"Chúng tôi sử dụng nhiều hình thức, nhiều cơ hội khác nhau, để thiết lập một cuộc đối thoại trực tiếp với sự tham gia của tất cả các lực lượng chính trị của Afghanistan, đây là chính phủ và Taliban*, nhưng đây cũng là những nhóm chính trị, nhóm sắc tộc riêng biệt - Người Uzbek, Hazar, Tajik. Trong lĩnh vực này, chúng tôi được cộng đồng Trung Á hỗ trợ, và chính theo hướng này, chúng tôi hợp tác với người Mỹ và người Trung Quốc, trong khuôn khổ cái gọi là "bộ ba", mà chúng tôi đã mời Pakistan, Iran. Pakistan đã bắt đầu tương tác, người Iran hiện giờ đang vẫn nghĩ, mối quan hệ của họ với Mỹ ảnh hưởng đến suy xét của họ", - Lavrov phát biểu trong hội thảo "Chính sách đối ngoại của Nga: Thành công, thách thức, nhiệm vụ và triển vọng" đang diễn ra trên cơ sở "Nước Nga thống nhất" (tiếng Nga: "Yedinaya Rossiya").
Ông lưu ý: Moskva cho rằng hiện nay "định dạng Moskva" hiệu quả nhất, hội nghị đã tổ chức một vài lần và đại diện cho tất cả các nước Trung Á, bất kể họ có biên giới chung với Afghanistan hay không, cũng như Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Iran, Mỹ và LB Nga.
"Điều gì đang xảy ra ở Afghanistan, hay đúng hơn là những gì không diễn ra ở đó, cụ thể là sự vắng mặt của một tiến trình chính trị, điều mà người Mỹ tuyên bố hai năm trước đã thỏa thuận với cả chính phủ và cả Taliban, và thực tế thỏa thuận này không được thực thi, tất nhiên, tạo ra rủi ro bổ sung", - ông Lavrov nói.
Theo một số đánh giá, Taliban kiểm soát từ 70 đến hơn 80% lãnh thổ và tiếp cận biên giới phía bắc của Afghanistan, ngoài chúng, ở đó, bọn khủng bố IS* và tàn dư của al-Qaeda* đang tích cực lấn chiếm, đồng thời "sử dụng khoảng trống này trong tiến trình chính trị", Ngoại trưởng Lavrov nhấn mạnh.
Xung đột Afghanistan
Tại Afghanistan đang diễn ra tình trạng đối đầu giữa quân chính phủ và phiến quân của phong trào cực đoan Taliban*, những kẻ đã chiếm giữ nhiều vùng đất quan trọng ở nông thôn và mở cuộc tấn công nhằm vào các thành phố lớn. Tiến trình đàm phán hòa bình giữa chính phủ Afghanistan và phong trào Taliban* bắt đầu tại thủ đô của Qatar vào ngày 12/9/2020. Chính quyền Mỹ hứa hẹn từ ngày 1/5 đến ngày 11/9 sẽ hoàn tất việc rút quân khỏi Afghanistan với sự phối hợp của các đồng minh. Năm 2020, các quan chức Washington và Taliban ở Doha đã ký bản thỏa thuận hòa bình đầu tiên sau hơn 18 năm chiến tranh. Văn bản này quy định việc rút quân đội nước ngoài khỏi Afghanistan và bắt đầu tiến trình đối thoại liên Afghanistan sau khi các bên trao đổi tù nhân.
* Các tổ chức khủng bố, bị cấm ở Nga.