Quy định mới về Giấy đi đường và 15 ngày mang tính quyết định của Hà Nội

© Ảnh : TTXVN - Bùi Cương QuyếtHà Nội siết chặt cấp và sử dụng giấy đi đường trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội
Hà Nội siết chặt cấp và sử dụng giấy đi đường trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.08.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Sáng 9/8, nhiều tuyến phố trung tâm ùn ứ khi lực lượng chức năng kiểm soát giấy đi đường sau Công điện của Chủ tịch UBND TP Hà Nội được phát đi trong chiều tối 8/8.

Nhiều người dân chưa kịp chuẩn bị giấy tờ

Bắt đầu từ sáng 9/8,  lực lượng chức năng tại các chốt kiểm soát dịch tại Thủ đô đã siết chặt kiểm tra giấy đi đường khiến nhiều chốt xảy ra ùn tắc do người dân chưa kịp làm đủ giấy tờ cần thiết theo quy định mới.
Lập hàng rào dây thép gai dọc đường Hồng Hà khu vực phong tỏa cả phường Chương Dương (Hà Nội) - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.08.2021
Đại dịch COVID-19
Thuốc Remdesivir kháng virus Covid-19 đã về Việt Nam, Hà Nội có tiếp tục giãn cách sau 7/8?
Chiều tối 8/8, UBND TP Hà Nội phát đi văn bản về việc siết chặt việc cấp và sử dụng Giấy đi đường trong thời gian giãn cách xã hội theo Công điện số 18/CĐ-UBND ngày 06/8/2021 của Chủ tịch UBND Thành phố.
Theo văn bản mới này, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu người đi đường xuất trình Giấy đi đường theo mẫu kèm theo căn cước công dân/Chứng minh thư nhân dân, lịch trực, lịch làm việc, văn bản phân công nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị...
Đa phần người dân đều ngỡ ngàng khi bị kiểm tra và lập biên bản do không đủ giấy tờ theo quy định mới này. Tuy nhiên, Phó trưởng công an phường Láng Hạ (Hà Nội) cũng chia sẻ:
“Siết chặt theo quy định giấy đi đường mới, sáng 9/8 chúng tôi đã kiểm tra hàng loạt trường hợp và đã lập biên bản khoảng 30 trường hợp giấy đi đường không ghi chi tiết công việc. Những trường hợp này, chúng tôi sẽ tham mưu cho UBND phường Láng Hạ để quyết định nhắc nhở do mới sáng ngày đầu tiên thực hiện nên chưa kịp cập nhật. Từ trưa 9/8 chúng tôi sẽ xử phạt nếu người dân không cập nhật theo quy định”.
Có thời điểm xảy ra ùn tắc kéo dài hàng trăm mét tại chốt kiểm soát này, điều này dẫn đến khoảng cách giữa những người trong đám đông bị rút ngắn. Có nên khắc phục tình trạng này để tránh nguy cơ lây nhiễm Covid-19?

Ngoài giấy đi đường cần giấy tờ gì?

Trong công văn phát đi tối 8/8, Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, về cơ bản các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã thực hiện tốt việc cấp Giấy đi đường, nhưng vẫn có nhiều trường hợp cấp và sử dụng Giấy đi đường không đúng mục đích, không đúng đối tượng. Một số chốt kiểm soát chưa siết chặt việc kiểm tra, dẫn đến tình trạng đông người đi lại trên đường, không thực hiện nghiêm việc giãn cách.
Vì thế, trong 15 ngày giãn cách tiếp theo (đến 6 giờ sáng 23.8), UBND TP yêu cầu siết chặt công tác cấp và sử dụng Giấy đi đường, phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19. Ngoài mẫu Giấy đi đường theo quy định như trước, từ 9/8, tất cả người đi đường cần xuất trình kèm theo: căn cước công dân/chứng minh thư nhân dân, lịch trực, lịch làm việc, văn bản phân công nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp BCĐ Quốc gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.08.2021
Đại dịch COVID-19
Phó Thủ tướng nêu 'chìa khoá' để dịch bệnh tại Hà Nội không như TP.HCM
TP cũng đề nghị các cơ quan, đơn vị bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà. Chỉ những người được phép mới đến làm việc trực tiếp trong trường hợp thực sự cần thiết như: trực chiến đấu, trực cơ quan, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cấp thiết khác theo yêu cầu nhiệm vụ.
Người đứng đầu đơn vị có trách nhiệm quản lý chặt chẽ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, cam kết về việc đảm bảo các quy định về phòng, chống dịch; chịu trách nhiệm về việc cán bộ, công chức, viên chức, người lao động gây lây nhiễm dịch bệnh do không chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch. Không lập kế hoạch hoạt động, phân công công tác; cấp Giấy đi đường không đúng đối tượng và sử dụng Giấy đi đường sai mục đích.

Bí thư Thành ủy Hà Nội: 15 ngày quyết định của Hà Nội

Theo Bí thư Thành ủy TP Hà Nội, để kiểm soát, ngăn chặn dịch, Thường trực Thành ủy đã nhất trí với đề xuất của Ban Cán sự đảng UBND thành phố tiếp tục giãn cách xã hội toàn thành phố 15 ngày theo nguyên tắc Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ tới 6h ngày 23-8-2021. Ông Đinh Tiến Dũng khẳng định:
“Đây là giải pháp tốt nhất tại thời điểm này”.
Ông Dũng cũng thông tin thêm về việc quyết định siết chặt hơn đối với Chỉ thị 16 tại Hà Nội:
Đồng chí Đinh Tiến Dũng tại hội nghị. - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.05.2021
Ông Đinh Tiến Dũng - Bí thư Hà Nội với những phát ngôn sắc sảo, quyết liệt
“Thành phố đã chỉ đạo siết chặt việc cấp và sử dụng giấy đi đường để bảo đảm các cơ quan, đơn vị thực hiện đúng quy định: Bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà, chỉ những người được phép mới đến làm việc trực tiếp trong trường hợp thực sự cần thiết như: Trực chiến đấu, trực cơ quan, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cấp thiết khác theo yêu cầu nhiệm vụ”.
Bí thư Thành Uỷ Đinh Tiến Dũng cũng nêu quan điểm, nếu 15 ngày đầu giãn cách có ý nghĩa quan trọng thì 15 ngày tiếp theo càng có ý nghĩa quan trọng, quyết định hơn. Nhiệm vụ cấp bách của cả hệ thống chính trị từ thành phố xuống cơ sở và toàn thể người dân Thủ đô lúc này là chấp hành nghiêm nguyên tắc "người cách ly với người", "gia đình cách ly với gia đình”, kiên quyết yêu cầu người dân “ai ở đâu ở yên đấy”.
“Chúng tôi tin rằng, với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của người dân, khó khăn nào cũng sẽ vượt qua, Hà Nội và cả nước chắc chắn sẽ đẩy lùi Covid-19”, ông Dũng quyết tâm.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала