-19 của Việt Nam).

Tiêm miễn phí toàn bộ 40 triệu liều Sputnik V cho người dân

Đáng chú ý, trên cơ sở yêu cầu của nhà sản xuất vaccine, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đồng ý với đề xuất ký thỏa thuận miễn trừ trách nhiệm sử dụng vaccine Sputnik V với nội dung tương tự như nội dung Bộ Y tế đã ký trong trường hợp mua vaccine  BNT162 của Pfizer và vaccine AZD1222 do AstraZeneca sản xuất của Công ty cổ phần vaccine Việt Nam (VNVC).

Sản xuất vắc xin Sputnik V tại Tổ hợp dược phẩm Karaganda - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.06.2021
Khi nào Việt Nam bắt đầu gia công, đóng ống vaccine Sputnik V?

Đặc biệt, lãnh đạo Chính phủ Việt Nam nhấn mạnh, việc thực hiện việc cấp phép nhập khẩu, kiểm định, kiểm soát chất lượng vaccine, tổ chức tiêm miễn phí toàn bộ 40 triệu liều vaccine nêu trên đều được thực hiện theo quy định.

Trong Nghị quyết cũng nêu rõ, Thủ tướng giao Bộ Ngoại giao phối hợp thực hiện các thủ tục ngoại giao có liên quan; Bộ Giao thông vận tải phối hợp tổ chức vận chuyển vaccine theo đề nghị của Bộ Y tế. Ngoài ra, các Bộ: Quốc phòng, Công an và các cơ quan, địa phương tiện liên quan phối hợp với Bộ Y tế để xây dựng kế hoạch, tổ chức tiêm chủng cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.

Như Sputnik Việt Nam đã thông tin trước đó, hôm 23/3, Việt Nam phê duyệt khẩn cấp vaccine Covid-19 Sputnik V của Nga cho nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch.

 Đây là loại vaccine Covid-19 đầu tiên được đăng ký trên thế giới và là vaccine thứ hai được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép sau AstraZeneca.

© Depositphotos.com / Rafael Henrique Vaccine AstraZeneca.
Nóng: Việt Nam mua thêm 40 triệu liều Sputnik V của Nga, tiêm miễn phí cho dân - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.07.2021
Vaccine AstraZeneca.

Việt Nam và Nga hợp tác chặt chẽ về vấn đề vaccine

Trước đó, hôm 2/6, tại cuộc làm việc với Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga về vấn đề vaccine, Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam cũng cho hay, Hà Nội đàm phán mua 20 triệu liều Sputnik V của Nga.

Ngay từ tháng 8/2020, Việt Nam đã có thư thể hiện mong muốn mua vaccine Sputnik V của Nga, tuy nhiên vì điều kiện sản xuất nên chưa đảm bảo cung ứng cho các nước, trong đó có Việt Nam.

Vaccine Sputnik V. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.06.2021
Vaccine Sputnik V của Nga được người Việt Nam tin tưởng cao

Suốt từ đó đến nay, Bộ Y tế Việt Nam đã liên tục chủ động đàm phán với phía Nga để có nguồn vaccine sớm nhất phục vụ nhu cầu tiêm chủng của Việt Nam. Đến ngày 2/6, theo Bộ trưởng Long, phía Nga đã đồng ý cung ứng cho Việt Nam 20 triệu liều Sputnik V trong năm 2021 này.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh đây là một kết quả tích cực cho quá trình đàm phán liên tục, không ngừng của Bộ Y tế để đa dạng nguồn cung vaccine, nhằm nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh trong nước.

Ngoài ra, nhằm để đảm bảo an ninh vaccine trong những năm tiếp theo, Bộ Y tế xác định việc hợp tác trong sản xuất, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine là rất cần thiết, vì vậy Bộ Y tế đã giao các đơn vị của Bộ khẩn trương đàm phán, thống nhất với đối tác về vấn đề này.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, thời gian qua, Công ty Vabiotech, đơn vị đầu tiên của Bộ Y tế đã hợp tác với phía Nga và trong tháng 7/2021 này tiến hành đóng ống, gia công vaccine Sputnik Nga tại Việt Nam với công suất dự kiến 5 triệu liều/tháng.

“Đây là kết quả rất quan trọng để phía Nga có thể tiến hành chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine cho Việt Nam trong thời gian tới”, lãnh đạo Bộ Y tế khẳng định.

Cùng với đó, GS.TS Nguyễn Thanh Long cũng lưu ý các doanh nghiệp, đơn vị, tập thể tiếp tục trao đổi với phía Nga trong chuyển giao công nghệ để có thể xây dựng, thiết lập nhà máy sản xuất vaccine công suất lớn ngay tại Việt Nam, vừa đảm bảo tự chủ về vaccine, vừa hướng đến cung ứng, xuất khẩu ra nước ngoài trong tương lai.

© Ảnh : Dương Giang-TTXVNBộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long báo cáo tình hình, diễn biến dịch COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Nóng: Việt Nam mua thêm 40 triệu liều Sputnik V của Nga, tiêm miễn phí cho dân - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.07.2021
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long báo cáo tình hình, diễn biến dịch COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng đã có thư đặc biệt gửi Tổng thống Putin đề nghị hỗ trợ Việt Nam nhanh chóng tiếp cận nguồn cung vaccine Sputnik V cũng như đẩy nhanh quá trình chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine.

Tính đến ngày 10/7, Việt Nam đã nhận được hơn 9 triệu liều vaccine Covid-19 gồm AstraZeneca, Sputnik V, Pfizer/BioNTech, Moderna và Sinopharm.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала