Сon hổ - Sputnik Việt Nam, 1920
Cứu hộ động vật hoang dã tại Việt Nam
Thiên nhiên phong phú của Việt Nam là ngôi nhà chung dành cho nhiều loài động vật kỳ bí từ khắp thế giới. Thật đáng tiếc, một số loài vật này đang trên bờ vực tuyệt chủng do nạn săn bắn trái phép và cảnh ô nhiễm môi trường.

Cao hổ không phải “thần dược” để chữa bệnh

© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Văn NhậtCác cá thể hổ do Công an Nghệ An bắt giữ được Vườn quốc gia Pù Mát chăm sóc đang dần phục hồi sức khỏe
Các cá thể hổ do Công an Nghệ An bắt giữ được Vườn quốc gia Pù Mát chăm sóc đang dần phục hồi sức khỏe - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.08.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) – Cần nhanh chóng thay đổi hành vi và tư duy cổ suý các chế phẩm từ hổ để phục vụ mục đích chữa bệnh tại Việt Nam. Theo lời các chuyên gia y học, ngoài cao hổ còn nhiều thứ cao khác và phương pháp tốt để chữa các bệnh về xương khớp đã được chứnng minh trên thực tế.

Cung đi đôi với cầu

Lâu nay, cao hổ được một bộ phận người dân Việt Nam tin là liều thuốc thần kỳ cho xương khớp, giảm đau, suy nhược cơ thể, thể nên hoạt động buôn bán hổ trái phép và các sản phẩm từ hổ vẫn âm thầm diễn ra. Mới đây nhất, việc giải cứu 17 con hổ trưởng thành ((200-265 kg/con)bị nuôi nhốt trái phép trong nhà dân ở Nghệ An đã khiến dư luận bất bình.
Сon hổ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.08.2021
Cứu hộ động vật hoang dã tại Việt Nam
Công an tỉnh Nghệ An nói gì về việc 8 trong số 17 con hổ đã chết sau khi thu giữ?
Vài ngày sau, 8 con hổ trong số này đã chết. Ông Trần Hiện, đại diện phát ngôn của  tổ chức CHANGE và WildAid Việt Nam (tổ chức phi lợi nhuận về môi trường tại TP.HCM) lý giải các nguyên nhân như thay đổi môi trường sống đột ngột, quy trình tiêm thuốc gây mê, vận chuyển và cơ sở cứu hộ không đảm bảo đã khiến cho số hổ này bị chết.
Chủ nhà nuôi hổ khai nhận mua số hổ này từ Lào khi chúng còn nhỏ, sau đó cải tạo hệ thống chuồng trại, xây tầng hầm với diện tích khoảng 80-120 m2 rồi chia thành từng ô rộng khoảng 4 m2 để nuôi nhốt.
Trong khi đó, ngành Kiểm lâm tỉnh Nghệ An khẳng định những năm qua, đơn vị đã thành lập nhiều đoàn, tổ công tác kiểm tra các khu vực nghi ngờ nuôi nhốt động vật hoang dã trái phép nhưng không phát hiện gì.
Vụ việc đã “gây bão” trên truyền thông và mạng xã hội Việt Nam nhưng ít ai bàn tán đến nguyên nhân của hành động bất thường này.
Trao đổi với Sputnik, Dược sĩ Vũ Thị Việt cho biết:
“Hiện nay, chưa thể khẳng định về động cơ nuôi nhốt hổ trái phép này, cơ quan công an vẫn đang điều tra. Tuy nhiên, nhu cầu cao của người Việt đối với sản phẩm cao hổ cốt là không thể phủ nhận. Dù trái phép, nhưng hoạt động buôn bán các sản phẩm từ hổ này vẫn âm thầm diễn ra trên thị trường. Với vài động tác tìm kiếm trên mạng, có thể ra ngau một địa chỉ mua cao hổ cốt. Điều này có thể là nguyên nhân khiến người ra nuôi chui loại động vật hoang dã trong sách Đỏ này. Chừng nào có cầu thì chừng có sẽ có cung”.
Tuỳ người bán, cửa hàng, giá cao hổ cốt 100% trên thị trường hiện nay được chào bán khoảng 20 triệu vnd/lạng, và thuờng chỉ khách quen mới mua được loại mặt hàng này.
© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Văn NhậtCác cá thể hổ do Công an Nghệ An bắt giữ được Vườn quốc gia Pù Mát chăm sóc trong các phòng đảm bảo các điều kiện theo quy định về nuôi nhốt, chăm sóc hổ
Các cá thể hổ do Công an Nghệ An bắt giữ được Vườn quốc gia Pù Mát chăm sóc trong các phòng đảm bảo các điều kiện theo quy định về nuôi nhốt, chăm sóc hổ - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Các cá thể hổ do Công an Nghệ An bắt giữ được Vườn quốc gia Pù Mát chăm sóc trong các phòng đảm bảo các điều kiện theo quy định về nuôi nhốt, chăm sóc hổ

Cao hổ không chứng minh được tác dụng

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Thế, Bệnh viện Y học Cổ truyền (Bộ Công an), các bài thuốc sử dụng sản phẩm từ động vật như: cao hổ, mật gấu, tê giác… không có tác dụng như lâu nay người ta vẫn đồn đoán. Nhiều người bệnh vẫn mơ hồ về công dụng thực sự của những thứ được coi là “thần dược” này.
“Cao hổ cốt bản chất chủ yếu là canxi mà canxi để vào xương phụ thuộc vào 3 vấn đề. Để hấp thụ được canxi, bác sĩ phải kê đến 3 loại thuốc. Nếu chỉ dùng cao hổ cốt mà xương hấp thụ được canxi thì hơi khó khăn, do đó, hiệu quả rất thấp so với số tiền bỏ ra. Hơn nữa, ngày nay cao hổ bị làm giả rất nhiều”,  bác sĩ Thế nói.
Ông cho biết trong đông y có rất nhiều vị thuốc chuyên dùng để chữa các bệnh đau nhức xương khớp rất hiệu quả như đỗ trọng, tục đoạn, cốt toái bổ, thiên niên kiện, cẩu tích… Các vị thuốc này giá cả bình dân và có thể dùng thay thế cao hổ cốt.
Hổ Amur với con mới sinh trong sở thú ở Plock, Ba Lan - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.08.2021
Cứu hộ động vật hoang dã tại Việt Nam
Phát hiện 17 con hổ lớn nuôi nhốt trái phép trong khu dân cư
Đồng tình với quan điểm này, Dược sĩ Việt cho biết:
“Thành phần cao hổ cốt có calcium phosphate, protein, calcium carbonate, megiesium phosphate, trong đó collagen là hoạt chất chính; gelatin của hổ cốt chứa 17 amino-acid, acid amin và có tỉ lệ đạm toàn phần rất cao. Đây đều là những chất có ở xương nhiều loài động vật khác, không nói lên được “tác dụng thần kỳ” của cao hổ trong chữa bệnh xương khớp”.
Bà cho biết khi phân tích tỷ lệ acid amin và calcium (canxi) của cao hổ cốt so với cao một số loại động vật khác như: cao khỉ, cao trăn, cao gấu, cao ban long (từ xương hươu, nai) thì không có sự chênh lệch lớn.
“Trên thị trường, nhiều người đã mua phải cao hổ giả. Thủ thuật của người nấu cao hổ rất đa dạng, họ có thể trộn xương các loài vật khác như trâu, bò, chó, khỉ… hoặc là trộn một lượng thuốc Tây chống viêm, giảm đau, thậm chí là thuốc phiện để người dùng bị đánh lừa là đỡ đau, có hiệu quả”, Dược sĩ nói với Sputnik.
Hổ là loài động vật quý hiếm nằm trong sách Đỏ, cao hổ thực sự không mang lại hiệu quả rõ rệt, lại đắt đỏ, dễ bị làm giả nên giới chuyên gia, y học Việt nam đã khuyến cáo người dân thay đổi hành vi, không sử dụng các chế phầm từ hổ.
Thay vào đó, để điều trị bệnh xương khớp có rất nhiều loại thuốc và phương pháp điều trị không dùng thuốc (châm cứu) đã được chứng minh sự hiệu quả.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала