Phát hiện loài người cổ đại hoàn toàn mới
Năm 1933, một công nhân xây dựng cây cầu trên sông Tùng Hoa chảy qua Cáp Nhĩ Tân đã phát hiện hộp sọ của một người cổ đại. Chỉ trong năm 2018, hộp sọ đã được chuyển giao cho Đại học Địa lý Hà Bắc (Trung Quốc). Ba bài khoa học phân tích về hộp sọ “Người rồng” vừa được công bố trên tạp chí The Innovation.
Hộp sọ rất lớn so với những hộp sọ của những loài người khác, bao gồm cả Homo erectus và Homo heidelbergensis. Bộ não của ‘Người rồng’ có kích thước tương đương với bộ não của người hiện đại. “Người rồng” có hốc mắt lớn, gần như vuông, đường lông mày dày, miệng rộng. Một số chi tiết giống với hộp sọ đã được tìm thấy trước đó ở Trung Quốc. Nhưng, chiếc răng duy nhất còn sót lại trông giống Homo denisovan hơn.
Vì có sự pha trộn bất thường giữa người cổ xưa và người hiện đại, phát hiện này không thuộc bất kỳ loài sapiens nào được biết đến, do đó các tác giả của nghiên cứu đã gán mẫu vật này cho loài mới: Homo longi, từ "long" trong tiếng Trung Quốc có nghĩa là rồng.
Hộp sọ đã được phát hiện trong lớp đất đã hình thành cách đây 800-100 nghìn năm. Vị trí chính xác phát hiện mẫu vật này không được biết, vì thế để làm rõ niên đại, các nhà khoa học đã phân tích hàm lượng các nguyên tố quý hiếm, tỷ lệ đồng vị stronti trong đá phát tán và so sánh với kết quả nghiên cứu bộ xương của con người và các loài động vật có vú khác từ cùng thời gian địa lý. Ngoài ra, các mẫu vi mô từ hộp sọ đã được xác định niên đại bằng phương pháp phân tích thorium-uranium. Hóa ra "Người rồng" có ít nhất 146 nghìn năm tuổi. Khi đó, trên lãnh thổ Trung Quốc đã sinh sống một loài người chưa được xác định, mà những bộ xương đã được phát hiện trong khu vực Jinniushan, Dali, Động Hoàng Long. Và người Denisovan đã sống trong hang động Baishya trên núi cao.
Các nhà khoa học đã tái hiện chân dung "Người rồng". Đây là một người đàn ông ở độ tuổi năm mươi với hốc mắt lớn gần như vuông, đường lông mày dày, mũi rộng. Rất có thể, da, tóc và mắt có màu sẫm giống như người Neanderthal, người Denisovan và Homo sapiens thời kỳ đầu.
Khi người Homo sapiens rời khỏi Châu Phi
Một số nhà khoa học cho rằng, những người cổ đại ở Trung Quốc là giai đoạn tiến hóa từ Homo erectus sang dòng dõi châu Á hiện đại. Các tác giả của nghiên cứu về Homo longi lại có quan điểm khác: "Người rồng" là một nhánh riêng biệt phát sinh ở châu Phi khoảng một triệu năm trước.
Vì không có trong tay phân tích DNA cổ đại, các nhà khoa học đã áp dụng phương pháp phân tích dữ liệu theo trường phái Bayes - một phương pháp toán học cho phép xây dựng một cây tiến hóa từ dữ liệu ban đầu không đồng nhất. Theo tính toán, người Homo sapiens đã sống trên lãnh thổ Trung Quốc khoảng 400 nghìn năm trước. Điều này mâu thuẫn với kết quả thu được trước đó.
Năm 1978, trong hang Apidima ở phía bắc Hy Lạp, trong khu vực khai quật khảo cổ học, các nhà nghiên cứu đã phát hiện hai hộp sọ hóa thạch và nhiều mảnh xương vụn. Các nhà nhân chủng học xác định rằng, một người là người Homo sapiens thời kỳ đầu, người kia là người Neanderthal. Phương pháp phân tích uranium-thorium cho thấy tuổi của hai mẫu vật này - 210 nghìn năm. Đây là người Sapiens cổ đại nhất bên ngoài ngôi nhà của tổ tiên. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cho rằng, các hộp sọ từ Cáp Nhĩ Tân và Apidima không thể được phân loại như hộp sọ của người Homo sapiens.
Gần đây có một tin mới! Ở Israel, trong hang động Nesher Ramla, một nhóm nghiên cứu đã phát hiện những mảnh vỡ của hộp sọ 140-120 nghìn năm tuổi. Các mẫu vật này kết hợp các đặc điểm cổ xưa nhất và muộn hơn của người Neanderthal, vì vậy các nhà khoa học phân loại hộp sọ như một dòng tổ tiên riêng biệt của loài người. Có chú ý đến việc hài cốt thuộc về loài tiền thân của người Neanderthal tương đồng với hai loài người nữa, các nhà khoa học đưa ra giả thuyết về một dòng tổ tiên riêng biệt của người Neanderthal đã cách ly khoảng 400 nghìn năm trước và tuyệt chủng tại Nesher Ramla.
Cho đến nay, lịch sử của loài người khá khó hiểu và chưa hoàn chỉnh bởi vì thường xuyên xuất hiện nhiều phát hiện mới không chỉ ở châu Âu và châu Phi, mà còn ở Trung Đông, ở Trung Quốc. Tất nhiên, đây không phải là giới hạn cuối cùng. Nhờ những phương pháp phân tích mới và mức độ bảo quản khác nhau, có thể xuất hiện những giả thuyết mới. Một điều rõ ràng là trong 200 nghìn năm qua, hành tinh này là nơi sinh sống của nhiều quần thể người cổ đại, bao gồm cả người Homo sapiens. Họ tích cực di cư, trao đổi công nghệ và có thể lai giống với nhau.