"Hiện không có vắc xin phòng chống HIV, bệnh Alzheimer và danh sách này còn rất rất dài. Với COVID, mọi thứ hoàn toàn khác. Đại dịch có thể nằm trong tầm kiểm soát. Chúng ta có mọi thứ để cứu sống con người. Mục tiêu của chúng tôi là tiêm vắc xin cho 70% dân số của mỗi quốc gia vào tháng 9 tới. Mục tiêu của chúng tôi là phục hồi toàn cầu. Chúng ta có thể chấm dứt đại dịch. Để đạt được tiêm chủng cho 70% dân số vào tháng 9, sẽ cần đến 11 tỷ vắc xin. Điều này sẽ cần hành động khẩn cấp", Gebreyesus nói.
Mối đe dọa của dòng coronavirus nguy hiểm hơn
Tổng giám đốc WHO cho biết trên thế giới có thể xuất hiện dòng coronavirus mới, thậm chí còn nguy hiểm hơn cả biến thể “delta”. Theo ông, sự lây lan xa hơn nữa trên toàn thế giới có thể dẫn đến điều này.
"Sự lây lan (coronavirus) càng rộng, thì càng có nhiều biến thể xuất hiện với khả năng trở nên nguy hiểm hơn cả biến thể delta, hiện đang gây ra rất nhiều thiệt hại. Và càng nhiều biến thể thì càng có nhiều khả năng một trong số chúng sẽ có thể né được vắc xin và đưa chúng ta trở lại ban đầu", ông giải thích.
Ông nhắc lại hiện đang xảy ra một "cuộc khủng hoảng chưa từng có", và đòi hỏi "các biện pháp chưa có tiền lệ".
WHO đã liệt kê bốn chủng SARS-CoV-2 là "cần quan tâm":
Alpha (Anh), Beta (Nam Phi), Gamma (Braxin) và Delta (Ấn Độ). Theo các chuyên gia, phiên bản “delta” đang lan truyền với tốc độ nhanh gấp đôi so với phiên bản gốc ở Vũ Hán. Đồng thời, WHO cảnh báo, mầm bệnh tiếp tục đột biến. Gần đây người ta biết đến sự xuất hiện của chủng “delta plus”.