Trung Quốc và Ấn Độ thể hiện lập trường hòa giải

© Ảnh : Dịch vụ báo chí của Bộ Ngoại giao Nga / Chuyển đến kho ảnhBộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar trước cuộc họp Hội đồng Bộ trưởng Ngoại giao các nước thành viên SCO ở Dushanbe
Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar trước cuộc họp Hội đồng Bộ trưởng Ngoại giao các nước thành viên SCO ở Dushanbe - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.07.2021
Đăng ký
Trung Quốc và Ấn Độ cùng nhất trí sớm tổ chức cuộc gặp của Tư lệnh quốc phòng cấp cao giữa đôi bên để giải quyết những vấn đề còn tồn tại.

Trung Quốc đã đề xuất trở lại bình thường trong chế độ quản lý và kiểm soát biên giới. Phía Ấn Độ cho rằng, duy trì hòa bình và yên tĩnh ở vùng biên giới là điều quan trọng để phát triển quan hệ với Trung Quốc.

Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar đã thông báo trên Twitter về thỏa thuận sớm tổ chức cuộc gặp của Tư lệnh quốc phòng cấp cao giữa Ấn Độ và Trung Quốc sau cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại thủ đô Dushanbe (Tajikistan), bên lề Hội nghị Ngoại trưởng Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO). 

Cuộc gặp của các lãnh đạo quân sự 

Theo chuyên gia Alexei Kupriyanov, người đứng đầu Nhóm nghiên cứu khu vực Nam Á và Ấn Độ Dương tại Trung tâm Nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương thuộc Viện Kinh tế Quốc tế và Quan hệ Đối ngoại của Viện Hàn lâm Khoa học Nga (IMEMO RAS), thỏa thuận về việc tổ chức cuộc gặp của Tư lệnh quốc phòng cấp cao là một trong những kết quả chính của cuộc họp cấp bộ trưởng. Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, ông lưu ý: 

Lính Trung Quốc ở khu vực Ladakh gần ranh giới Ấn-Trung. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.07.2021
Trung Quốc và Ấn Độ có thể thực hiện những bước tiến mới trong việc hạ nhiệt căng thẳng biên giới

Chắc là lãnh đao quân sự của hai nước sẽ xác nhận các biện pháp tiếp theo nhằm xây dựng lòng tin, trên thực tế sẽ mở rộng cơ chế tư vấn và phối hợp các vấn đề biên giới Ấn Độ-Trung Quốc. Hiện có rất nhiều kênh liên lạc giữa quân đội hai bên nhằm tránh những sự cố ngẫu nhiên trên biên giới, để những sự cố nhỏ không dẫn đến xung đột lớn. Cuộc gặp sắp tới có thể hữu ích cho việc tổ chức số lượng tối đa các cơ chế giao tiếp. Ví dụ, giữa các chỉ huy đồn biên phòng, đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn và sư đoàn, để tránh việc hiểu lầm ở tất cả các cấp có thể dẫn đến leo thang căng thẳng, các kênh liên lạc sẽ giúp làm rõ tình hình. Nhiều khả năng, các lãnh đạo quân sự sẽ thảo luận về vấn đề kiểm soát tình hình trong thời gian thực cũng như về những biện pháp có thể được thực hiện. Cả hai bên muốn có những đảm bảo bổ sung rằng, việc tăng cường quân đội ở biên giới hoàn toàn không có nghĩa là phía đối diện đang chuẩn bị một cuộc tấn công để bằng cách nào đó chiếm được lãnh thổ của quốc gia láng giềng.
© AP Photo / Manish SwarupXe tải của quân đội Ấn Độ ở hồ Pangong tại vùng Ladakh biên giới với Trung Quốc
Trung Quốc và Ấn Độ thể hiện lập trường hòa giải - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.07.2021
Xe tải của quân đội Ấn Độ ở hồ Pangong tại vùng Ladakh biên giới với Trung Quốc

Cuộc gặp ở Dushanbe là cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên của ngoại trưởng hai nước kể từ tháng 9 năm ngoái, khi họ gặp nhau ở Matxcơva. Ông Vương Nghị cho biết, sau cuộc gặp ở thủ đô Nga, Ấn Độ và Trung Quốc cùng lui quân khỏi vùng tranh chấp, và tình hình chung ở khu vực biên giới đã được cải thiện. Bộ trưởng đề xuất mở rộng các động lực hợp tác tích cực và chuyển dần từ ứng phó khẩn cấp với tình hình ở biên giới sang quản lý và kiểm soát trong chế độ bình thường. Theo ông Vương Nghị, điều này sẽ giúp loại bỏ những trở ngại trong quan hệ song phương do sự cố biên giới gây ra. 

Đoàn xe quân đội Ấn Độ di chuyển dọc theo đường cao tốc ở Ladakh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.06.2021
Các chuyên gia Nga nêu ý kiến khác nhau về khả năng sớm giải quyết tranh chấp Trung-Ấn

Về phần mình, Ngoại trưởng Ấn Độ nhấn mạnh rằng, việc đơn phương thay đổi hiện trạng tại khu vực đường Kiểm soát Thực tế (LAC) là điều không thể chấp nhận được với Ấn Độ. Bộ trưởng cho rằng, việc khôi phục hoàn toàn và duy trì hòa bình và yên tĩnh tại các khu vực biên giới là điều kiện cơ bản để phát triển quan hệ song phương. Sau đó, ông đã tweet rằng, cuộc thảo luận với ông Vương Nghị tập trung vào các vấn đề chưa được giải quyết trên biên giới dọc theo phía Tây của đường Kiểm soát Thực tế. Bộ trưởng Ấn Độ đã nói với ông Vương Nghị rằng, việc rút hết binh lính khỏi khu vực Hồ Pangong Tso vào tháng 2 đã tạo điều kiện để giải quyết những vấn đề còn tồn tại. Cả hai bên hiện đang đàm phán để tiếp tục quá trình giải tỏa căng thẳng ở biên giới tại các điểm đối đầu còn lại. Ấn Độ đang đặc biệt thúc đẩy việc rút quân khỏi Hot Springs, Gogra và Depsang.

Thúc đẩy tin cậy lẫn nhau

Theo chuyên gia Alexei Kupriyanov, một trong những kết quả của cuộc đàm phán tại Dushanbe có thể là việc thúc đẩy tin cậy lẫn nhau giữa Trung Quốc và Ấn Độ: 

Đoàn quân của Lực lượng vũ trang Ấn Độ gần biên giới Ấn Độ - Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.06.2021
Tại sao Trung Quốc và Ấn Độ không có động lực về giải pháp quân sự cho xung đột biên giới

Đã đến lúc thay đổi tình hình ở biên giới. Tình hình biên giới Ấn Độ - Trung Quốc vẫn bất ổn bởi vì có sự ngờ vực lẫn nhau giữa hai bên. Tình hình bất thường phải được giải quyết, vì thế mỗi diễn đàn trở thành nơi để hai vị bộ trưởng Vương Nghị và Subrahmanyam Jaishankar gặp mặt và thảo luận không chỉ về chủ đề giải quyết tình hình mà cụ thể về việc tăng cường các biện pháp xây dựng lòng tin ở biên giới. Cả hai bên đều muốn tránh nguy cơ “tái diễn” xung đột ở Thung lũng Galvan. Trung Quốc không hài lòng với việc Ấn Độ đang xây dựng cơ sở hạ tầng ở khu vực biên giới, không thích trò chơi cơ bắp ở biên giới. Về phần mình, Ấn Độ nói rằng, đây không phải là “trò chơi cơ bắp”, họ đang làm như vậy bởi vì Trung Quốc đi trước họ trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng và chính Trung Quốc thường xuyên kéo quân, triển khai radar mới, v.v. Việc thiếu lòng tin lẫn nhau dẫn đến việc cả hai bên chỉ nhìn thấy đối phương đang làm gì trong khu vực biên giới và không muốn thấy bản thân đang làm gì. 
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала