- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Bộ trưởng Long chạy đôn chạy đáo, một số ‘quan’ ở Bình Định vẫn thản nhiên đánh golf

© Ảnh : TTXVN phátBộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu tại buổi làm việc.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu tại buổi làm việc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.08.2021
Đăng ký
Trong lúc cả hệ thống chính trị lo chống dịch, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long ‘chạy đôn chạy đáo’, đề nghị Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam chống dịch Covid-19 màn chơi golf giữa tâm dịch của hai ‘quan’ ở Bình Định gây bức xúc.
Dư luận băn khoăn khi tỉnh Bình Định đang thực hiện giãn cách xã hội nhưng Giám đốc Sở Du lịch Nguyễn Văn Dũng và Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Nguyễn Công Thành vẫn thản nhiên đi chơi golf.
Trưởng đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam TS. Kidong Park nêu quan điểm về phương pháp chống dịch Covid-19 của Chính phủ hiện tại.
Bộ Y tế Việt Nam họp tham vấn chuyên gia quốc tế và WHO nhằm sớm phát triển thành công vaccine Covid-19 “made in Vietnam”, mà các ứng cử viên trước mắt là Nanocovax và Covivac.
Cập nhật về tình hình dịch Covid-19 của Việt Nam: Theo Bộ Y tế, chiều tối nay ghi nhận thêm 3.351 ca Covid-19, cả ngày có 7.623 trường hợp nhiễm coronavirus.
VinBioCare, đơn vị thành viên của Vingroup cho biết sẽ vận chuyển thiết bị sản xuất vaccine Covid-19 VBC-COV19-154 bằng chuyên cơ, rút ngắn tối đa thời gian tập kết máy móc về Việt Nam.
Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ USAID cho hay, Mỹ sẽ viện trợ cho Việt Nam 4,5 triệu USD, giúp sớm nhận thêm vaccine Covid-19 và cấp cho Hà Nội 77 tủ cấp đông âm sâu. CDC Mỹ cũng cam kết sẽ tác động chính quyền Joe Biden sớm hỗ trợ máy thở, trang thiết bị y tế chống Covid-19 cho Việt Nam.

Covid-19 ở Việt Nam hôm nay

Ngày 4/8, Bộ Y tế cập nhật tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam cho biết, tối nay thêm 3.351 ca mắc SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm trong ngày lên thành 7.623 trường hợp, giảm 754 ca so với ngày hôm qua 3/8. Có 3.501 bệnh nhân được xuất viện hôm nay.
Thuốc điều trị Covid-19 Remdesivir - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.08.2021
Đại dịch COVID-19
Gần 1 triệu liều thuốc điều trị Covid-19 sẽ về vào tháng 8, 'Việt Nam đang đi đúng hướng'
Tính từ đầu dịch đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 177.813 ca mắc Covid-19, 2.327 bệnh nhân tử vong. Về số ca mắc mới chiều 4/8, Bộ Y tế nêu rõ, trong số 3.352 ca mắc mới chỉ có 1 trường hợp nhập cảnh, còn lại là lây nhiễm trong nước. Chiều tối nay lần đầu tiên số ca nhiễm mới của Bình Dương vượt lên TP.HCM với các con số tương đương là 1.111 và 935.
Long An tối nay thêm 281, Đồng Nai 225, Khánh Hòa 150, Đồng Tháp 142, Cần Thơ 113, Bình Thuận 84, Sóc Trăng 49, Phú Yên 33, Ninh Thuận 29, Bến Tre 24, Hà Nội 24, Thừa Thiên Huế 19, Thanh Hóa 17, Quảng Ngãi 15, Đắk Lắk 15, Hà Tĩnh 14.
Các tỉnh có 10 ca bệnh tối nay là Hậu Giang, Quảng Nam, Gia Lai. Tỉnh Nghệ An và Bình Phước mỗi nơi 6 người, Quảng Bình 5, Hải Dương 4, Hưng Yên 3, Quảng Trị 3. Các địa phương ghi nhận mỗi nơi hai ca dương tính là Kon Tum 2, Sơn La 2, Lào Cai 2, Bắc Ninh 2. Các tỉnh Đắk Nông, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Nam Định, Hà Giang và Bạc Liêu mỗi nơi 1 người.
Trong số 7.623 ca nhiễm mới, Bộ Y tế cho hay, chỉ có 5 ca là nguồn bệnh xâm nhập, còn lại là lây nhiễm trong nước. TP.HCM có số ca nhiễm cao nhất 3.300 người (bằng 1/2 so với hôm trước). Kế tiếp là Bình Dương với 2.143, Long An 427, Đồng Nai 389, Tây Ninh 194, Bình Thuận 161, Đồng Tháp 156, Cần Thơ 150, Khánh Hòa 150, Đà Nẵng 93, Phú Yên 61, Vĩnh Long 60, Sóc Trăng 49, Ninh Thuận 29, An Giang 24, Bến Tre 24, Hà Nội 24, Bình Định 23, Thừa Thiên Huế 19, Thanh Hóa 17.
© Ảnh : Danh Lam-TTXVNĐoàn thí sinh tỉnh Hà Tĩnh đã đến Bắc Giang và được xét nghiệm COVID-19.
Đoàn thí sinh tỉnh Hà Tĩnh đã đến Bắc Giang và được xét nghiệm COVID-19.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Đoàn thí sinh tỉnh Hà Tĩnh đã đến Bắc Giang và được xét nghiệm COVID-19.
Hai tỉnh Quảng Ngãi và Đắk Lắk có 15 ca mới, trong khi đó Hà Tĩnh 14. Các địa phương như Hậu Giang, Quảng Nam, Gia Lai mỗi nơi thêm 10 ca dương tính. Tại Nghệ An 6, Bình Phước 6, Bạc Liêu 5, Đắk Nông 5, Quảng Bình 5, Hải Dương 4, Hưng Yên 3, Quảng Trị 3. Loạt các tỉnh như Kon Tum, Sơn La, Lào Cai, Bắc Ninh mỗi nơi ghi nhận 2 trường hợp. Tại Lâm Đồng, Lạng Sơn, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Nam Định, Hà Giang mỗi địa phương chỉ phát hiện 1 trường hợp dương tính mới.
Phun khử khuẩn ở khu vực có người dân Quảng Trị lưu trú ở TP.Hồ Chí Minh trở về và xuống tàu tại ga Đông Hà (Quảng Trị) - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.08.2021
Đại dịch COVID-19
Thêm 4.267 ca nhiễm Covid-19, TP.HCM có một ổ dịch mới bùng phát trong khu phong tỏa
Kể từ khi bùng phát làn sóng Covid-19 thứ tư, Việt Nam đã phát hiện 173.914 ca, trong đó có 51.558 người bình phục. Về tình hình điều trị, Bộ Y tế cho biết, hôm nay có thêm 3.501 bệnh nhân được xuất viện, nâng tổng số ca được chữa khỏi của cả nước lên thành 54.332.
Số ca bệnh nặng đang được điều trị tích cực ICU là 470, có 21 ca nặng nguy kịch đang phải can thiệp ECMO. Hôm nay, Bộ Y tế cũng cập nhật thêm 256 ca tử vong (2072-2327) ở 13 tỉnh từ 1-4/8. Về tình hình xét nghiệm, 24h qua có thêm 102.045 xét nghiệm cho 348.981 lượt người. Như vậy, số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 6.553.167 mẫu cho 18.652.439 lượt người.
Về tình hình tiêm vaccine Covid-19, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam đã tiêm chủng được 7.291.808 liều, trong đó, mũi 1 là 6.547.477 liều, tiêm mũi 2 là 744.331 liều.

Đại diện WHO nói gì về cách chống dịch của Việt Nam?

Chiều 3/8, Trưởng đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam TS. Kidong Park đã có cuộc làm việc với Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – Hàn Quốc theo hình thức trực tuyến. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.08.2021
ASEAN, Mỹ, Hàn Quốc bàn về Biển Đông, Mekong, Myanmar và vaccine Covid-19
Theo vị chuyên gia, Việt Nam cần khẩn trương thành lập các Trung tâm ICU tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam, để tập trung cứu chữa các bệnh nhân nặng, nguy kịch, nhằm cố gắng hạn chế tối đa nguy cơ và tỷ lệ tử vong vì coronavirus.
Đại diện WHO đánh giá, đợt bùng phát dịch thứ tư này ở Việt Nam có rất nhiều khó khăn khi số ca nhiễm tăng cao, tỷ lệ tử vong cũng tăng, dịch bệnh lan rộng ở 62 tỉnh, thành. Tỷ lệ nhiễm, khả năng lây lan, tốc độ lây nhiễm của biến chủng Delta cao chính là điểm đáng chú ý của làn sóng Covid-19 thứ tư ở Việt Nam lần này.
Ông Park nhấn mạnh, chính biến chủng Delta khiến đợt dịch lần này rất khác so với những đợt bùng phát Covid-19 trước đó. Lần này, Việt Nam phải bước vào cuộc chiến kéo dài, trường kỳ hơn và khó kiểm soát, dập dịch hơn.
TS. Kidong Park nhận xét, các ứng phó của Việt Nam đã đi đúng hướng, đồng thời khẳng định sẵn sàng hỗ trợ Bộ Y tế đào tạo chuyên môn và các biện pháp dự phòng lây nhiễm cho nhân viên y tế.
Bên cạnh đó, theo ông Park, WHO cũng sẵn sàng hỗ trợ Bộ Y tế trong việc nâng cao năng lực, thử nghiệm đánh giá, cấp phép với vaccine sản xuất trong nước qua hệ thống NRA (hệ thống quản lý quốc gia về vaccine). Hiện, Việt Nam là một trong 39 quốc gia được WHO xác nhận đạt tiêu chuẩn này.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long chia sẻ, thực tế, không chỉ ngành Y tế mà cả hệ thống chính trị, Chính phủ Việt Nam đều áp dụng các biện pháp mạnh mẽ hơn những đợt dịch trước, gồm cả giãn cách cách ly xã hội, hạn chế người dân ra ngoài trong một khung giờ nhất định.
Mặc dù vậy, việc các ca nhiễm tăng nhanh trong thời gian ngắn với nhiều bệnh nhân nặng đã gây áp lực lớn cho hệ thống y tế, đặc biệt trong công tác điều trị và hồi sức tích cực (ICU).
Hà Nội bắt đầu thiết lập “vùng xanh” nhằm chống lây nhiễm COVID-19 từ bên ngoài - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.08.2021
Việt Nam học tập EU phân chia 'vùng xanh, vùng đỏ' để phòng chống dịch Covid-19?
Trong bối cảnh này, cùng với việc hướng dẫn các cơ sở y tế thực hiện phân tầng điều trị theo tình trạng bệnh nhân, Bộ Y tế đã thành lập các Trung tâm ICU tại các tỉnh phía Nam do các bệnh viện Trung ương đảm nhiệm với các chuyên gia hàng đầu, giúp địa phương chăm sóc, điều trị bệnh nhân. Điển hình như ở TP HCM, hiện có 5 trung tâm hồi sức với công suất 2.700 giường ICU.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, thực tế, ở Việt Nam đã huy động tổng lực ngành y tế cho điều trị hồi sức tích cực ở TP HCM. Trong khi đó ở Hà Nội, lãnh đạo thành phố và ngành y tế cũng đang gấp rút xây dựng trung tâm ICU và chuẩn bị cơ số giường cấp cứu, dự kiến sẽ hoàn thành sớm.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết thêm, ngoài việc cứu chữa bệnh nhân nặng, hạn chế tử vong, Bộ Y tế Việt Nam còn cố gắng tiếp cận tất cả các nguồn có thể cung ứng vaccine một cách nhanh nhất để tiêm chủng sớm nhất cho người dân, tăng độ bao phủ vaccine.
“Tuy nhiên, nguồn cung ứng vaccine vẫn đang là thách thức rất lớn, nhất là trong tháng 8 và tháng 9”, người đứng đầu ngành Y tế Việt Nam thừa nhận.
Việt Nam vừa cố gắng tiếp cận nguồn cung vaccine từ nước ngoài, vừa hỗ trợ vaccine sản xuất trong nước, giảm bớt các thủ tục hành chính.
“Tuy nhiên, việc cấp phép vaccine trong nước phải đúng quy định, quy trình, đảm bảo tính khách quan, khoa học, có tham chiếu, đáp ứng đủ yêu cầu và không đốt cháy giai đoạn, với mục tiêu đặt sức khỏe của người dân trên hết”, GS.TS Nguyễn Thanh Long nêu rõ.

WHO giúp Việt Nam phát triển thành công vaccine “made in Vietnam”

Ngày 4/8, Bộ Y tế Việt Nam phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tổ chức hội thảo trực tuyến về tham vấn chuyên gia về thẩm định dữ liệu nghiên cứu lâm sàng và phê duyệt vaccine Covid-19 trong trường hợp khẩn cấp.
Hà Nội cách ly y tế và lấy mẫu xét nghiệm cho tiểu thương chợ Phùng Khoang do có ca mắc COVID-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.08.2021
Đại dịch COVID-19
Thêm 3.578 ca Covid-19, tỉnh Bình Dương đề nghị Bộ Quốc phòng 'chi viện' gấp
Được biết, đây là phiên họp đầu tiên do hai Bộ Y tế Việt Nam và WHO phối hợp tổ chức, với sự tham gia của Bộ An toàn thực phẩm và dược phẩm Hàn Quốc (MFDS), các chuyên gia trong và ngoài nước nhằm hỗ trợ Việt Nam xây dựng kế hoạch thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 vaccine Covid-19 do Việt Nam sản xuất.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, Tổ trưởng Tổ Công tác đặc biệt về nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, phát triển vaccine Covid-19 của Việt Nam cho hay, Việt Nam đang có 2 ứng viên vaccine đang thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2-3.
“Việt Nam đang cân nhắc xem xét tiến tới cấp phép khẩn cấp cho vaccine Nanocovax. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề này”, GS.TS Trần Văn Thuấn thừa nhận.
Với việc tổ chức Hội thảo này, Thứ trưởng Thuấn đề nghị các chuyên gia của WHO, MFDS Hàn Quốc, các đại diện trong những lĩnh vực nghiên cứu vaccine liên quan, đặc biệt là vấn đề cấp phép vaccine trong trường hợp khẩn cấp chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam.
TS. Nguyễn Ngô Quang, Phó Cục trưởng Cục Khoa học, Công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) cho hay, hiện hai ứng viên vaccine của Việt Nam là Covivac và Nanocovax đang ở các giai đoạn thử nghiệm khác nhau.
Nanocovax của Công ty cổ phần Công nghệ sinh học dược Nanogen và Học viện Quân y nghiên cứu đang được thử nghiệm ở giai đoạn 3, đang thực hiện đánh giá 3 yếu tố là tính an toàn, tính sinh miễn dịch, hiệu lực bảo vệ trên người Việt Nam tình nguyện từ 18 tuổi.
TS. Nguyễn Ngô Quang nhấn mạnh, Nanocovax là một trong những vaccine được tạo điều kiện để triển khai nghiên cứu, phát triển nhanh chóng trong thời gian qua.
Theo TS. Nguyễn Ngô Quang, giai đoạn 3a tiến hành tiêm cho 1.000 đối tượng, đánh giá giữa kỳ tính an toàn, tính sinh miễn dịch, tỷ lệ tiêm cho nhóm tình nguyện viên vaccine trên nhóm tiêm giả dược là 6:1. Giai đoạn 3b được tiến hành trên 12.000 đối tượng, tỷ lệ tiêm cho nhóm tình nguyện viên vaccine trên nhóm tiêm giả dược là 2:1.
Đồng thời, dự kiến ngày 7/8/2021 này sẽ đánh giá tổng thể kết quả cuối cùng của giai đoạn 2 và trước ngày 15/8/2021 sẽ có đánh giá kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3a.
“Trên cơ sở này, các cơ quan liên quan sẽ rà soát để có dữ liệu ban đầu về tính sinh miễn dịch và hiệu lực bảo vệ của vacccine của giai đoạn 3a”, ông Quang nói.
Đối với vaccine Covivac do Viện Vaccine và sinh phẩm y tế (IVAC) nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đang đánh giá tính sinh miễn dịch của thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 để chuyển sang giai đoạn 2.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân, ngày 02/8/2021 - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.08.2021
Đại dịch COVID-19
Không ai tử vong sau tiêm Nanocovax, Vingroup tặng thuốc điều trị Covid-19 Remdesivir
Nhóm nghiên cứu cũng kỳ vọng cuối quý III đầu quý IV/2021 sẽ có kết quả đánh giá thử nghiệm lâm sàng của giai đoạn 2 để bước sang giai đoạn 3.
Về vấn đề chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine, TS. Nguyễn Ngô Quang thông tin, hiện Bộ Y tế Việt Nam đã phê duyệt đề cương thử nghiệm lâm sàng vaccine ARCT-154 ngừa Covid-19.
“Đây là vaccine được sản xuất theo công nghệ mRNA do một tập đoàn của Việt Nam mua của Hoa Kỳ. Theo kế hoạch, ngày 08/8/2021, nhóm nghiên cứu sẽ khởi động chương trình thử nghiệm lâm sàng vaccine này”, ông Quang nói.
Bên cạnh đó, Việt Nam hiện còn 2 hợp đồng chuyển giao công nghệ vaccine Covid-19 với Nga (Sputnik V) và Nhật Bản.
Tại Hội thảo hôm nay, đại diện WHO cho biết, có 7/17 vaccine Covid-19 đã được WHO cấp phép khẩn cấp. Tổ chức Y tế Thế giới đề nghị Việt Nam xây dựng hướng dẫn cấp phép lưu hành, sử dụng khẩn cấp để áp dụng với vaccine sản xuất trong nước cũng như nhập khẩu. Việt Nam hiện cũng đang nỗ lực sớm hoàn thiện thông tư về vấn đề này.
Đặc biệt, WHO cũng đề nghị Việt Nam cần tiếp tục tham vấn các chuyên gia trong và ngoài nước nhằm thúc đẩy tiến trình cấp phép trong tình trạng khẩn cấp để giảm thiểu rủi ro trong quá trình phát triển vaccine trong nước.
Về kinh nghiệm của Hàn Quốc, MFDS cho biết cả nước có 8 vaccine Covid-19 đang được thử nghiệm giai đoạn 1 hoặc 2, một số ứng viên dự kiến bắt đầu nghiên cứu lâm sàng giai đoạn 3 trong 6 tháng cuối năm 2021.
Theo MFDS, hầu hết các nhà sản xuất vaccine ở Hàn Quốc đang cân nhắc phát triển vaccine thế hệ hai, tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 (pha 3) để so sánh tính sinh miễn dịch với vaccine Covid-19 đã được cấp phép thay vì thử nghiệm lâm sàng đánh giá hiệu lực vaccine có đối chứng giả dược.
Liên quan đến quy trình phê duyệt vaccine Covid-19, Hàn Quốc rút ngắn tối đa thời gian từ giai đoạn phát triển tiền lâm sàng đến khi xuất xưởng vaccine trong đó có hình thức đánh giá cuốn chiếu hồ sơ xin cấp phép nhưng vẫn phải trải qua đầy đủ các bước.
Trong đó, giai đoạn phát triển tiền lâm sàng phải họp tham vấn với đơn vị nghiên cứu phát triển vaccine để giảm thiểu rủi ro trong quá trình phát triển, sau đó, nhóm nghiên cứu nộp hồ sơ xin cấp phép sản xuất thuốc mới, giảm thời gian tối đa từ khi nộp hồ sơ xin cấp phép sản xuất tới lúc nộp hồ sơ xin cấp phép sinh phẩm.
Trong thời gian này, nhà chức trách sẽ đánh giá sớm theo hình thức cuốn chiếu hồ sơ, tham vấn các ý kiến của Tổ thẩm định tâm huyết, Hội đồng tư vấn ba vòng để đánh giá trước khi cho phép sản xuất xuất xưởng.
Kết luận tại cuộc họp, TS Kidong Park – Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam, cho biết, hai bên sẽ tiếp tục có các phiên làm việc để tiếp tục hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực về phát triển vaccine Covid-19, đẩy nhanh quá trình xây dựng các quy định hướng dẫn phê duyệt vaccine và phát triển, mở rộng ứng dụng vacccine trong nước.
© Ảnh : Facebook account of Kidong ParkÔng Kidong Park.
Ông Kidong Park. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Ông Kidong Park.
WHO cũng kỳ vọng Việt Nam sẽ nhanh chóng có vaccine phục vụ người dân Việt Nam và kỳ vọng đưa vaccine “made in Vietnam” xuất khẩu ra thế giới.

Dây chuyền sản xuất vaccine Mỹ sẽ được đưa về Việt Nam bằng chuyên cơ

Vingroup đã bắt tay với đối tác là Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Arcturus (Arcturus Therapeutics Holdings, Inc.), Mỹ để nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine Covid-19 dựa trên công nghệ mRNA.
Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho tiểu thương chợ Long Biên trong đêm - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.08.2021
Đại dịch COVID-19
Dịch Covid-19 ở Hà Nội phức tạp, phong toả chợ đầu mối lớn nhất TP
Theo bà Lê Ngọc Chi, Tổng Giám đốc VinBioCare, đơn vị thành viên của Vingroup cho biết, nhằm rút ngắn tối đa thời gian tập kết máy móc về Việt Nam, thiết bị sản xuất vaccine Covid-19 VBC-COV19-154 sẽ được đơn vị thuê chuyên cơ chuyển về trong nước.
Nhà máy được đặt tại Tổ hợp nhà máy sản xuất thiết bị điện tử VinSmart tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Thạch Thất, Hà Nội, đảm bảo tiêu chuẩn GMP với công suất đạt 200 triệu liều/năm. VinBioCare đang gấp rút triển khai thi công với đơn vị tư vấn Rieckermann Đức, hàng đầu thế giới.
Do tình hình dịch diễn biến nghiêm trọng, VinBioCare đã quyết định thuê trọn gói chuyên cơ để đưa dây chuyền sản xuất về Việt Nam nhanh nhất. Theo bà Chi, dự kiến lô vaccine thương mại đầu tiên có thể được tung ra thị trường vào tháng 3/2022, sớm hơn 18 tháng so với kế hoạch ban đầu mà đối tác dự kiến và vẫn bảo đảm tuân thủ chất lượng theo đúng các tiêu chuẩn quốc tế cao nhất và đúng các quy định của Bộ Y tế Việt Nam.
“Cách làm này tốn thêm nhiều nguồn lực, tuy nhiên thời điểm hiện tại, không điều gì quan trọng hơn mục tiêu phục vụ và bảo vệ sức khỏe cộng đồng, sớm có vaccine cho người dân”, Tổng Giám đốc VinBioCare Lê Ngọc Chi nói.
Theo bà Chi, đơn vị hiện đang bắt đầu thử nghiệm lâm sàng trên 21.000 người dưới sự giám sát và hỗ trợ của Bộ Y tế. Khi có kết quả đạt yêu cầu (tháng 12/2021), VinBioCare sẽ trình hồ sơ đăng ký xin cấp phép sử dụng khẩn cấp có điều kiện cho vaccine tại Việt Nam.
Kết quả thử nghiệm vaccine công nghệm mRNA có khả năng kháng các chủng nguy hiểm như Delta của Ấn Độ, Alpha của Anh, Beta Nam Phi và Gamma của Brazil. Sử dụng công nghệ đông khô nên vaccine sẽ được bảo quản ở nhiệt độ cao hơn so với các ứng viên hiện tại, tối ưu chi phí vận chuyển và giúp đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng.

Cả nước đang lo chống dịch, Bình Định giãn cách xã hội, giám đốc Sở Du lịch vẫn đi đánh golf

Giám đốc Sở Du lịch và Phó cục trưởng Cục Thuế tỉnh Bình Định đã phải đi cách ly tập trung sau khi tiếp xúc với nhân viên sân golf nhiễm Covid-19.
Lấy mẫu xét nghiệm cho người dân tại khu phong tỏa do bệnh nhân mắc COVID-19 tại phường Tân Thành, thành phố Buôn Ma Thuột.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.08.2021
Đại dịch COVID-19
Thêm 3.201 ca nhiễm Covid-19, Bộ Y tế ban hành quy định mới nhất về cách xác định F0, F1
Chiều 4/8, Phó chủ tịch UBND TP Quy Nhơn (Bình Định) Nguyễn Phương Nam cho biết, thời gian qua khi toàn tỉnh đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng thì vẫn có 2 cán bộ và 2 người thuộc các doanh nghiệp tư nhân tại địa phương vẫn đi đánh golf.
Bốn cá nhân này là các ông: Nguyễn Văn Dũng (Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Bình Định), Nguyễn Công Thành (Phó cục trưởng Cục Thuế tỉnh Bình Định), Lê Văn Thảo (Tổng giám đốc Công ty CP Phú Tài) và Nguyễn Hữu Lộc (doanh nghiệp kinh doanh khoáng sản titan).
Theo ông Nam, tõ ràng 4 người này đi đánh golf trong thời gian giãn cách xã hội là vi phạm quy định phòng chống dịch Covid-19.
“Họ đã tiếp xúc với ca F0 là nhân viên của sân golf FLC Quy Nhơn nên buộc phải đưa đi cách ly tập trung theo quy định. Chúng tôi đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm những trường hợp này”, ông Nam cho biết.
Ngày 3/8, Trung tâm Y tế TP Quy Nhơn cho biết, chị T.T.Q., nhân viên sân golf FLC Quy Nhơn đã có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Từ ngày 31/7 đến 1/8, 4 cá nhân nêu trên có đến chơi golf tại FLC Quy Nhơn và tiếp xúc trực tiếp với chị Q. nên trở thành F1.
Về việc này, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lâm Hải Giang cho biết, sau khi tiếp nhận thông tin, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh đã giao Sở Y tế xử lý vụ việc.
“Cả hệ thống chính trị gồng mình chống dịch như chống giặc nhưng những cán bộ, doanh nghiệp vẫn đi đánh golf trong thời gian giãn cách xã hội là sai trái, cần xử lý nghiêm minh để răn đe”, ông Giang nhấn mạnh.
Trước đó, Bình Định đã chính thức cho áp dụng giãn cách toàn xã hội theo Chỉ thị 15 bắt đầu từ ngày 1/8. Tính đến ngày 4/8, Bình Định ghi nhận 259 ca mắc Covid-19, trong đó có hàng chục ca là người trở về từ TP.HCM và các tỉnh phía nam.

Mỹ cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam chống Covid-19

Chiều 3/8, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã có buổi làm việc với đại diện Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID).
Thông qua USAID, ông Nguyễn Thanh Long gửi lời cảm ơn Chính phủ Hoa Kỳ đã viện trợ cho Việt Nam các loại trang thiết bị, ngân sách phòng chống dịch và hơn 5 triệu liều vaccine Moderna thông qua cơ chế COVAX.
© AFP 2023 / Fred TanneauVaccine Moderna.
Vaccine Moderna. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Vaccine Moderna.
Theo ông Long, trước tình hình dịch bệnh hiện nay, với sự hoành hành của biến chủng Delta làm tăng tốc độ lây lan mầm bệnh, Việt Nam rất cần thêm nguồn cung ứng vaccine. Đến nay, Việt Nam đã ký hợp đồng mua 31 triệu liều vaccine Pfizer và đang làm thủ tục để mua thêm 20 triệu liều nữa. Tuy nhiên, phải chờ đến quý IV/2021, 47 triệu liều vaccine Pfizer mới về Việt Nam.
Vì vậy, Bộ trưởng đề nghị USAID hỗ trợ tác động để đẩy nhanh tiến trình cung ứng vaccine Pfizer cho Việt Nam trong thời gian sớm nhất, từ đó làm tăng tốc độ tiêm chủng, tăng độ bao phủ vaccine cho người dân Việt Nam.
Nhân viên dọn vệ sinh thực hiện các biện pháp phòng dịch trước khi vào khu cách ly và sẽ phải ở lại đến ngày 14/8/2021 - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.07.2021
Việt Nam ghi nhận thêm 4.564 ca mắc Covid-19, 3.250 bệnh nhân được xuất viện
Về phần mình, đại diện USAID đánh giá cao sự hợp tác chặt chẽ của Bộ Y tế Việt Nam với tổ chức trong thời gian qua. Chính phủ Hoa Kỳ đã ký hợp đồng với công ty Pfizer và cam kết hỗ trợ 500 triệu liều vaccine Pfizer để thúc đẩy nỗ lực bao phủ vaccine trên toàn cầu. Đại diện USAID cho biết sẽ nỗ lực vận động để Chính phủ Hoa Kỳ ưu tiên viện trợ vaccine Pfizer cho Việt Nam trong thời gian sớm nhất.
Bên cạnh đó, Chính phủ Hoa Kỳ đã đồng ý viện trợ cho Việt Nam số tiền 4,5 triệu USD phục vụ cho công tác tiêm chủng vaccine và nâng cao năng lực hệ thống y tế để ứng phó với đại dịch Covid-19.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đã gửi lời cảm ơn khoản ngân sách hỗ trợ 4,5 triệu USD của Chính Phủ Hoa Kỳ. Ông hy vọng USAID sẽ tiếp tục vận động với Chính phủ Hoa Kỳ để Việt Nam sớm nhận được thêm vaccine viện trợ của Hoa Kỳ ngay trong tháng 8 hoặc tháng 9. Việc này sẽ giúp Việt Nam giải quyết sự thiếu hụt nghiêm trọng của nguồn vaccine.
Ông Nguyễn Thanh Long cũng đề xuất USAID vận động Hoa Kỳ hỗ trợ cung cấp thêm cho Việt Nam máy thở chức năng cao để điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng, nguy kịch và các tủ cấp đông âm sâu (-75 độ C) phục vụ bảo quản vaccine.
Đại diện USAID cho biết, dự kiến 77 tủ cấp đông âm sâu sẽ đến Việt Nam vào đầu tháng 9. Số hàng viện trợ này đã được Ngài Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ thông báo trong chuyến thăm đến Việt Nam vào tháng 7 vừa qua.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, Việt Nam có đủ năng lực trong việc sản xuất oxy y tế phục vụ nhu cầu điều trị. Tuy nhiên, hiện nay đang có tình trạng thiếu bồn chứa oxy, các loại bình đựng và thiết bị phụ trợ. Vì vậy, Bộ trưởng mong muốn phía USAID có thể hỗ trợ bồn chứa oxy và các thiết bị phụ trợ này.
Tại buổi làm việc, đại diện USAID đã ghi nhận các đề nghị này và cho biết sẽ tiếp tục trao đổi với các Vụ, Cục chức năng của Bộ Y tế để tổng hợp nhu cầu của Việt Nam và xem xét cung cấp viện trợ trong thời gian sớm nhất.
Cũng trong chiều cùng ngày, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đã có cuộc trao đổi với Giám đốc CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đã thông tin với CDC Hoa Kỳ về tình hình đợt dịch thứ 4 ở Việt Nam. Theo người đứng đầu ngành y tế quốc gia, biến thể Delta với tốc độ lây lan nhanh, mạnh trên diện rộng đã làm cho đại dịch trở nên khó kiểm soát và kéo dài.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận hội nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.07.2021
Đại dịch COVID-19
Việt Nam sẽ không để xảy ra khủng hoảng vì Covid-19
Trước tình hình đó, Chính phủ Việt Nam đã triển khai đồng bộ các biện pháp để kéo giảm số ca mắc mới, giảm tối đa tỷ lệ bệnh nhân tử vong do Covid-19.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng gửi lời chúc mừng Hoa Kỳ đã tổ chức tiêm vaccine Covid-19 và sớm đạt được độ bao phủ vaccine cao. Bộ Y tế Việt Nam tin rằng, đây sẽ là lá chắn hiệu quả của Hoa Kỳ trước đại dịch Covid-19.
Bộ trưởng Bộ Y tế bày tỏ mong muốn CDC Hoa Kỳ sẽ tác động chính phủ Hoa Kỳ nhằm ưu tiên cho Việt Nam trong việc sớm tiếp cận thêm vaccine Covid-19 trong tình hình cấp bách hiện nay.
Số ca mắc tăng cao đang tạo ra áp lực lớn lên hệ thống y tế, làm cho hệ thống hồi sức tích cực trở nên quá tải.
Hiện Bộ Y tế đã triển khai thiết lập các Trung tâm ICU lớn tại TP.HCM và một số tỉnh phía Nam. Bộ Y tế hy vọng CDC Hoa Kỳ có thể giúp đỡ Việt Nam trong vấn đề máy thở và các trang thiết bị điều trị tích cực cho các bệnh nhân nặng, từ đó hạn chế các ca tử vong do Covid-19.
Về phần mình, Giám đốc CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam đánh giá tỷ lệ tiêm chủng của Việt Nam đã tăng nhanh trong thời gian gần đây. Đây là cơ sở quan trọng để cơ quan này thúc đẩy, vận động các tổ chức khác giúp Việt Nam tiếp cận thêm vaccine. Đại diện CDC Hoa Kỳ tin rằng, Việt Nam sẽ sử dụng nhanh chóng, hiệu quả nguồn vaccine tiếp cận được.
Giám đốc CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam cũng đồng ý về việc biến thể Delta khiến dịch bệnh trở nên khó kiểm soát. Cơ quan này sẽ phối hợp với Bộ Y tế nhằm trao đổi kỹ thuật, chia sẻ thông tin kinh nghiệm ứng phó đại dịch.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã bày tỏ cảm ơn sự quan tâm, hỗ trợ của CDC Hoa Kỳ, đồng thời giao các Vụ, Cục chức năng của Bộ Y tế tiếp tục làm việc với CDC Hoa Kỳ trong các vấn đề cụ thể hơn.
© Ảnh : Dương Giang-TTXVNBộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long báo cáo tình hình dịch bệnh COVID-19.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long báo cáo tình hình dịch bệnh COVID-19. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long báo cáo tình hình dịch bệnh COVID-19.
Phân tích kỹ những cuộc làm việc của Bộ trưởng Long sẽ thấy được sự vất vả không chỉ của riêng người đứng đầu ngành Y tế Việt Nam mà là của cả hệ thống chính trị từ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, đến lãnh đạo các Bộ, ban, ngành địa phương. Hành động thản nhiên đi chơi golf của hai “quan” Bình Định khi cả nước căng mình chống dịch càng gây thêm bức xúc, dư luận trái chiều ở thời điểm nhạy cảm, căng thẳng như hiện nay.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала