Trước đó, trong cuộc gặp với Thủ tướng Iraq Mustafa al-Kadhimy tại Nhà Trắng, Biden tuyên bố rằng Mỹ sẽ không tham gia bất kỳ sứ mệnh quân sự nào ở Iraq. Ông lưu ý rằng hợp tác hơn nữa với nước cộng hòa sẽ tập trung vào việc huấn luyện các lực lượng Iraq và chống lại IS*.
Trò chơi chính trị của Mỹ
"Người Mỹ sẽ không rút hoàn toàn khỏi Iraq, đó là một nền tảng chiến lược quá quan trọng mà họ đã chiến đấu để giành được trong một thời gian dài. Tuyên bố hiện tại của Tổng thống Biden về cái gọi là rút quân vào cuối năm nay đúng hơn là một bức màn chính trị”, - bà Suponina nói.
Theo bà, tuyên bố này dành cho cả dư luận Mỹ, vì Biden, cũng như nhiều chính trị gia khác, đã hứa với mọi người rút quân khỏi Iraq và chấm dứt các cuộc chiến tranh không cần thiết, cũng như dành cho dư luận Iraq. Hầu hết các chính trị gia ở Iraq đều yêu cầu Mỹ rút quân, quyết định là do Quốc hội Iraq đưa ra, chuyên gia nhớ lại.
"Các chính trị gia Iraq đang gây áp lực lên thủ tướng Mustafa al-Kazemi của họ. Những tuyên bố của Tổng thống Mỹ có liên quan đến trò chơi chính trị gay gắt này trong nội bộ Iraq, vì vị trí của thủ tướng không mạnh lắm nên ông ấy phải chống lại những lời chỉ trích", - chuyên gia Suponina nhận định.
Bà nói thêm rằng sứ mệnh của quân đội Mỹ tại Iraq sẽ được định dạng lại. "Ngay tại bây giờ đã rõ ra một điều rằng hầu hết trong số 2.500 binh sĩ và sĩ quan Mỹ sẽ ở lại để huấn luyện quân đội địa phương và giúp họ chống khủng bố", - bà Suponina khẳng định.
Rút quân đội nước ngoài khỏi Iraq
Vào ngày 5/1/2020, Quốc hội Iraq đã quyết nghị với đa số phiếu việc rút quân đội nước ngoài khỏi đất nước, đồng thời lên tiếng ủng hộ sửa đổi hình thức hợp tác với liên minh chống khủng bố do Mỹ dẫn đầu. Những biện pháp này được coi là phản ứng đáp trả chiến dịch của Mỹ tại khu vực sân bay Baghdad, nơi đêm rạng sáng ngày 3 tháng 1 cùng năm, tướng Qassem Soleimani chỉ huy lực lượng đặc nhiệm của Quân đoàn Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran và phó thủ lĩnh lực lượng dân quân người Shiite của Iraq Abu Mahdi al-Muhandis đã bị hạ sát. Sau những sự kiện này, liên quân do Mỹ đứng đầu đã bàn giao cho quân đội Iraq một loạt cơ sở mà quân đội Mỹ đóng quân trước đây, bao gồm một số căn cứ không quân và chỉ huy sở của các cố vấn quân sự liên quân.
* Tổ chức khủng bố bị cấm ở Nga
Đọc thêm: