Trước đó, như hãng tin AP cho biết, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus không loại trừ khả năng coronavirus có nguồn gốc nhân tạo. Sau đó, ông thông báo rằng WHO dự định kiểm tra các phòng thí nghiệm và cơ sở nghiên cứu tại khu vực xảy ra các ca nhiễm COVID-19 trên người đầu tiên vào tháng 12/2019.
Bức thư ngỏ
Bức thư ngỏ của người dân CHND Trung Hoa nói rằng để ngăn chặn đợt dịch tiếp theo, WHO cần chú ý đến các phòng thí nghiệm nghiên cứu các loại virus nguy hiểm hoặc vũ khí sinh hóa. Trong thư đặc biệt lưu ý đến Viện nghiên cứu bệnh truyền nhiễm của Quân đội Hoa Kỳ (USAMRIID) có trụ sở tại căn cứ Fort Detrick ở Maryland, nơi được cho là có lưu giữ những loại virus nguy hiểm và lây nhiễm - Ebola, SARS, MERS và virus gây bệnh đậu mùa. Việc rò rỉ bất kỳ virus nào trong số nói trên cũng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
“Vào mùa thu năm 2019, phòng thí nghiệm đã xảy ra một vụ rò rỉ trước khi bùng phát dịch COVID-19, nhưng Hoa Kỳ viện lý do bảo vệ an ninh quốc gia để không tiết lộ thông tin cụ thể”, - bức thư viết.
Bức thư lưu ý rằng Trung Quốc đã cho phép các nhà virus học phương Tây và đại diện truyền thông Hoa Kỳ đến thăm Viện Virus học Vũ Hán, trong khi đó Hoa Kỳ không mở cửa phòng thí nghiệm tại căn cứ Fort Detrick và không "chia sẻ dữ liệu nguồn với các nước không phụ thuộc vào ảnh hưởng địa chính trị của Hoa Kỳ, trong đó có Trung Quốc".
Theo tờ báo, phòng thí nghiệm nói trên của Mỹ đã tạm thời đóng cửa vào năm 2019 sau khi bị Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) thực hiện kiểm toán. Lý do cho việc đóng cửa được xác định là "những vấn đề cơ sở hạ tầng liên quan đến việc khử trùng nước thải", nhưng theo đánh giá của tờ báo, lời giải thích đó không đủ sức thuyết phục. Chỉ bằng cách tìm ra nguồn gốc của virus, thế giới mới có thể loại bỏ được những nguy cơ tiềm ẩn và tránh khỏi những đợt bùng phát tiếp theo của đại dịch”, tờ báo viết.
Một nhóm người dùng Trung Quốc đã chuẩn bị một bức thư và yêu cầu tờ báo đăng nó lên mạng xã hội, việc này được thực hiện vào thứ Bảy, ngày 17 tháng Bảy. Theo ghi nhận của báo, chỉ sau 24 giờ bức thư đã thu được hơn 500 nghìn chữ ký.