Seoul hi vọng sự hỗ trợ của Bắc Kinh để thiết lập hòa bình lâu dài trên bán đảo Triều Tiên
07:16 05.08.2021 (Đã cập nhật: 17:51 10.08.2021)
© AFP 2023 / MENAHEM KAHANACác quốc kỳ của Hàn Quốc và Trung Quốc
© AFP 2023 / MENAHEM KAHANA
Đăng ký
Hàn Quốc yêu cầu sự hỗ trợ của quốc tế trong đối thoại với CHDCND Triều Tiên. Triều Tiên đã trả lời các cuộc gọi thông qua đường dây nóng của Hàn Quốc. Bình Nhưỡng yêu cầu dỡ bỏ lệnh trừng phạt trước khi nối lại các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ.
Hàn Quốc chờ đợi ASEAN + 3 hỗ trợ nỗ lực tiếp tục thúc đẩy tiến trình hòa bình trên bán đảo Triều Tiên trong bối cảnh đường dây liên lạc liên Triều được kích hoạt lại gần đây. Điều này đã được Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Jong Ui Yong công bố vào ngày 3/8 tại cuộc họp cấp bộ trưởng ASEAN-Trung Quốc-Hàn Quốc-Nhật Bản,- hãng tin Renhap đưa tin, dẫn nguồn từ Bộ Ngoại giao.
Ngoại trưởng Hàn Quốc yêu cầu hỗ trợ trong cuộc đối thoại với CHDCND Triều Tiên đúng vào ngày Triều Tiên trả lời các cuộc gọi đường dây nóng của Hàn Quốc lần đầu tiên sau 13 tháng. Tuần trước, tất cả các đường dây liên lạc xuyên biên giới giữa các bên đã được khôi phục, bao gồm cả đường dây nóng quân sự. Trong mười ngày đầu tháng 6 năm 2020, CHDCND Triều Tiên đã chặn tất cả các kênh liên lạc tại Văn phòng liên lạc liên Triều để phản đối việc miền Nam rải truyền đơn tuyên truyền chống chính phủ trên lãnh thổ của mình.
"Một mũi tên trúng hai đích"
Konstantin Asmolov, chuyên gia Trung tâm nghiên cứu Triều Tiên, Viện nghiên cứu Viễn Đông, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, lưu ý trong cuộc phỏng vấn với Sputnik rằng: hiện nay, Seoul không có lựa chọn bình thường nào khác ngoài tìm kiếm sự ủng hộ đối thoại với Bình Nhưỡng.
“Cộng hòa Triều Tiên đang cố gắng ‘giết hai con thỏ bằng một mũi tên’. Một mặt, đây là nỗ lực để chứng minh cái gọi là "chính sách hướng Nam mới" của Tổng thống Moon Jae-in, hướng tới ASEAN, thực sự phát huy tác dụng. Mặt khác, Hàn Quốc đang cố gắng tạo ra ảo tưởng nhất định về những thành công của chính sách đối ngoại theo hướng liên Triều. Mặc dù người Triều Tiên nói khá gay gắt: việc thống nhất đường dây liên lạc là một vấn đề kỹ thuật. Còn điều mà Bình Nhưỡng sẽ xem xét kỹ lưỡng dưới góc độ lý do để đưa ra quyết định phát triển tiến bộ trong quan hệ giữa hai nước là cuộc tập trận chung của Hàn Quốc và Hoa Kỳ sẽ diễn ra như thế nào và có diễn ra hay không. Vì vậy, điều rất quan trọng là Tổng thống Moon Jae In phải nhận được sự ủng hộ, hoặc ít nhất là làm ra vẻ dường tất cả đều ủng hộ ông ấy”.
Hôm Chủ nhật, em gái Kim Jong-un, Kim Yeo-jung, nhân vật chủ chốt trong chiến dịch gây sức ép của Bình Nhưỡng chống lại Seoul và Washington, đã cảnh báo rằng: tập trận quân sự Mỹ-Hàn có thể gây nguy hiểm cho các cuộc đàm phán Bắc-Nam. Thời gian bắt đầu tập trận dự kiến vào ngày 10/8. Bà nói rằng các cuộc tập trận thường niên của đồng minh "làm suy yếu nghiêm trọng" nỗ lực tái thiết quan hệ liên Triều.
Tuyên bố này khiến giới quan sát suy đoán rằng Triều Tiên đang lợi dụng việc Tổng thống Moon Jae-in muốn đàm phán với CHDCND Triều Tiên để cố gắng thoát khỏi sự kiểm soát chính sách của Mỹ. Về phần mình, chuyên gia Konstantin Asmolov lưu ý đến tình hình khó khăn mà Tổng thống Hàn Quốc đang vướng vào:
“Nhìn chung, hiện nay ở Hàn Quốc đang xảy ra tranh luận khá mạnh mẽ và gay gắt về vấn đề tập trận, đồng thời cả chính phủ và cả đảng cầm quyền đều bị chia rẽ. Một mặt, có những lực lượng tin rằng nên trì hoãn hoặc hủy bỏ các cuộc tập trận. Mặt khác, những người bảo thủ nói rằng Moon Jae-in đã ‘bán mình’, và nhìn chung, mọi thứ sẽ đi đến thực tế là Hàn Quốc sẽ “ nhảy theo giai điệu của Bắc Triều Tiên”. Mặt thứ ba, có những người nhắc tới lời hứa hẹn của Moon Jae-in: cho đến cuối nhiệm kỳ, sẽ trả lại quyền kiểm soát hoạt động của quân đội Hàn Quốc vào trong tay Hàn Quốc. Trong khi đó, quân đội Hàn Quốc trên thực tế không phải tuân lệnh Tổng thống Cộng hòa Triều Tiên mà là phục tùng tướng Mỹ, người có quyền phủ quyết quyết định. Những người này nói rằng: để làm điều đó, cần một cuộc tập trận quy mô lớn bình thường với Mỹ, để có thể chỉ cần kiểm tra quân đội sẵn sàng đến mức nào".
Triều Tiên đang yêu cầu dỡ bỏ các lệnh trừng phạt quốc tế cấm xuất khẩu khoáng sản, nhập khẩu năng lượng và các nhu yếu phẩm khác trước khi tiếp tục đàm phán với Mỹ về phi hạt nhân hóa. Điều này đã được thông báo vào thứ Ba bởi các nguồn tin trong quốc hội Hàn Quốc. Rõ ràng, Seoul sẽ không thể bỏ qua yêu cầu này nếu họ tính đến sự tan băng trong quan hệ với Bình Nhưỡng. Đồng thời, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Ned Price cho biết tại cuộc họp báo: Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken kêu gọi thực hiện đầy đủ các biện pháp trừng phạt đối với CHDCND Triều Tiên trong các cuộc họp trong tuần này với các đồng nghiệp từ 10 nước ASEAN. Trong điều kiện này, liệu ASEAN có thể đưa ra lập trường thỏa hiệp và tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề bán đảo Triều Tiên đáp ứng lợi ích của mình hay không?