ASEAN- Mỹ họp về tình hình Myanmar và Biển Đông

© Sputnik / Host photo agency/ Pavel LisitsynASEAN
ASEAN - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.07.2021
Đăng ký
ASEAN – Mỹ tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao, bàn về đảo chính quân sự ở Myanmar, tình hình Biển Đông và hợp tác chống Covid-19.

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ - ASEAN diễn ra trong bối cảnh Hoa Kỳ đang thúc đẩy tăng cường quan hệ với ASEAN bên cạnh việc theo đuổi hợp tác với 3 nước thành viên nhóm Bộ Tứ tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương gồm Nhật Bản, Australia và Ấn Độ.

ASEAN – Mỹ họp về Myanmar, Covid-19 và Biển Đông

Ngày 14/7, Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Mỹ đã tổ chức hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao theo hình thức trực tuyến.

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – Hoa Kỳ cuối cùng cũng diễn ra sau hơn 1 tháng bị trì hoãn vào phút chót. Đây cũng là cuộc gặp mặt đầu tiên theo hình thức trực tuyến như vậy giữa hai bên dưới thời Tổng thống Mỹ Joe Biden giữa Ngoại trưởng Blinken với lãnh đạo Bộ Ngoại giao các nước ASEAN.

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Mỹ ban đầu dự kiến diễn ra vào ngày 25/5 năm nay, song đã bị trì hoãn vào phút chót do Ngoại trưởng Blinken trên máy bay tới Trung Đông ở thời điểm đó không thể kết nối thông tin do sự cố kỹ thuật.

Hội nghị ngày 14/7 diễn ra trong bối cảnh Mỹ đang thúc đẩy tăng cường quan hệ với ASEAN bên cạnh việc theo đuổi hợp tác Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương với Nhật Bản, Australia và Ấn Độ, hay còn gọi là Nhóm Bộ Tứ.

© Ảnh : Lâm Khánh - TTXVNBộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Antony Blinken và Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN dự hội nghị trực tuyến.
ASEAN- Mỹ họp về tình hình Myanmar và Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.07.2021
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Antony Blinken và Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN dự hội nghị trực tuyến.

Những nội dung nổi bật Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – Hoa Kỳ chính là cuộc khủng hoảng chính trị ở Myanmar, công tác ứng phó với đại dịch Covid-19 và tình hình Biển Đông đang có nhiều diễn biến đáng chú ý.

Mỹ hối thúc ASEAN nỗ lực hỗ trợ Myanmar

Trước đó, các nhà lãnh đạo ASEAN tại một cuộc họp đặc biệt vào tháng 4 (với sự tham dự của Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính) đã kêu gọi chấm dứt ngay tình trạng bạo lực ở Myanmar.

Các quốc gia thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á cũng đồng thời nhất trí cử một đặc phái viên tới quốc gia thành viên này, song cho đến nay không đạt được nhiều tiến triển đáng kể.

Trước tình hình đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã hối thúc ASEAN yêu cầu quân đội Myanmar có trách nhiệm với kế hoạch đã thỏa thuận trên.

© AP Photo / Alex BrandonNgoại trưởng Antony Blinken và Tổng thống Joe Biden. Tháng 5 năm 2021. Ảnh tập tin.
ASEAN- Mỹ họp về tình hình Myanmar và Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.07.2021
Ngoại trưởng Antony Blinken và Tổng thống Joe Biden. Tháng 5 năm 2021. Ảnh tập tin.

Từ Myanmar, Bộ trưởng Ngoại giao Wunna Maung Lwin được chính quyền quân sự bổ nhiệm tham dự cuộc họp trực tuyến này.

Việt Nam theo dõi sát các diễn biến ở Myanmar

Trước đó, ngày 18/6, tại New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đã họp và thông qua Nghị quyết về tình hình ở Myanmar với 119 phiếu thuận, 1 phiếu chống và 36 phiếu trắng.

Tất cả các nước thành viên HĐBA LHQ đều đánh giá cao nỗ lực của ASEAN trong việc thúc đẩy tìm kiếm giải pháp hòa bình trong vấn đề Myanmar, trong đó nhấn mạnh cần tiếp tục thúc đẩy thực hiện ngay Đồng thuận 5 điểm, cho rằng ASEAN cần sớm bổ nhiệm Đặc phái viên về Myanmar. Nhiều nước tiếp tục bày tỏ quan ngại về vụ tấn công, bạo lực và kêu gọi các bên kiềm chế, tham gia đối thoại để giải quyết vấn đề.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng (trái) chủ trì Họp báo về Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.06.2020
Việt Nam không né Biển Đông, ASEAN không chọn phe giữa Mỹ hay Trung Quốc

Các nước mong muốn Đặc phái viên của ASEAN và Đặc phái viên của Tổng Thư ký LHQ phối hợp chặt chẽ trong các nỗ lực thúc đẩy tìm kiếm giải pháp hòa bình cho vấn đề Myanmar.

Phát biểu tại cuộc họp, Tham tán Công sứ, Phó Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ Nguyễn Phương Trà cho biết, Việt Nam theo dõi sát các diễn biến ở Myanmar và vô cùng lo ngại về các cuộc đụng độ, tấn công xảy ra trên khắp đất nước trong vài tuần qua cũng như nguy cơ về một cuộc nội chiến ở Myanmar đang ngày cao.

Trong bối cảnh đó, Việt Nam kêu gọi tất cả các bên ở Myanmar ngừng ngay lập tức các cuộc đụng độ và các hành vi bạo lực khác, giảm leo thang căng thẳng và bảo đảm việc tiếp cận nhân đạo không bị cản trở cho những người dân đang có nhu cầu, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương.

“Việt Nam cho rằng đối thoại mang tính xây dựng, hợp tác và các biện pháp xây dựng lòng tin với trọng tâm là người dân là yếu tố quyết định để giải quyết tình hình hiện nay”, Đại sứ Nguyễn Phương Trà nhấn mạnh.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng mời các phóng viên đặt câu hỏi. - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.02.2020
Phản ứng của Việt Nam về tiến trình Brexit, Thượng đỉnh ASEAN-Mỹ và chặng đua F1
Để đạt được mục tiêu này, đại diện Việt Nam thúc giục tất cả các bên ở Myanmar khôi phục lòng tin, với nhau và với cộng đồng quốc tế, nhấn mạnh sẽ không thể có đối thoại nếu không có lòng tin. Cộng đồng quốc tế cần tiếp tục hỗ trợ Myanmar và tạo môi trường thuận lợi cho việc đạt được các mục tiêu này.

Nhân dịp này, đại diện Việt Nam cũng chia sẻ thêm về những nỗ lực của ASEAN thời gian qua và kêu gọi các thành viên HĐBA và cộng đồng quốc tế tiếp tục ủng hộ các nỗ lực và lập trường của ASEAN, trong đó có việc cung cấp hỗ trợ và hỗ trợ nhân đạo thông qua các cơ chế của ASEAN.

Việt Nam khuyến khích sự bổ trợ lẫn nhau giữa công việc của Đặc phái viên của Tổng Thư ký LHQ về Myanmar và của ASEAN nhằm thúc đẩy cách tiếp cận toàn diện, hợp tác và mang tính xây dựng trong việc giải quyết tình hình ở Myanmar.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала