https://kevesko.vn/20210808/thong-tin-bac-si-rut-ong-tho-cua-nguoi-than-de-nhuong-cho-san-phu-la-hu-cau-10916163.html
Thông tin “bác sĩ rút ống thở của người thân để nhường cho sản phụ” là hư cấu
Thông tin “bác sĩ rút ống thở của người thân để nhường cho sản phụ” là hư cấu
Sputnik Việt Nam
Sở Y tế TP.HCM đã vào cuộc và xác minh thông tin lan truyền trên mạng xã hội về trường hợp một bác sĩ rút ống thở của người nhà để nhường máy thở cho sản phụ... 08.08.2021, Sputnik Việt Nam
2021-08-08T18:00+0700
2021-08-08T18:00+0700
2021-08-08T17:50+0700
việt nam
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/06/0e/10650350_0:273:2000:1398_1920x0_80_0_0_8a097d224d1027a4c46d9f2b5bb8d0e3.jpg
Trưa 8/8, Sở Y tế TP.HCM phát đi thông tin chính thức về nội dung lan truyền trên mạng xã hội liên quan đến một bác sĩ nhường máy thở của người nhà để cứu mẹ con sản phụ.Theo đó, sau khi kiểm tra, Sở Y tế thành phố khẳng định, thông tin này là hư cấu, các bệnh viện của TP.HCM không có trường hợp nào rút ống thở để nhường cho bệnh nhân khác. Hiện Sở đang phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh làm rõ nguồn gốc bài đăng này để xử lý theo quy định của pháp luật.Trước đó, tối 7/8, trên mạng xã hội xuất hiện nội dung chia sẻ của một người tên Trần Khoa, được cho là bác sĩ sản phụ khoa. Thông tin chia sẻ cho biết bác sĩ này đã quyết định “nhường đi chiếc máy thở” của ba mẹ mình đang dùng cho một sản phụ đang cần. Người này sau đó đã “kìm nỗi đau mất người thân, trực tiếp vào phòng mổ phẫu thuật thành công cho sản phụ sinh đôi này”. Kèm với nội dung còn có hình ảnh 2 bé song sinh được cho là 2 bé mà bác sĩ này vừa phẫu thuật. Sau khi đăng tải, bài viết đã lan truyền với tốc độ chóng mặt, hầu hết cộng đồng mạng đều bày tỏ sự xúc động và cảm phục trước hành động của bác sĩ trên. Trong sáng 8/8, nhiều bệnh viện có khoa sản tại TP.HCM lên tiếng phủ nhận không có ca mổ bắt con nào diễn ra trong ngày hôm qua (7/8) như thông tin trên mạng phản ánh. Trên mạnh xã hội cũng xuất hiện thông tin bác sĩ Trần Khoa làm việc tại Bệnh viện Lê Văn Việt ở thành phố Thủ Đức và Bệnh viện Chợ Rẫy. Tuy nhiên, lãnh đạo các bệnh viện này cho biết không có bác sĩ “Trần Khoa” và cũng không có sản phụ nào được mổ bởi bác sĩ này.Đối với tấm hình 2 em bé sơ sinh được cho là do bác sĩ Khoa mổ bắt con, trên thực tế, đó là hình ảnh của bác sĩ Cao Hữu Thịnh (từng công tác tại Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM). Trong đó, một tấm hình được chụp lại khi bác sĩ Thịnh mổ cho sản phụ vào ngày 21/7 và một tấm hình khác mổ cho sản phụ vào ngày 1/4.Vị bác sĩ này mong muốn mạng xã hội gỡ hình ảnh của các em bé mà ông mổ cho các sản phụ vì điều này ảnh hưởng đến các cặp vợ chồng đã được ông theo dõi điều trị trước đó.Tăng cường xử lý tin giả, tin sai sự thật về Covid-19Theo Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TH), thời gian gần đây, tình trạng phát tán tin giả, tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch Covid-19 có dấu hiệu gia tăng.Bộ TT&TT đề nghị các bộ, tỉnh tăng cường rà quét, phát hiện kịp thời tin giả, tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch tại bộ, ngành, địa phương. Khi phát hiện tin giả, tin sai sự thật, cần chỉ đạo lực lượng công an, các lực lượng có liên quan kịp thời xác minh đối tượng phát tán tin giả, phối hợp với đơn vị chức năng của Bộ TT&TT để thẩm định nguồn tin, công bố, cảnh báo tin giả, tin sai sự thật. Cùng với đó, các đơn vị chủ động xử lý nghiêm các đối tượng phát tán thông tin vi phạm pháp luật trên địa bàn. Trường hợp không xác định được danh tính, nhân thân của đối tượng vi phạm, phối hợp với Bộ TT&TT, Bộ Công an để có biện pháp ngăn chặn nội dung vi phạm trên không gian mạng. Trước đó, vào ngày 17/6, Bộ TT&TT đã ban hành Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội. Bộ quy tắc nhằm tạo điều kiện phát triển lành mạnh mạng xã hội tại Việt Nam, đảm bảo quyền tự do cá nhân, quyền tự do kinh doanh, không phân biệt đối xử nhà cung cấp dịch vụ trong và ngoài nước, phù hợp với chuẩn mực, thông lệ và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.Đồng thời, Bộ quy tắc cũng hướng tới xây dựng chuẩn mực đạo đức về hành vi, ứng xử trên mạng xã hội, giáo dục ý thức, tạo thói quen tích cực trong các hành vi ứng xử của người dùng trên mạng xã hội, góp phần xây dựng môi trường mạng an toàn, lành mạnh tại Việt Nam.
https://kevesko.vn/20210106/nguoi-phu-nu-mac-covid-19-tu-choi-tho-may-de-noi-loi-cuoi-vinh-biet-gia-dinh-9904374.html
https://kevesko.vn/20210204/ha-noi-phat-tien-4-truong-hop-thong-tin-sai-su-that--ve-dich-benh-covid-19-tren-mang-xa-hoi-10034545.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2021
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/06/0e/10650350_62:0:1926:1398_1920x0_80_0_0_9de533208b3fcb8a69d33738879caa0b.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam
Thông tin “bác sĩ rút ống thở của người thân để nhường cho sản phụ” là hư cấu
Sở Y tế TP.HCM đã vào cuộc và xác minh thông tin lan truyền trên mạng xã hội về trường hợp một bác sĩ rút ống thở của người nhà để nhường máy thở cho sản phụ là hư cấu.
Trưa 8/8, Sở Y tế TP.HCM phát đi thông tin chính thức về nội dung lan truyền trên mạng xã hội liên quan đến một bác sĩ nhường máy thở của người nhà để cứu mẹ con sản phụ.
Theo đó, sau khi kiểm tra, Sở Y tế thành phố khẳng định, thông tin này là hư cấu,
các bệnh viện của TP.HCM không có trường hợp nào rút ống thở để nhường cho bệnh nhân khác. Hiện Sở đang phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh làm rõ nguồn gốc bài đăng này để xử lý theo quy định của pháp luật.
Trước đó, tối 7/8, trên mạng xã hội xuất hiện nội dung chia sẻ của một người tên Trần Khoa, được cho là bác sĩ sản phụ khoa. Thông tin chia sẻ cho biết bác sĩ này đã quyết định “nhường đi chiếc máy thở” của ba mẹ mình đang dùng cho một sản phụ đang cần. Người này sau đó đã “kìm nỗi đau mất người thân, trực tiếp vào phòng mổ phẫu thuật thành công cho sản phụ sinh đôi này”. Kèm với nội dung còn có hình ảnh 2 bé song sinh được cho là 2 bé mà bác sĩ này vừa phẫu thuật.
Sau khi đăng tải, bài viết đã lan truyền với tốc độ chóng mặt, hầu hết cộng đồng mạng đều bày tỏ sự xúc động và cảm phục trước hành động của bác sĩ trên.
Trong sáng 8/8, nhiều bệnh viện có khoa sản tại TP.HCM lên tiếng phủ nhận không có ca mổ bắt con nào diễn ra trong ngày hôm qua (7/8) như thông tin trên mạng phản ánh. Trên mạnh xã hội cũng xuất hiện thông tin bác sĩ Trần Khoa làm việc tại Bệnh viện Lê Văn Việt ở thành phố Thủ Đức và
Bệnh viện Chợ Rẫy. Tuy nhiên, lãnh đạo các bệnh viện này cho biết không có bác sĩ “Trần Khoa” và cũng không có sản phụ nào được mổ bởi bác sĩ này.
Đối với tấm hình 2 em bé sơ sinh được cho là do bác sĩ Khoa mổ bắt con, trên thực tế, đó là hình ảnh của bác sĩ Cao Hữu Thịnh (từng công tác tại Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM). Trong đó, một tấm hình được chụp lại khi bác sĩ Thịnh mổ cho sản phụ vào ngày 21/7 và một tấm hình khác mổ cho sản phụ vào ngày 1/4.
“Tôi không hiểu sao hình trên trang Facebook cá nhân của mình lại được lấy để gán ghép cho những thông tin sai sự thật là bác sĩ Khoa nào đó rút ống thở để cho sản phụ thở và giúp bác sĩ mổ bắt con thành công. Đây là thông tin bịa đặt vô đạo đức”, bác sĩ Thịnh nói.
Vị bác sĩ này mong muốn mạng xã hội gỡ hình ảnh của các em bé mà ông mổ cho các sản phụ vì điều này ảnh hưởng đến các cặp vợ chồng đã được ông theo dõi điều trị trước đó.
Tăng cường xử lý tin giả, tin sai sự thật về Covid-19
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TH), thời gian gần đây, tình trạng phát tán tin giả, tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch Covid-19 có dấu hiệu gia tăng.
Bộ TT&TT đề nghị các bộ, tỉnh tăng cường rà quét, phát hiện kịp thời tin giả, tin sai sự thật về
tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch tại bộ, ngành, địa phương. Khi phát hiện tin giả, tin sai sự thật, cần chỉ đạo lực lượng công an, các lực lượng có liên quan kịp thời xác minh đối tượng phát tán tin giả, phối hợp với đơn vị chức năng của Bộ TT&TT để thẩm định nguồn tin, công bố, cảnh báo tin giả, tin sai sự thật.
Cùng với đó, các đơn vị chủ động xử lý nghiêm các đối tượng phát tán thông tin vi phạm pháp luật trên địa bàn. Trường hợp không xác định được danh tính, nhân thân của đối tượng vi phạm, phối hợp với Bộ TT&TT, Bộ Công an để có biện pháp ngăn chặn nội dung vi phạm trên không gian mạng.
Trước đó, vào ngày 17/6, Bộ TT&TT đã ban hành Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội. Bộ quy tắc nhằm tạo điều kiện phát triển lành mạnh mạng xã hội tại Việt Nam, đảm bảo quyền tự do cá nhân, quyền tự do kinh doanh, không phân biệt đối xử nhà cung cấp dịch vụ trong và ngoài nước, phù hợp với chuẩn mực, thông lệ và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Đồng thời, Bộ quy tắc cũng hướng tới xây dựng chuẩn mực đạo đức về hành vi, ứng xử trên mạng xã hội, giáo dục ý thức, tạo thói quen tích cực trong các hành vi ứng xử của người dùng trên mạng xã hội, góp phần xây dựng môi trường mạng an toàn, lành mạnh tại Việt Nam.