Liệu công nghiệp thế giới có thể thiếu đất hiếm của Trung Quốc

© Depositphotos.com / ChinaImagesKhai thác kim loại đất hiếm tại một mỏ ở huyện Mojiang Hani, thành phố Simao, tỉnh Vân Nam ở tây nam Trung Quốc
Khai thác kim loại đất hiếm tại một mỏ ở huyện Mojiang Hani, thành phố Simao, tỉnh Vân Nam ở tây nam Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.07.2021
Đăng ký
Trung Quốc trong nửa đầu năm nay tăng mạnh xuất khẩu kim loại đất hiếm. Tổng cộng, 51 nghìn tấn sản phẩm này đã được bán ra nước ngoài, cao hơn 25,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Và mặc dù sự tăng trưởng này phần lớn có được ảnh hưởng của nền tảng thấp từ sự suy giảm công nghiệp toàn cầu trong thời kỳ đại dịch, khối lượng hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc vẫn vượt 16,5% so với năm 2019 trước đại dịch.

Trung Quốc đứng đầu thế giới về khai thác và chế biến kim loại đất hiếm: chiếm 90% nguồn cung nguyên liệu thô này trên thế giới. 17 nguyên tố hóa học đất hiếm sử dụng trong hầu hết các máy móc điện tử, thiết bị gia dụng, thể thao, vật liệu xây dựng, kỹ thuật cơ khí, v.v. Hợp kim với những chất này tạo cho vật liệu những đặc tính mới cần thiết cho các sản phẩm hiện đại. Ví dụ, nam châm làm từ đất hiếm nhẹ hơn, và hơn nữa, có từ lực rất mạnh. Chính nhờ việc sử dụng các kim loại đất hiếm mà nhiều thiết bị điện tử trở nên nhỏ gọn. Những thành phần này cần thiết cho cả việc sản xuất pin cho xe điện và trong công nghiệp quân sự. Một máy bay chiến đấu F-35 chứa đến 417 kg kim loại đất hiếm.

F-35 - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.02.2021
Liệu Trung Quốc có thể gây khó khăn cho việc sản xuất máy bay chiến đấu ở Mỷ?

Trung Quốc thống trị thị trường đất hiếm toàn cầu

Chính ở Trung Quốc, tập trung trữ lượng lớn nguyên liệu thô này - chiếm khoảng 40% trữ lượng trên thế giới. Điều thứ hai là trong vài thập kỷ qua, Trung Quốc đã có thể vượt  hơn các nước khác trong việc thiết lập quy trình công nghệ tích hợp xử lý các quặng kim loại này. Ngay cả Hoa Kỳ, khi nhận nguyên liệu thô từ các quốc gia khác, hoặc khai thác từ mỏ Mountain Pass duy nhất của mình ở California, họ cũng sẽ gửi đến Trung Quốc để xử lý. Tình hình này khiến Hoa Kỳ và các đồng minh lo ngại. Hóa ra việc sản xuất không chỉ thiết bị điện tử công nghệ cao mà còn cả các sản phẩm của tổ hợp công nghiệp-quân sự quan trọng trên quan điểm an ninh quốc gia, đều phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ Trung Quốc.

Một số nước phương Tây bắt đầu nghĩ đến sự cần thiết phải đa dạng hóa các nhà cung cấp. Hoa Kỳ đặc biệt tích cực trong vấn đề này - xét cho cùng, quan hệ với CHND Trung Hoa đang tiếp tục xấu đi. Washington lo ngại Trung Quốc có thể sử dụng kim loại đất hiếm như một con bài mặc cả quan trọng trong cuộc đối đầu địa chính trị. Do đó, vào tháng 2, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ra lệnh rà soát chuỗi cung ứng của Mỹ trong lĩnh vực sản phẩm công nghệ chiến lược và nguyên liệu thô cho sản xuất, bao gồm chip điện tử, dược phẩm, pin cho xe điện và tất nhiên là kim loại đất hiếm. Tuy nhiên, theo Liu Ying - chuyên gia Viện Nghiên cứu Tài chính Chongyang thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, những lo ngại này là không có căn cứ. Trung Quốc không sử dụng đất hiếm làm đòn bẩy và nước này có nghĩa vụ với các đối tác trong quan hệ thương mại quốc tế. Xuất khẩu tăng trưởng là do nhu cầu về đất hiếm tăng lên, và Trung Quốc sẵn sàng đáp ứng.

© AFP 2023 / Nicolas AsfouriSơ đồ các thành phần trong chip điện thoại thông minh được công nhân xử lý tại nhà máy Oppo ở Đông Quan, Trung Quốc.
Liệu công nghiệp thế giới có thể thiếu đất hiếm của Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.07.2021
Sơ đồ các thành phần trong chip điện thoại thông minh được công nhân xử lý tại nhà máy Oppo ở Đông Quan, Trung Quốc.

Tháng 3 năm nay, Bộ Năng lượng Hoa Kỳ đã phân bổ 30 triệu đô la để đảm bảo nguồn cung cấp kim loại đất hiếm cho riêng mình. Tuy nhiên, theo chuyên gia này, sẽ không thể giải quyết nhanh chóng vấn đề chỉ bằng việc bơm tài chính. Đầu tiên, vấn đề chính của đất hiếm là chúng hoàn toàn không hiếm. Mặc dù tên gọi như vậy, nhưng lại có rất nhiều mỏ khoáng sản này trên khắp thế giới. Vấn đề là chúng rất khó để khai thác. Quá trình này gây thiệt hại lớn cho môi trường, đặc biệt là nếu không có công nghệ đã qua thử thách. Không giống như các nước khác, Trung Quốc đã làm chủ được công nghệ có thể khai thác đất hiếm với ít rủi ro cho môi trường nhất. Nhưng quá trình này cần nhiều năm, chuyên gia giải thích.

© AP Photo / Mark LennihanDòng chữ "Made in China" trên hộp xuất khẩu
Liệu công nghiệp thế giới có thể thiếu đất hiếm của Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.07.2021
Dòng chữ "Made in China" trên hộp xuất khẩu

Một mặt, mong muốn đa dạng hóa nguồn cung đất hiếm là điều dễ hiểu. Thế giới đang tích cực chuyển sang sử dụng thiết bị vận chuyển chạy bằng điện. Thị trường xe điện tăng trưởng ngay cả trong thời kỳ đại dịch, trong khi doanh số bán xe hơi nói chung bắt đầu giảm. Điều này chủ yếu do các tiêu chuẩn môi trường không ngừng tăng lên. Theo kế hoạch của Ủy ban Châu Âu, lượng khí thải carbon dioxide vào năm 2030 sẽ giảm 55% so với mức năm 2021. Do đó, theo quyết định của chính quyền EU, việc bán ô tô mới chạy bằng nhiên liệu hóa thạch sẽ bị cấm từ năm 2035. Trung Quốc, quốc gia đã cam kết đạt được mức độ trung hòa carbon vào năm 2060, cũng đang tích cực kích thích sự phát triển thị trường xe điện bằng cách cung cấp cho người mua những loại xe này với nhiều khoản trợ cấp và ưu đãi khác nhau. Do đó, thị trường xe điện ở Trung Quốc trở nên lớn nhất thế giới trong vài năm qua.

kim loại đất hiếm - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.07.2020
Liệu phương Tây có thể không phụ thuộc vào Trung Quốc về đất hiếm?

Rõ ràng "trái tim" của xe điện là pin, và trong đó sử dụng kim loại đất hiếm. Vì lý do chính trị, một số nhà sản xuất ô tô, chẳng hạn như BMW hay Renault, đang phát triển các loại pin không có thành phần này với nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu thô. Tuy nhiên, những sản phẩm như vậy có tính tiêu dùng tương đối thấp. Hầu như không thể tạo ra một loại pin dung lượng lớn có thể cung cấp năng lượng dự trữ lâu dài nếu không có đất hiếm.

Không có gì ngạc nhiên khi Trung Quốc đang tích cực tăng cường xuất khẩu pin trong nửa đầu năm nay. Xuất khẩu tăng 66% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhà sản xuất lớn nhất Trung Quốc CATL chiếm gần 30% sản lượng pin toàn cầu và nói chung, Trung Quốc sản xuất hơn một nửa sản lượng toàn cầu của các sản phẩm này.

Một số quốc gia viện dẫn hạn ngạch mà Trung Quốc áp đặt đối với xuất khẩu đất hiếm là một yếu tố rủi ro quan trọng trong sản xuất công nghệ toàn cầu. Thật vậy, Trung Quốc điều chỉnh việc xuất khẩu những nguyên liệu thô này, nhưng chỉ vì việc khai thác và sản xuất kim loại đất hiếm không được kiểm soát đã làm tổn hại đến môi trường. Tuy nhiên, hiện nay, khi nền kinh tế thế giới đang tích cực phục hồi sau cuộc khủng hoảng coronavirus, Trung Quốc, bất chấp mọi khó khăn trong quan hệ với phương Tây, đã mở rộng hạn ngạch cung cấp đất hiếm ra nước ngoài lên mức kỷ lục. Ví dụ, trong nửa đầu năm nay, hạn ngạch này được đặt ra là 84 nghìn tấn - nhiều hơn nhiều so với nhu cầu thực tế của thị trường.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала