Các phương tiện truyền thông trước đó đã công bố kết quả cuộc điều tra, theo đó phần mềm của công ty NSO Group của Israel, được các cơ quan tình báo sử dụng để theo dõi tội phạm và khủng bố, được sử dụng để theo dõi các chính trị gia, doanh nhân, nhà hoạt động, nhà báo và những người chống đối trên thế giới.
Trong một tuyên bố chính thức, nhà chức trách Maroc gọi chiến dịch truyền thông cho rằng lãnh đạo đất nước đã hack điện thoại của các quan chức và nhà báo là "khó hiểu và đáng ngờ.
"Chính phủ Maroc hoàn toàn phủ nhận những cáo buộc sai trái được đưa ra mà không có bất kỳ cơ sở nào và thách thức những người thúc đẩy chiến dịch này, cụ thể là Tổ chức Ân xá Quốc tế và liên minh “Những câu chuyện bị cấm”, cũng như những ai ủng hộ các tổ chức này. Hãy trình ra bất kỳ bằng chứng nào đáng kể về kịch bản phim bộ của quý vị", – thông cáo viết.
"Những tuyên bố sai trái"
Các nhà chức trách nhấn mạnh rằng đất nước "một lần nữa trở thành nạn nhân của các cuộc tấn công tương tự từ các phương tiện truyền thông và các tổ chức phi chính phủ, mục đích là để chinh phục vương quốc theo ý muốn của họ". Cần lưu ý rằng Maroc sẽ tuân theo đạo luật, kể cả trên trường quốc tế, để chống đối bất kỳ bên nào quyết định sử dụng những "tuyên bố sai lệch" này.
Julio Shalev, đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của công ty NSO Group đã kịch liệt phủ nhận kết quả điều tra và rằng chương trình Pegasus của công ty được sử dụng để do thám xã hội dân sự. Ông cũng lưu ý rằng công ty hứa hẹn sẽ tắt tất cả các hệ thống nếu chứng mình được rằng họ đã cài phần mềm theo dõi vào điện thoại của các nhà báo hoặc chính trị gia.
Trước đó Sputnik đưa tin rằng Emmanuel Macron đã được đưa vào danh sách những người bị phần mềm độc hại theo dõi, sau đó Tổng thống Pháp đã ra lệnh mở một loạt các cuộc điều tra về khả năng các số điện thoại của ông có thể bị theo dõi.