Người dân Việt Nam không bao giờ quên ơn các thương binh, liệt sĩ

© Sputnik / Vitaliy Sobolev / Chuyển đến kho ảnhChiến tranh ở Việt Nam (1964-1975). Các cư dân Việt Nam bị thiệt hại vì những trận ném bom của máy bay Mỹ
Chiến tranh ở Việt Nam (1964-1975). Các cư dân Việt Nam bị thiệt hại vì những trận ném bom của máy bay Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.07.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) – Ngày Thương binh – Liệt sĩ 27/7 hàng năm là ngày lễ kỷ niệm quan trọng để người dân Việt Nam tưởng nhớ, tri ân công lao của các anh hùng liệt sĩ, biết ơn các thương binh, bệnh binh, những người đã đổ xương máu trong sự nghiệp vẻ vang đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Đằng sau 4 cuộc chiến tranh trong hơn 40 năm chống giặc ngoại xâm và đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của quân dân Việt nam là những mất mát, đau thương không thể nói thành lời. Đánh đổi với độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam là xương máu của hàng triệu thương binh, liệt sĩ – những người đã hy sinh một phần hoặc cả tính mạng trong các cuộc chiến tranh khốc liệt.

Xung đột vũ trang giữa Việt Nam và Trung Quốc ở biên giới phía bắc của CHXHCN Việt Nam từ tháng 2 đến tháng 3 năm 1979. Tỉnh Lang Son. Dân tản cư từ các tỉnh phía bắc Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.04.2021
Về thôi đồng đội ơi. Việt Nam đau đáu rà phá bom mìn, tìm hài cốt liệt sĩ

Đến nay, khi đất nước đã im tiếng súng, non sông liền một dải nhưng hàng vạn liệt sĩ chưa thể tìm được hài cốt, danh tính của nhiều người vẫn chưa được xác định. Người thân, đồng đội vẫn mong mỏi từng ngày được đón họ trở về với gia đình. Hiện nay, Việt Nam có gần 1,2 triệu liệt sĩ, trong đó gần 200.000 liệt sĩ chưa tìm thấy hài cốt, gần  300.000 hài cốt liết ĩ chưa thể xác định danh tính; hàng triệu thương, bệnh binh mang trên mình thương tích.

Hành trình đằng đẵng tìm mộ cha

Đất nước thống nhất đã 46 năm nhưng nhiều bà mẹ anh hùng chưa tìm được con, con chưa tìm được cha, vợ chưa tìm được chồng vì chiến tranh tàn ác, khốc liệt.

Anh Hồ Văn Bảo ở Hà Tĩnh là một trong nhiều người đằng đẵng đi tìm mộ người thân suốt nhiều năm nay. Cha anh, ông Hồ Văn Thảo là một trong nhiều liệt sĩ anh dũng hy sinh trong Chiến dịch Mậu Thân năm 1968.

“Trong giấy báo tử đề cha tôi hy sinh ngày 18/5/1968, đơn vị chiến đấu là P2M, tại mặt trận phía Nam, an táng tại nghĩa trang mặt trận. Nhưng khi mang giấy báo tử đi hỏi han các đồng đội của cha ở khắp nơi thì không nơi nào trích lục được hồ sơ của cha. Tất cả đều có câu trả lời chung: P2 (tên đơn vị) là khó rồi”, anh Bảo chia sẻ với Sputnik.

Mỗi dịp tháng 7 về, tháng tri ân các anh hùng liệt sĩ, anh Bảo không khỏi quặn lòng, xót xa, tuôn nước mắt thương nhớ về cha.

“Tháng 7 về cha đang ở nơi đâu...??/ Sông suối , rừng sâu hay Trường Sơn hùng vĩ/ Con đứng lặng , trước tượng đài liệt sỹ/ Nghe nhạc chiêu hồn, lệ thắm ướt bờ mi”, những dòng thơ xúc động được anh Bảo chia sẻ trên trang Facebook “Tìm Hài cốt Liệt sĩ”.
© Ảnh : Hồ Văn BảoTờ Giấy báo tử là thông tin duy nhất anh Hồ Văn Bảo nhận được về cha mình
Người dân Việt Nam không bao giờ quên ơn các thương binh, liệt sĩ - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.07.2021
Tờ Giấy báo tử là thông tin duy nhất anh Hồ Văn Bảo nhận được về cha mình
“Chiến tranh ác liệt, bộ đội ta hy sinh rất nhiều. Lúc đó cha tôi đang ốm nên đơn vị cho về làm trợ lý hậu cần. Sau trận đánh, mọi người về thì thấy hầm của cha tôi đang làm việc bị dội bom, người bay lên cây, người vỡ sọ đang hấp hối, người thì tan nát da thịt….”, hình ảnh chiến tranh chống Mỹ ác liệt hiện về theo lời kể của đồng đội cha anh Bảo.

Khi tìm thấy ngôi mộ mang tên Hồ Văn Thảo ở nghĩa trang Quốc Gia đường 9, anh Bảo mừng đến không nói thành lời, bao mong ngóng, chờ đợi tìm được mộ cha dường như thành hiện thực. Sau mọi thủ tục, đến khi lấy mẫu sinh phẩm hài cốt để giám định ADN cha con thì anh Bảo lại một lần nữa ngã ngửa, giám định đó không xác định quan hệ cha con anh.

Anh lại bước vào hành trình dài tìm kiếm, vô cùng mệt mỏi mà không biết đâu là hồi kết.

Anh chia sẻ một danh sách dài tên các bác, cô, chú, anh chị ở các đơn vị quân sự Hà Tĩnh và nói:

“Xin cám ơn tất cả các bác, các cô ở Lâm Đồng, Đắk Lắk, Hà Nội, Thanh Hoá và Nghệ An đã gọi điện hướng dẫn và chia sẻ cùng tôi. Dù thời gian qua chưa hoàn thành được tâm niệm nhưng tôi cũng phần nào nguôi ngoại và hiểu hơn về chiến tranh, đặc biệt được là được gặp gỡ những người đồng đội của cha. Rất mong mọi người ai biết thêm về trận đánh sập hầm ở Tây Hải Lăng ra Tết năm 1968 và cha tôi thì báo tin giùm. Số điện thoại của tôi là 0903227212. Xin cảm ơn!”.

Điều nhất định không được quên

Cũng hơn 42 năm đã trôi qua kể từ cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung (17-2-1979 – 17-2-2019) nhưng ông Bá Trực, cựu trinh sát Pháo binh, vẫn không được quên được tiếng bom đạn.

Xung đột vũ trang giữa Việt Nam và Trung Quốc ở biên giới phía bắc của CHXHCN Việt Nam từ tháng 2 đến tháng 3 năm 1979. Tỉnh Lang Son. Dân tản cư từ các tỉnh phía bắc Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.04.2019
Chiến tranh biên giới phía Bắc và kinh nghiệm quốc phòng cho Việt Nam

“Rạng sáng ngày 17/2/1979, quân Trung Quốc ồ ạt tấn công các tỉnh biên giới phía Bắc. Ở biên giới, các đồn biên phòng bị đánh phá ác liệt. Chúng huy động 600.000 quân, hàng trăm xe tăng, hàng ngàn khẩu pháo, ồ ạt tiến công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc. Sau khi pháo kích vào ra, bộ binh Trung Quốc liên tục tấn công vào các đồn của Việt Nam. Tôi cũng chỉ góp một phần công sức nhỏ thôi nhưng nói để thấy chiến tranh rất ác liệt, ra chiến trường là chấp nhận hy sinh. Và đã là người lính thì phải có cái lòng đấy”, vị cựu chiến binh nói với Sputnik qua điện thoại.

Sinh ra trong gia đình có truyền thống theo cách mạng, bố là chiến sĩ chống Pháp, các anh trai là chiến sĩ chống Mỹ, người bỏ mạng cũng có, nhưng không dễ gì làm lung lay được ý chí của anh bộ đội cụ Hồ.

“Ngày 27/7 năm nào cũng là dịp để tôi nhắc nhở con cháu trong nhà về truyền thống anh dũng, bất khất của cha ông, sẵn sàng xả thân vì Tổ Quốc. Đó là điều nhất định không được phép quên, vì nếu không có họ thì không thể có Việt Nam yên bình, phát triển như ngày hôm nay”.

Quả thực, “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã trở thành truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Năm xưa Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:

“Sự hy sinh anh dũng của liệt sĩ đã làm cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do. Nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn các liệt sĩ…Đối với những người con trung hiếu ấy, Chính phủ và đồng bào phải báo đáp thế nào cho xứng đáng”.
© Ảnh : TTXVN - Lê Quang QuyếtCác đại biểu dâng hoa tri ân các Anh hùng liệt sĩ, Thanh niên xung phong tại tượng đài thuộc khu Di tích lịch sử Ngã ba Cò Nòi, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
Người dân Việt Nam không bao giờ quên ơn các thương binh, liệt sĩ - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.07.2021
Các đại biểu dâng hoa tri ân các Anh hùng liệt sĩ, Thanh niên xung phong tại tượng đài thuộc khu Di tích lịch sử Ngã ba Cò Nòi, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La

Thực hiện tâm nguyện của Người, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định, 74 năm qua, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng. Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, các cơ quan, đơn vị và cá nhân nhà hảo tâm đã tích cực tham gia các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng” với nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực bằng những việc làm đầy trách nhiệm và nghĩa tình.

“Với niềm xúc động và tự hào của cả dân tộc, lòng thành kính, biết ơn vô hạn, chúng ta kính cẩn nghiêng mình tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, các bậc cách mạng tiền bối, các anh hùng liệt sĩ đã cống hiến, hy sinh quên mình vì Tổ quốc, vì nhân dân”, ông Nguyễn Xuân Phúc viết trong thư gửi tới thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng nhân dịp 74 năm Ngày thương binh, liệt sĩ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала