Xác nhận của các nhà khoa học về khả năng lây nhiễm cao của «chủng Brazil»
Trước đó, các nhà khoa học từ Pháp và Guiana đã kết luận rằng khả năng lây nhiễm của biến thể gamma lên tới 60% ở những người đã tiêm chủng. Tháng 5 năm 2021, đợt bùng phát nhiễm coronavirus đã ghi nhận tại khu mỏ khai thác vàng ở Guiana. Các chuyên gia khám cho 44 công nhân, trong đó 25 người đã tiêm phòng đầy đủ ngừa COVID-19 bằng vaccine Pfizer-BioNTech. Chủng gamma SARS-CoV-2 đã lây nhiễm cho 15 trong số 25 thợ mỏ từng nhận cả hai thành phần của vaccine.
Gamma «xuyên thủng» hệ thống miễn dịch
Chuyên gia Larisa Popovich, Giám đốc Viện Kinh tế Y tế tại Trường Kinh tế cấp cao Matxcơva tuyên bố rằng bất kỳ loại virus nào cũng có thể «xuyên thủng» hệ thống miễn dịch.
«Nếu một người đã tiêm vaccine, thì cơ thể người ấy sẽ có thể đẩy lùi cuộc tấn công, hoặc nếu virus đột nhập cũng chỉ gây hại không nhiều. Vì thế chưa bao giờ có ai đảm bảo rằng vaccine sẽ bảo vệ tuyệt đối 100%», - bà nhận xét.
Theo lời chuyên gia, «chủng Brazil» có khả năng «lây nhiễm cực mạnh», trong khi khả năng gây tử vong ở số nhiễm chủng virus đột biến này thấp hơn so với những người bị nhiễm biến thể delta («chủng Ấn Độ»).
Tuy nhiên, chuyên gia virus học, TSKH Sinh học Alexei Agranovsky lưu ý rằng những chủng đột biến mới sẽ xuất hiện «hết lúc này đến lúc khác» trong đó những biến đổi là ngẫu nhiên, và virus nham hiểm «chọn» những đột biến có lợi cho nó, mà trong trường hợp này là gia tăng khả năng lây nhiễm.
Trung tâm Khoa học Nga Vector tuyên bố hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy rằng chủng gamma gây ra đợt bùng phát COVID-19 nghiêm trọng hơn.
Đọc thêm: Có bao nhiêu đột biến coronavirus mới sẽ xuất hiện trong bốn tháng tới?