Thêm 666 ca nhiễm mới, TP HCM cần giãn cách triệt để, bớt "hành chính" hơn

© Ảnh : Minh Quyết - TTXVNHà Nội thêm 10 ca mắc COVID-19 về từ Thành phố Hồ Chí Minh
Hà Nội thêm 10 ca mắc COVID-19 về từ Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.07.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Trong bản tin 6h ngày 14/7, Bộ Y tế công bố 905 bệnh nhân Covid-19 tại 15 tỉnh, thành. TP.HCM vẫn là nơi có số ca mắc cao nhất.

Biện pháp chưa từng có trong tiền lệ Việt Nam

Những địa phương có thêm ca mắc Covid-19 gồm TP.HCM (666), Đồng Nai (80), Khánh Hòa (44), Bến Tre (43), Bà Rịa - Vũng Tàu (19), Phú Yên (18), Vĩnh Long (17), Ninh Thuận (4), Tây Ninh (4), Kiên Giang (2), Huế (2), An Giang (2), Bắc Ninh (2), Sóc Trăng (1), Bình Định (1).

Trong đó, 688 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc vùng phong tỏa.

Tính đến 6h ngày 14/7, Việt Nam có tổng cộng 33.460 ca ghi nhận trong nước và 1.949 bệnh nhân nhập cảnh. Tính từ ngày 27/4 đến nay là 31.890, trong đó, 6.779 bệnh nhân đã được công bố khỏi Covid-19.

Trong đó, 11 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới. 7 tỉnh không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Bắc Kạn, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Đắk Nông, Quảng Nam, Nam Định, Lào Cai.

Chi tiết các ca mắc mới trong sáng 14/7:

  • Kiên Giang: 2 bệnh nhân có tiền sử đi về từ TP.HCM, đã chủ động khai báo y tế và được cách ly từ trước.
  • An Giang: Một ca là F1 đã được cách ly từ trước. Người còn lại đang được điều tra dịch tễ.
  • Thừa Thiên - Huế: 2 người là các trường hợp liên quan bệnh nhân Covid-19.
  • Sóc Trăng: Một bệnh nhân là nam, 26 tuổi, địa chỉ tại huyện Mỹ Xuyên, từ TP.HCM về, đã chủ động khai báo y tế.
  • Phú Yên: 18 ca là các trường hợp trong khu cách ly, phong tỏa.
  • Bến Tre: 30 ca là các trường hợp F1 trong khu cách ly, phong tỏa; 12 người liên quan đến chợ đầu mối Bình Điền; một trường hợp còn lại có tiền sử đi về từ tỉnh Long An.
  • Ninh Thuận: 3 ca là F1 đã được cách ly từ trước. Một người có tiền sử đi về từ Đồng Nai, đã chủ động khai báo y tế và được cách ly từ trước.
  • Tây Ninh: Một ca là F1 đã được cách ly từ trước; một người liên quan chợ đầu mối Bình Điền; 2 trường hợp đang được điều tra dịch tễ.
  • Khánh Hòa: 44 ca là các trường hợp liên quan bệnh nhân Covid-19, trong khu cách ly và phong tỏa.
  • Bắc Ninh: Một ca liên quan ổ dịch khu công nghiệp Quế Võ. Một người liên quan ổ dịch Khu 3 - Tiền An.
  • Vĩnh Long: 16 ca là các trường hợp F1 trong khu cách ly, phong tỏa. Trường hợp còn lại có tiền sử đi về từ TP.HCM.
  • Đồng Nai: 43 ca liên quan chợ cá Hóa An; 23 người là các trường hợp F1 trong khu cách ly, phong tỏa; 9 trường hợp có tiền sử đi về từ TP.HCM. Năm bệnh nhân còn lại đang được điều tra dịch tễ.
  • TP.HCM: 458 ca là các trường hợp trong khu cách ly, phong tỏa; 208 trường hợp đang được điều tra dịch tễ.

Ngày 13/7, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh ban hành quyết định chính thức triển khai cách ly tại nhà với trường hợp F0, F1. Trong đó, Sở Y tế quy định hai nhóm thuộc diện cách ly tại nhà.

Thứ nhất là trường hợp không có triệu chứng đang điều trị tại bệnh viện. Trường hợp xét nghiệm rRT-PCR ngày thứ 10 có kết quả âm tính hoặc còn dương tính nhưng tải lượng virus thấp, không còn khả năng lây nhiễm (hoặc rất thấp) thì chuyển về cách ly tại nhà. Thứ hai là F0 không triệu chứng, trường hợp này được thí điểm áp dụng với nhân viên y tế bị lây nhiễm, được cách ly tại nhà khi có đủ điều kiện tương tự F1.

Đây là biện pháp chưa từng có tại Việt Nam, nhằm giảm áp lực cho ngành y tế và hệ thống điều trị của TP.HCM khi số ca mắc Covid-19 mỗi ngày luôn ở mức hàng nghìn người.

Chỉ thị 16 sẽ không ăn thua nếu thiếu phối hợp

TP.HCM đã đi qua được 1/3 thời gian trong 15 ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 thế nhưng chính quyền thành phố vẫn loay hoay trong việc hạn chế người dân ra đường.

Chuyên gia kinh tế cho rằng Chỉ thị 16 được kỳ vọng là biện pháp cứng rắn, trên tinh thần "thà đau một lần rồi thôi", nên mỗi người dân sẽ phải thực sự hy sinh, đồng lòng mới tạo ra hiệu quả dập dịch.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại TP. Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.07.2021
Việt Nam đã vượt 30.000 ca nhiễm Covid-19, Thủ tướng kêu gọi cả nước hướng về TP HCM

Cụ thể, tuy đã TP.HCM đã lập hơn 300 chốt giao thông để kiểm tra lý do đi lại của người dân trong 4 ngày đầu triển khai giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 nhưng đến sáng 12/7, cảnh tượng ùn tắc đã xảy ra tại chốt kiểm soát Nguyễn Kiệm thuộc quận Gò Vấp.

Nguyên nhân là do người muốn qua chốt phải có giấy chứng minh đang làm việc cho các cơ quan, doanh nghiệp được phép hoạt động, chính vì thế hàng trăm phương tiện đi qua nút giao thông này trong ngày làm việc đầu tuần đã phải dừng lại để cảnh sát xét giấy tờ thông hành.

Đến sáng 13/7, các chốt kiểm soát bên trong TP.HCM trở nên thông thoáng, cảnh sát không còn chặn từng người lại để hỏi giấy tờ. Thượng tá Thái Thanh Xuân, Trưởng phòng Tham mưu Công an TP.HCM, cho rằng không có việc các chốt kiểm soát dịch được dỡ bỏ. Thượng tá Xuân nói:

“Lực lượng đứng tại các chốt sẽ chia ra để kiểm soát toàn bộ tuyến đường xung quanh các chốt, nhằm xử lý trường hợp vi phạm”.

Trong trường hợp không tuần tra lưu động, ông Xuân cho biết các lực lượng trở về chốt và tiếp tục kiểm tra theo hình thức ngẫu nhiên, thay vì kiểm tra tất cả người dân như những ngày qua dẫn đến tình trạng ùn tắc ở quận Gò Vấp.

Bác sĩ Nguyễn Trung Hòa, Giám đốc Trung tâm y tế quận Gò Vấp, nhận định những ngày qua người dân vẫn đổ ra đường rất nhiều, khó đảm bảo giãn cách như Chỉ thị 16. Ông Hòa chia sẻ:

Bác sỹ tại Bệnh viện dã chiến thu dung, điều trị COVID-19 số 3 (Thành phố Thủ Đức) thăm khám cho bệnh nhân mới tiếp nhận. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.07.2021
Dịch Covid-19 phức tạp, TP.HCM thí điểm cách ly F0 ở nhà

“Chỉ thị 16 nếu tuân thủ đúng thì chắc chắn dập được dịch. Chuyên gia nước ngoài nói thế. Bản thân tôi từng trải qua Chỉ thị 16 ở Gò Vấp cũng khẳng định thế. Nhưng nếu du di cho người dân thì chỉ một đốm lửa nhỏ là lại bùng phát. Phải siết Chỉ thị 16 cực kỳ mạnh, mạnh hơn cả hồi trước thì mới mang lại thành công”.

Bác sĩ Hoà nói thêm:

“Trước đây áp dụng Chỉ thị 16 cho riêng Gò Vấp chúng tôi còn chặn được, giờ áp dụng chung cả thành phố, để dân đi qua Gò Vấp như thế này là thua”.

Theo ông Hoà, mỗi quận huyện phải hạn chế thông thương với nhau. Kịch bản buộc người dân ở yên trong nhà là điều kiện lý tưởng nhất cho việc dập dịch. Ông nói:

“Ai cũng muốn điều đó, nhưng người dân vì mưu sinh, lý do riêng tư mà đổ ra đường thì mình cũng không giải quyết được”.

Chuyên gia kinh tế: 'TP.HCM nên giãn cách triệt để hơn'

Thạc sĩ Lê Thành Nhân, giảng viên Đại học Kinh tế TP.HCM, nhận định tinh thần của Chỉ thị 16 là kiểm soát nghiêm ngặt việc đi lại, giãn cách một cách thực chất. Nhưng mấy ngày qua, các biện pháp kiểm soát đang nặng về hành chính như xét giấy tờ, lý do chính đáng...Ông Nhân chia sẻ:

"Một số người gọi giấy phép thông hành tại các chốt kiểm soát giống như giấy phép con, gây khó khăn và ảnh hưởng đến tâm lý của họ".

Trước tình trạng "xả chốt" khi có quá nhiểu người qua lại, mục đích ban đầu là tạo điều kiện cho người dân ra đường để duy trì kinh tế có thể gây ra những vết thương dai dẳng.

Chuyên gia kinh tế vi mô cho rằng thành phố nên giãn cách triệt để hơn, tạm ngưng hoạt động sản xuất kinh doanh, mọi người đóng chặt cửa trong khoảng 1-2 tuần để ưu tiên kiểm soát dịch bệnh. Khi tình hình dập dịch có kết quả thì sẽ nới dần các hoạt động kinh tế. Ông Nhân nhận định:

Ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh thông tin tại buổi họp báo. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.07.2021
TP.HCM đề xuất tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho shipper, người nghèo và trên 65 tuổi

"TP có thể duy trì mục tiêu kép, kiểm soát dịch và phát triển kinh tế với điều kiện phải kiểm soát được dịch trước rồi phát triển kinh tế sau. Giờ 2 cái đều chạy song song và 2 cái đều yếu thì không hiệu quả".

Chuyên gia cho rằng trong thời hạn 15 ngày mà ta khép chặt đến mức không cho ai ra khỏi nhà trừ lực lượng cơ yếu chống dịch, tổn thất về kinh tế sẽ là rất lớn, ngân sách cũng sẽ bị bào mòn để hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, nếu có sự chia sẻ đồng lòng, thắt lưng buộc bụng của người dân và doanh nghiệp, TP.HCM có thể dồn sức vượt qua cơn bạo bệnh này. Còn nếu để một cơ thể mệt mỏi vẫn phải cố đi làm thì sẽ càng mệt thêm.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала