Bụi mịn PM2,5: "Sát thủ vô hình” của người dân Hà Nội

© Ảnh : Thành Đạt - TTXVNTổ chức Air Visual đưa thành phố Hà Nội vào Bảng xếp hạng 10 thành phố có chất lượng không khí xấu nhất thế giới và xếp hạng Hà Nội là thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới (chỉ số AQI luôn trên 200 - mức xấu).
Tổ chức Air Visual đưa thành phố Hà Nội vào Bảng xếp hạng 10 thành phố có chất lượng không khí xấu nhất thế giới và xếp hạng Hà Nội là thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới (chỉ số AQI luôn trên 200 - mức xấu).  - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.08.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Hội thảo báo cáo “Kết quả nghiên cứu tác động ô nhiễm không khí do bụi PM2,5 lên sức khỏe cộng đồng tại Hà Nội năm 2019” cho thấy, nồng độ bụi mịn PM2,5 tại Hà Nội vượt ngưỡng cho phép, có nguy cơ làm giảm tuổi thọ của người dân Thủ đô.
Ngày 12/8, Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn) phối hợp cùng Trường Đại học Y tế Công Cộng (HUPH), Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-UET) công bố những dữ liệu mới nhất về tác động của ô nhiễm bụi PM2,5 trên địa bàn Hà Nội. Đây là nghiên cứu đầu tiên sử dụng số liệu do địa phương cung cấp để đánh giá gánh nặng bệnh tật do tác động của ô nhiễm bụi PM2,5 đến sức khỏe cộng đồng tại Hà Nội. Nghiên cứu được thực hiện trong khuôn khổ Dự án Chung tay vì Không khí Sạch với hỗ trợ từ Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID).
© Sputnik / Lena ChuBụi mịn PM2.5 gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ người dân Thủ đô
Bụi mịn PM2.5  gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ người dân Thủ đô - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Bụi mịn PM2.5 gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ người dân Thủ đô

Vượt ngưỡng tiêu chuẩn quốc gia

Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Thị Nhật Thanh, Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, nồng độ bụi PM2,5 trên toàn thành phố Hà Nội vượt ngưỡng quy chuẩn quốc gia. Cụ thể, nồng độ bụi PM2,5 trung bình năm của các quận, huyện và thị xã nằm trong khoảng 28,15 μg/m³ đến 39,4μg/m³. Các quận nội thành Hà Nội: Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng có nồng độ PM2,5 cao nhất do đây là những khu vực tập trung đông dân cư, có mật độ dân số và giao thông cao, nhiều hoạt động kinh tế xã hội. Các huyện ngoại thành có nồng độ bụi PM2,5 thấp hơn.
Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.03.2021
Phát triển giao thông công cộng có giúp Hà Nội giảm ô nhiễm không khí?
Ô nhiễm không khí (ONKK) từ bụi PM2,5 có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng ở các khu vực đô thị. Trên thế giới, các bằng chứng khoa học về tác động sức khỏe của ONKK do bụi PM2,5 đã được tiến hành và công bố, bao gồm cả tác động tức thời và tác động dài hạn. Trả lời Sputnik về sự thay đổi nồng độ bụi PM2,5 trong thời gian giãn cách trong năm 2020 và 2021 tại Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Thị Nhật Thanh cho biết:
“Về chất lượng không khí ở Hà Nội và toàn quốc qua so sánh kết quả nghiên cứu năm 2019 và năm 2020, chúng tôi thấy nồng độ bụi PM2,5 năm 2020 có xu hướng giảm so với năm 2019. Năm 2021 hiện tại chưa có kết quả. Chúng tôi cũng phân tích chi tiết nguồn gốc gây ra ô nhiễm bụi PM2,5 trên phạm vi toàn quốc, ở Hà Nội cũng như TP.HCM, kết quả chi tiết nằm trong báo cáo hiện trạng bụi PM2,5 với số liệu đầu nguồn có thể được công bố vào cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9/2021".
Đánh giá về việc cùng ngân sách đầu tư vào các trạm quan trắc như hiện nay chỉ đạt mục tiêu xác nhận và cảnh báo ô nhiễm, nhưng chưa giải quyết tận gốc vấn đề, PGS.TS Nguyễn Thị Nhật Thanh cho rằng:
“Xây dựng bản đồ nồng độ bụi PM2,5 là chúng tôi xây dựng cho toàn quốc. Hà Nội là một trong các thành phố lớn được ưu tiên về cơ sở vật chất cũng như có mật độ trạm quan trắc rất nhiều. Do vậy khi tính toán ra thì số liệu tại Hà Nội rất chính xác. Mặc dù được áp dụng cho toàn quốc nhưng ở khu vực có ít trạm thì số liệu có sai số lớn hơn. Tuy nhiên, đây là cách tiếp cận được thế giới sử dụng rộng rãi để đưa ra cảnh báo sức khoẻ trên phạm vi toàn cầu. Khi chúng ta bổ sung được số liệu quan trắc thì có thể nâng cấp được chất lượng bản đồ và đưa ra đánh giá chi tiết hơn”.

Giảm 2,2 năm tuổi thọ trung bình của người dân

Đánh giá tác động của ONKK đến sức khỏe là một cấu phần quan trọng trong quá trình xây dựng các chính sách kiểm soát chất lượng không khí (CLKK) và cải thiện vấn đề sức khỏe tại nhiều quốc gia. Theo báo cáo trên, cũng chỉ ra, gánh nặng bệnh tật liên quan đến tử vong và nhập viện do phơi nhiễm với bụi PM2,5 tại Hà Nội năm 2019 là đáng kể.
© Sputnik / Lena ChuTS. Nguyễn Thị Trang Nhung, Trường ĐH Y tế Công cộng phát biểu về Tác động Ô nhiễm không khí (ONKK) lên sức khoẻ cộng đồng tại Hà Nội (2019)
TS. Nguyễn Thị Trang Nhung, Trường ĐH Y tế Công cộng phát biểu về Tác động Ô nhiễm không khí (ONKK) lên sức khoẻ cộng đồng tại Hà Nội (2019) - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
TS. Nguyễn Thị Trang Nhung, Trường ĐH Y tế Công cộng phát biểu về Tác động Ô nhiễm không khí (ONKK) lên sức khoẻ cộng đồng tại Hà Nội (2019)
Trao đổi với Sputnik về các loại bệnh gây ra nhiều nhất do bụi mịn PM2,5, Tiến sĩ (TS) Nguyễn Thị Trang Nhung, Trường ĐH Y tế Công Cộng, chỉ ra:
“Hiện nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã liệt kê danh sách các bệnh, vấn đề sức khoẻ liên quan đến ô nhiễm không khí. Trong đó, vấn đề tử vong được ưu tiên vì phơi nhiễm ô nhiễm không khí dẫn tới bệnh tật, giảm sức khoẻ và cuối cùng là tử vong".
Bên cạnh thực trạng về gánh nặng bệnh tật, báo cáo nêu rõ những lợi ích sức khỏe nếu nồng độ bụi PM2,5 trên địa bàn Hà Nội năm 2019 được kiểm soát. Cụ thể, nếu nồng độ bụi PM2,5 trung bình năm 2019 tại Hà Nội được kiểm soát ở mức 25 μg/m3 (QCVN 2013), số ca tử sớm do ô nhiễm đã tránh được là 2.575 ca; Hà Nội tránh được tổng số 71.613 năm sống bị mất và kỳ vọng sống đã có thể tăng lên 812 ngày, tức là khoảng 2,22 năm tuổi.
Mặt khác, nếu nồng độ bụi PM2,5 tại Hà Nội năm 2019 được kiểm soát ở mức 10 μg/m3 (mức khuyến cáo của WHO), số ca tử vong sớm do ô nhiễm đã tránh được là 4.222 ca. Như vậy, kỳ vọng sống của người dân Hà Nội có thể tăng lên 3,88 năm và tránh được 123.103 năm sống bị mất.

Đẩy mạnh công nghệ, vận động sự tham gia của người dân

Trước 2019, rất ít người biết đến câu chuyện chất lượng không khí. Với sự xuất hiện của các trạm đo chất lượng không khí tại Đại sứ quán Mỹ, trường Liên hợp quốc UNIS và sau đó là các trạm đo tại Hà Nội, đặc biệt là các ứng dụng đo không khí hay "Chương trình khoa học công dân” thì nhận thức của người dân Hà Nội về ONKK được nâng cao. Trao đổi với Sputnik về điều này, bà Nguyễn Thị Trang Nhung, Nhóm Khoa học công dân, Trung tâm Live&Learn, cho biết:
“Hiện nay người dân chú ý theo dõi chất lượng không khí thông qua các ứng dụng trên điện thoại của mình hoặc qua bản tin dự báo thời tiết, đặc biệt là trong thời điểm ô nhiễm không khí cao. Chúng tôi đánh giá đây là một trong những hiệu quả đầu tiên là người dân bắt đầu biết, quan tâm. Vì chúng ta chỉ giải quyết được vấn đề môi trường khi chúng ta thực sự biết, thực sự quan tâm về điều đó. Từ đó cả người dân và chính quyền cùng tạo áp lực, cùng theo dõi hành động của cơ quan hữu quan. Đây là hiệu quả đầu tiên chúng tôi nhìn thấy”.
Theo chuyên gia trên, Việt Nam hoan nghênh sự tham gia, vào cuộc của các doanh nghiệp công nghệ thông tin. Đây cũng là khuyến nghị liên quan đến dự thảo Nghị định Luật bảo vệ môi trường. Việc chia sẻ mạng lưới thông tin về ONKK của Việt Nam được quốc tế đánh giá là một điểm sáng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.08.2021
Trump đã làm chậm cuộc chiến chống ô nhiễm môi trường ở Mỹ như thế nào?
“Điểm sáng thứ hai trong giải pháp là sự phối hợp của cơ quan nhà nước, các trường đại học và các cơ quan báo chí để đưa các thông tin nghiên cứu tới đông đảo người dân. Thực tế là rất ít các nghiên cứu về vấn đề này báo chí và các cơ quan phát triển hay người dân được tiếp cận. Tuy nhiên, trong 3 năm gần đây thường xuyên có sự trao đổi, chia sẻ rộng rãi giữa các bên làm về môi trường, sức khoẻ v.v Tôi nghĩ rằng khi chúng ta có sự hợp tác, chung tay thì vấn đề ONKK mới được giải quyết" - Bà Nhung nhấn mạnh.
Báo cáo kết quả nghiên cứu này nhằm củng cố các bằng chứng khoa học cho thấy tác động của ô nhiễm bụi PM2,5 đến sức khỏe cộng đồng, từ đó nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về quản lý và cải thiện chất lượng không khí tại Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. Các hoạt động đánh giá chất lượng không khí cần được mở rộng, đồng thời các chính sách nhằm cải thiện chất lượng không khí cũng cần được hoạch định và triển khai kịp thời.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала