"Theo đánh giá, chỉ xác định được khoảng 40% các vật thể có kích thước lớn đang tiến đến gần Trái đất", - báo cáo cho biết.
Tài liệu lưu ý rằng vào năm 2020, mạng lưới các đài quan sát thiên văn trên toàn thế giới đặt tại hơn 40 quốc gia đã thu thập gần 39,5 triệu bản ghi về việc quan sát các tiểu hành tinh và sao chổi. Tính đến ngày 17/4/2021, đã ghi nhận có 25.647 vật thể đang tiến lại gần Trái đất. Trong đó năm 2020 xác lập số lượng kỷ lục - có 2959 vật thể như vậy đã được phát hiện.
Trước đó, ông Boris Shutov, Giám đốc khoa học của Viện Thiên văn học trực thuộc Viện HLKH Nga, nói với Sputnik rằng các chuyên gia chỉ biết đến khoảng một phần mười các thiên thể vũ trụ có kích thước lớn hơn 100 mét, còn những thiên thể kích thước khoảng 50 mét giống như thiên thạch Tunguska thì chỉ biết được 1%.
Ngoài ra, theo ông, số lượng các vật thể vũ trụ nguy hiểm do Nga phát hiện ít hơn so với các nước khác. Cụ thể, tính đến tháng 1 năm 2019, đóng góp của Nga trong việc phát hiện các tiểu hành tinh và sao chổi nguy hiểm chỉ chiếm 0,1%, đóng góp chủ yếu là của Mỹ. Vào đầu năm 2019, người ta biết đến khoảng 18 nghìn vật thể nguy hiểm, trong đó 99% là các tiểu hành tinh.