Tại sao các tỷ phú Trung Quốc buộc phải chi bớt tiền của chính mình?

© REUTERS / Jason LeeMột người đàn ông cầm nhân dân tệ
Một người đàn ông cầm nhân dân tệ - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.07.2021
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Các tỷ phú CNTT Trung Quốc bắt đầu chi nhiều tiền hơn cho hoạt động từ thiện. Theo Bloomberg, do chính quyền Bắc Kinh tăng cường kiểm soát nên họ buộc phải hiến tặng giá trị tài sản lớn bằng cổ phiếu công ty hoặc quyên góp một phần nguồn tiền riêng của mình.

Chi đóng góp từ thiện tăng trong bối cảnh thắt chặt biện pháp đối với các công ty công nghệ

Ví dụ, theo số liệu từ Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông, vào tháng 7 người đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Xiaomi ông Lei Jun (Lôi Quân) đã quyên tặng cho hai quỹ từ thiện 2,2 tỷ USD cổ phần của nhà sản xuất điện thoại thông minh này. Một tháng trước đó, chủ sở hữu công ty giao đồ ăn Meituan, ông Wang Xing đã phải quyên góp 2,3 tỷ USD cổ phiếu công ty cho quỹ từ thiện của riêng mình, sau cuộc điều tra của Cơ quan chống độc quyền Trung Quốc, từ đó đánh giá việc tỷ phú này đăng một bài thơ Đường là tác phẩm kinh điển lên mạng xã hội là muốn ngầm thể hiện thái độ chỉ trích chính phủ Trung Quốc.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.03.2021
Chính quyền Trung Quốc quyết định mạnh tay khắc nghiệt đối với các công ty công nghệ

Cũng trong tháng 6, người sáng lập công ty ByteDance (chủ sở hữu mạng TikTok), ông Zhang Yiming (Trương Nhất Minh) đã quyên góp 77 triệu USD tài sản của mình cho quỹ giáo dục ở quê nhà; vào tháng 4, chủ sở hữu Tencent, ông Pony Ma (Mã Hóa Đằng) đã quyên góp 7,7 tỷ USD tiền công ty để giải quyết những vấn đề xã hội và chống đói nghèo ở nông thôn.

Những người giàu nhất Trung Quốc buộc phải thực hiện quyên góp từ thiện dưới sức ép chính quyền tăng cường biện pháp trấn áp đối với các công ty công nghệ. Sự việc bắt đầu vào tháng 11 năm ngoái, khi công ty tài chính Ant Group của tỷ phú Jack Ma (Mã Vân) buộc phải từ bỏ đợt IPO do các cuộc điều tra chống độc quyền.

Đầu tháng 7, Bắc Kinh tuyên bố sẽ thắt chặt kiểm soát đối với những công ty tài chính và nền tảng Internet có cổ phiếu được giao dịch trên sàn giao dịch nước ngoài - các nhà chức trách lo ngại về công tác bảo mật trong việc truyền dữ liệu đến các quốc gia khác. Giới chuyên gia cho rằng vì vậy nên nhiều gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc sẽ từ bỏ nguồn vốn đầu tư hấp dẫn trước đây - thông qua việc niêm yết cổ phiếu trên các sàn chứng khoán Mỹ. Gần đây, công ty liên hiệp taxi Didi và nhà phát triển ứng dụng tìm kiếm việc làm Boss Zhipin, những công ty đã tiến hành IPO ở Mỹ, vừa phải đối mặt với các cuộc điều tra của chính quyền, dẫn đến tình trạng sụt giảm giá cổ phiếu.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала