https://kevesko.vn/20210804/tai-sao-sau-brexit-london-huong-den-bien-dong-10894349.html
Tại sao sau Brexit London hướng đến Biển Đông?
Tại sao sau Brexit London hướng đến Biển Đông?
Sputnik Việt Nam
Ngày 26/7, tàu sân bay Queen Elizabeth của Hải quân Anh đã đi vào Biển Đông. Sự kiện này có nguyên nhân và hậu quả khá sâu sắc, nhà phân tích Piotr Tsvetov của... 04.08.2021, Sputnik Việt Nam
2021-08-04T06:05+0700
2021-08-04T06:05+0700
2021-08-03T18:06+0700
quan điểm-ý kiến
việt nam
châu á
thế giới
châu âu
brexit
biển đông
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/08/03/10894532_0:0:3223:1822_1920x0_80_0_0_2f9139bcf05959b2b99347328031974b.jpg
Theo thông báo chính thức, cùng với một nhóm lớn tàu hộ tống, con tàu lớn nhất của Hải quân Anh Queen Elizabeth đã rời Portsmouth vào cuối tháng 5 để đến thăm 40 quốc gia, gồm Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore. Trên Biển Đông, phân đội tàu Anh dự định tham gia cuộc tập trận do Mỹ tiến hành trong khuôn khổ chương trình “đảm bảo tự do hàng hải”. Có tin đồn rằng các thủy thủ Anh có thể thử xâm phạm khu vực 12 dặm xung quanh quần đảo Trường Sa, như gần đây một tàu khác của Anh là tàu Defender, đã làm ở Biển Đen ngoài khơi Crưm. Sau chuyến đi này, các nhà chức trách Anh có kế hoạch rõ ràng là để hai tàu chiến liên tục hiện diện trong tình trạng báo động ở phía Tây Thái Bình Dương.Dù các nhà chức trách chính thức của Anh có nói gì đi nữa, thì cả thế giới đều thấy rõ rằng, về bản chất, hành động của London là chống Trung Quốc. Quân đội Anh đang hành động theo đường lối của Nhà Trắng để chống sự trỗi dậy của Trung Quốc. Do đó, chắc là phía Bắc Kinh sẽ có phản ứng cứng rắn trước sự xuất hiện của đội tàu Anh ở ngoài khơi Trung Quốc. Thời báo Hoàn cầu, ấn phẩm chính thức bằng tiếng Anh của Trung Quốc, đã đăng một số bài viết đánh giá chính sách đối ngoại của Anh bằng giọng chế giễu. Các tác giả Trung Quốc so sánh hành động khiêu khích của London với hành động "con chó chạy theo Washington", gọi các hành động đó là sai lầm và khẳng định London sẽ bị trừng phạt. So sánh tiềm lực kinh tế và quân sự của Trung Quốc và Anh, có thể hiểu rằng hành động của London sẽ ít ảnh hưởng đến chính sách của Bắc Kinh.Nô lệ cho những tham vọng đế quốcĐiều gì đã thúc đẩy London phái tàu chiến đến Biển Đông, vốn khá mạo hiểm về mặt chính trị? Có vẻ kỳ lạ, nhưng điều này liên quan với việc Anh rời EU, hay còn gọi là Brexit. Cho đến nay, trên thế giới và chính ở nước Anh, người ta vẫn tranh cãi về việc liệu có cần thiết phải ra khỏi hiệp hội khu vực hùng mạnh, nơi mà Vương quốc Anh đóng vai trò rất đáng chú ý, được được công nhận là quốc gia hàng đầu, ngang hàng cùng với Đức và Pháp hay không. Nhưng những gì đã trót làm thì cũng đã làm mất rồi, nên hiện giờ chính phủ Anh muốn chứng minh rằng sự vĩ đại trước đây của Đế chế Anh đang được hồi sinh sau khi rời khỏi EU. Mà hải quân luôn là biểu tượng cho sự vĩ đại của nước Anh kể từ Kỷ nguyên những khám phá địa lý vĩ đại. Và bây giờ chính quyền Anh đang đặt cược vào việc phô trương sức mạnh của hạm đội Anh. Thật ra mà nói, các tác giả bài viết trong Global Times đã được đề cập trên đây không đánh giá cao tình trạng hiện tại của hạm đội Anh. Ngoài ra, chưa nói đến hơn 100 ca Covid-19 đã được ghi nhận trên tàu Queen Elizabeth trong quá trình đi từ Portsmouth đến Thái Bình Dương.London cư xử ở Thái Bình Dương như một đồng minh quân sự trung thành của Mỹ. Có lẽ đó là lý do tại sao, khi cuộc tranh luận về Brexit đang diễn ra ở Anh và EU, Washington đã tự làm ngơ trước vấn đề này. Rõ ràng, việc tách một thành viên hội nhập châu Âu ra khỏi hiệp hội là có lợi cho Mỹ, biến quốc gia này trở thành một đồng minh vâng lời, và do đó làm suy yếu toàn bộ EU, vốn thường mâu thuẫn với Washington.Bất cứ kế hoạch tham vọng nào có thể nảy sinh trong đầu các chính trị gia Anh đều sẽ không thể thành hiện thực, nếu không có các biện pháp trừng phạt của Washington. Churchill từng nói về "mối quan hệ đặc biệt" giữa London và Washington. Từ thời đó đến nay, quan hệ đó là không bình đẳng.
https://kevesko.vn/20210722/viet-nam-noi-gi-ve-hai-tau-chien-anh-den-bien-dong-10843391.html
https://kevesko.vn/20190725/anh-co-the-tim-loi-ich-quoc-gia-dat-nuoc-o-bien-dong-sau-brexit-7832255.html
biển đông
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2021
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/08/03/10894532_0:0:3223:2026_1920x0_80_0_0_fee0a35d9c4b6669b1541ba1b88260d5.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
quan điểm-ý kiến, việt nam, châu á, thế giới, châu âu, brexit
quan điểm-ý kiến, việt nam, châu á, thế giới, châu âu, brexit
Tại sao sau Brexit London hướng đến Biển Đông?
Ngày 26/7, tàu sân bay Queen Elizabeth của Hải quân Anh đã đi vào Biển Đông. Sự kiện này có nguyên nhân và hậu quả khá sâu sắc, nhà phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik viết.
Theo thông báo chính thức, cùng với một nhóm lớn tàu hộ tống, con tàu lớn nhất của Hải quân Anh Queen Elizabeth đã rời Portsmouth vào cuối tháng 5
để đến thăm 40 quốc gia, gồm Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore. Trên Biển Đông, phân đội tàu Anh dự định tham gia cuộc tập trận do Mỹ tiến hành trong khuôn khổ chương trình “đảm bảo tự do hàng hải”. Có tin đồn rằng các thủy thủ Anh có thể thử xâm phạm khu vực 12 dặm xung quanh quần đảo Trường Sa, như gần đây một tàu khác của Anh
là tàu Defender, đã làm ở Biển Đen ngoài khơi Crưm. Sau chuyến đi này, các nhà chức trách Anh có kế hoạch rõ ràng là để hai tàu chiến liên tục hiện diện trong tình trạng báo động ở phía Tây Thái Bình Dương.
Dù các nhà chức trách chính thức của Anh có nói gì đi nữa, thì cả thế giới đều thấy rõ rằng, về bản chất, hành động của London là chống Trung Quốc. Quân đội Anh đang hành động theo đường lối của Nhà Trắng để chống sự trỗi dậy của Trung Quốc. Do đó, chắc là phía Bắc Kinh sẽ có phản ứng cứng rắn trước sự xuất hiện của đội tàu Anh ở ngoài khơi Trung Quốc. Thời báo Hoàn cầu, ấn phẩm chính thức bằng tiếng Anh của Trung Quốc, đã đăng một số bài viết đánh giá chính sách đối ngoại của Anh bằng giọng chế giễu. Các tác giả Trung Quốc so sánh hành động khiêu khích của London với hành động "con chó chạy theo Washington", gọi các hành động đó là sai lầm và khẳng định London sẽ bị trừng phạt. So sánh tiềm lực kinh tế và quân sự của Trung Quốc và Anh, có thể hiểu rằng hành động của London sẽ ít ảnh hưởng đến chính sách của Bắc Kinh.
Nô lệ cho những tham vọng đế quốc
Điều gì đã thúc đẩy London phái tàu chiến đến Biển Đông, vốn khá mạo hiểm về mặt chính trị? Có vẻ kỳ lạ, nhưng điều này liên quan với việc Anh rời EU, hay còn gọi là Brexit. Cho đến nay, trên thế giới và chính ở nước Anh, người ta vẫn tranh cãi về việc liệu có cần thiết phải ra khỏi hiệp hội khu vực hùng mạnh, nơi mà Vương quốc Anh đóng vai trò rất đáng chú ý, được được công nhận là quốc gia hàng đầu, ngang hàng cùng với Đức và Pháp hay không. Nhưng những gì đã trót làm thì cũng đã làm mất rồi, nên hiện giờ chính phủ Anh muốn chứng minh rằng sự vĩ đại trước đây của Đế chế Anh đang được hồi sinh sau khi
rời khỏi EU. Mà hải quân luôn là biểu tượng cho sự vĩ đại của nước Anh kể từ Kỷ nguyên những khám phá địa lý vĩ đại. Và bây giờ chính quyền Anh đang đặt cược vào việc phô trương sức mạnh của hạm đội Anh. Thật ra mà nói, các tác giả bài viết trong Global Times đã được đề cập trên đây không đánh giá cao tình trạng hiện tại của hạm đội Anh. Ngoài ra, chưa nói đến hơn 100 ca Covid-19
đã được ghi nhận trên tàu Queen Elizabeth trong quá trình đi từ Portsmouth đến Thái Bình Dương.
London cư xử ở Thái Bình Dương như một đồng minh quân sự trung thành của Mỹ. Có lẽ đó là lý do tại sao, khi cuộc tranh luận về Brexit đang diễn ra ở Anh và EU, Washington đã tự làm ngơ trước vấn đề này. Rõ ràng, việc tách một thành viên hội nhập châu Âu ra khỏi hiệp hội là có lợi cho Mỹ, biến quốc gia này trở thành một đồng minh vâng lời, và do đó làm suy yếu toàn bộ EU, vốn thường mâu thuẫn với Washington.
Bất cứ kế hoạch tham vọng nào có thể nảy sinh trong đầu các chính trị gia Anh đều sẽ không thể thành hiện thực, nếu không có các biện pháp trừng phạt của Washington. Churchill từng nói về "mối quan hệ đặc biệt" giữa London và Washington. Từ thời đó đến nay, quan hệ đó là không bình đẳng.