"Chúng ta phải gây áp lực với chính quyền để đảm bảo quyền tiếp cận bình đẳng với các thiết bị bảo vệ cá nhân, vắc xin và phác đồ điều trị cho bệnh nhân COVID-19. Chúng ta phải thúc giục quân đội cho phép xã hội dân sự cung cấp cho người dân Myanmar vật tư y tế để điều trị và bảo vệ trước COVID-19", - DeLaurentis nói.
Theo ông, Hoa Kỳ kiên quyết đòi trả tự do cho "tất cả những người bị giam giữ vô cớ" ở Myanmar.
"Chúng tôi kêu gọi Hội đồng gây áp lực để quân đội thay đổi hướng đi. Giờ là lúc để đẩy mạnh áp lực nhằm chấm dứt bạo lực và khôi phục con đường tiến tới dân chủ của Myanmar", - DeLaurentis phát biểu.
Trước đó, Dmitry Polyansky - đại diện tạm thời của Liên bang Nga tại LHQ, , đã gọi cuộc họp không chính thức đang diễn ra của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về Myanmar là một hành động khiêu khích. Ông bày tỏ nghi ngờ việc can thiệp của Hội đồng Bảo an theo bất kỳ cách nào sẽ có thể giúp giải quyết tình hình ở Myanmar. Nga không tham gia cuộc họp.
Đảo chính quân sự ở Myanmar
Quân đội lên nắm quyền ở Myanmar theo cơ chế hiến pháp vào ngày 1 tháng 2 năm 2021. Các nhà lãnh đạo dân sự bị bắt giữ, nhiều thành viên của quốc hội mới được bầu bị tạm giữ hoặc bị bắt trước phiên họp đầu tiên của kỳ họp mới.
Việc chuyển giao quyền lực cho quân đội dẫn đến các hành động phản đối trong nhiều tháng sau đó.