https://kevesko.vn/20210812/lhq-da-ho-tro-gan-10-trieu-lieu-vac-xin-covid-19-cho-viet-nam-10932945.html
LHQ đã hỗ trợ gần 10 triệu liều vắc xin Covid-19 cho Việt Nam
LHQ đã hỗ trợ gần 10 triệu liều vắc xin Covid-19 cho Việt Nam
Sputnik Việt Nam
Ngày 12/8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có buổi tiếp ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam. 12.08.2021, Sputnik Việt Nam
2021-08-12T19:52+0700
2021-08-12T19:52+0700
2021-08-12T19:54+0700
việt nam
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/08/0c/10932781_0:0:3072:1739_1920x0_80_0_0_6ae59d12e31a676a5f29c5b8a3f06121.jpg
Tích cực nghiên cứu để sản xuất vắc xin trong nướcTại buổi tiếp, ông Huệ chúc mừng ông Kamal Malhotra đã có một nhiệm kỳ thành công, góp phần thúc đẩy hoạt động của Việt Nam trong Liên hợp quốc cũng như đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.Ông Huệ nêu rõ, Việt Nam luôn là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, đóng góp ngày càng thực chất đối với hoạt động của Liên hợp quốc. Trong đó, Việt Nam đã có 2 nhiệm kỳ đảm nhận vai trò Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (2008 - 2009 và 2020 - 2021).Cùng với đó, Việt Nam cũng được Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế đánh giá là điển hình thành công trong việc thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và là quốc gia có trách nhiệm trong việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.Chủ tịch Quốc hội cảm ơn Liên hợp quốc đã tích cực hỗ trợ Việt Nam trong công cuộc phòng, chống dịch Covid-19, nhất là hỗ trợ tiếp cận vắc xin thông qua cơ chế COVAX.Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, việc chia sẻ vắc xin trên toàn thế giới là nhân văn và phù hợp, nhất là trong điều kiện hiện nay, bởi không một ai có thể an toàn khi tất cả mọi người trên thế giới đều chưa an toàn.Hiện, Việt Nam đã và đang rất tích cực nghiên cứu để sản xuất vắc xin trong nước, đồng thời mong muốn nhận chuyển giao công nghệ nhằm đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tiêm chủng, phấn đấu nhanh nhất đạt miễn dịch cộng đồng.Gần đây nhất, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ nhất, trao thêm quyền cho Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ trong việc quyết định áp dụng các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 nhằm mục tiêu cao nhất là kiểm soát dịch bệnh, bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng của nhân dân.Việt Nam có thể tăng tốc tiêm chủngÔng Kamal Malhotra bày tỏ tự hào và may mắn được tham gia hỗ trợ Việt Nam ở nhiều vai trò khác nhau trong suốt 32 năm qua. Nhấn mạnh vị thế của Việt Nam ở khu vực và trên toàn cầu ngày càng được nâng lên, ông Kamal Malhotra cũng đánh giá mối quan hệ giữa Liên hợp quốc và Việt Nam rất đặc biệt và đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng.Nhất trí với nhận định của Chủ tịch Quốc hội về hợp tác giữa Liên hợp quốc và Quốc hội Việt Nam, ông Kamal Malhotra bày tỏ đánh giá cao việc Quốc hội Việt Nam xem xét khởi động lại Diễn đàn kinh tế thường niên, và cho biết trong định hướng hợp tác thời gian tới, Liên hợp quốc sẽ tăng cường các cơ chế, dự án hỗ trợ Việt Nam và Quốc hội Việt Nam. Hiện nay, Liên hợp quốc đã xây dựng xong khung khổ hợp tác với Việt Nam trong giai đoạn 2022 - 2026. Hy vọng, khung khổ này sẽ sớm được hai bên thống nhất để triển khai thực hiện.Điều phối viên thường trú Kamal Malhotra cũng cho biết, vừa qua, Liên hợp quốc đã tích cực hỗ trợ Việt Nam trong công cuộc phòng, chống đại dịch Covid-19, trong đó ưu tiên hàng đầu là hỗ trợ vắc xinphòng Covid-19 thông qua cơ chế COVAX.Ông Kamal Malhotra cũng cho hay, mới đây, Pháp đã quyết định hỗ trợ vắc xin cho Việt Nam qua cơ chế COVAX. Như vậy, đến nay, Liên hợp quốc đã hỗ trợ Việt Nam gần 10 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 thông qua cơ chế này. Nhân dịp này, Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam trân trọng cảm ơn Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội Việt Nam đã luôn hỗ trợ ông trong thời gian công tác tại Việt Nam. Ông tin tưởng mối quan hệ giữa Liên hợp quốc và Việt Nam sẽ ngày càng phát triển tốt đẹp trong tương lai và khẳng định, sẽ luôn ủng hộ và thúc đẩy các hoạt động hợp tác với Việt Nam.
https://kevesko.vn/20210812/ong-macron-phap-chia-se-670000-lieu-vaccine-covid-19-cho-viet-nam-10931592.html
https://kevesko.vn/20210730/tiem-vaccine-ngua-covid-19-phai-kip-thoi-hop-ly-va-cong-khai-10875056.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2021
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/08/0c/10932781_0:0:3072:1931_1920x0_80_0_0_b84a20ff2211ebc64eeba70479dd1057.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam
LHQ đã hỗ trợ gần 10 triệu liều vắc xin Covid-19 cho Việt Nam
19:52 12.08.2021 (Đã cập nhật: 19:54 12.08.2021) Ngày 12/8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có buổi tiếp ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam.
Tích cực nghiên cứu để sản xuất vắc xin trong nước
Tại buổi tiếp, ông Huệ chúc mừng ông Kamal Malhotra đã có một nhiệm kỳ thành công, góp phần thúc đẩy hoạt động của Việt Nam trong Liên hợp quốc cũng như đóng góp vào sự
phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Ông Huệ nêu rõ, Việt Nam luôn là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, đóng góp ngày càng thực chất đối với hoạt động của Liên hợp quốc. Trong đó, Việt Nam đã có 2 nhiệm kỳ đảm nhận vai trò Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (2008 - 2009 và 2020 - 2021).
Cùng với đó, Việt Nam cũng được Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế đánh giá là điển hình thành công trong việc thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và là quốc gia có trách nhiệm trong việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.
Chủ tịch Quốc hội cảm ơn Liên hợp quốc đã tích cực hỗ trợ Việt Nam trong công cuộc phòng, chống dịch Covid-19, nhất là hỗ trợ tiếp cận vắc xin thông qua cơ chế
COVAX.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, việc chia sẻ vắc xin trên toàn thế giới là nhân văn và phù hợp, nhất là trong điều kiện hiện nay, bởi không một ai có thể an toàn khi tất cả mọi người trên thế giới đều chưa an toàn.
Hiện, Việt Nam đã và đang rất tích cực nghiên cứu để sản xuất vắc xin trong nước, đồng thời mong muốn nhận chuyển giao công nghệ nhằm đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tiêm chủng, phấn đấu nhanh nhất đạt miễn dịch cộng đồng.
Gần đây nhất, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ nhất, trao thêm quyền cho Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ trong việc quyết định áp dụng các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 nhằm mục tiêu cao nhất là kiểm soát dịch bệnh, bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng của nhân dân.
Việt Nam có thể tăng tốc tiêm chủng
Ông Kamal Malhotra bày tỏ tự hào và may mắn được tham gia hỗ trợ Việt Nam ở nhiều vai trò khác nhau trong suốt 32 năm qua. Nhấn mạnh vị thế của Việt Nam ở khu vực và trên toàn cầu ngày càng được nâng lên, ông Kamal Malhotra cũng đánh giá mối quan hệ giữa Liên hợp quốc và Việt Nam rất đặc biệt và đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng.
Nhất trí với nhận định của Chủ tịch Quốc hội về hợp tác giữa Liên hợp quốc và
Quốc hội Việt Nam, ông Kamal Malhotra bày tỏ đánh giá cao việc Quốc hội Việt Nam xem xét khởi động lại Diễn đàn kinh tế thường niên, và cho biết trong định hướng hợp tác thời gian tới, Liên hợp quốc sẽ tăng cường các cơ chế, dự án hỗ trợ Việt Nam và Quốc hội Việt Nam. Hiện nay, Liên hợp quốc đã xây dựng xong khung khổ hợp tác với Việt Nam trong giai đoạn 2022 - 2026. Hy vọng, khung khổ này sẽ sớm được hai bên thống nhất để triển khai thực hiện.
Điều phối viên thường trú Kamal Malhotra cũng cho biết, vừa qua, Liên hợp quốc đã tích cực hỗ trợ Việt Nam trong công cuộc phòng, chống
đại dịch Covid-19, trong đó ưu tiên hàng đầu là hỗ trợ vắc xinphòng Covid-19 thông qua cơ chế COVAX.
Ông Kamal Malhotra cũng cho hay, mới đây, Pháp đã quyết định hỗ trợ vắc xin cho Việt Nam qua cơ chế COVAX. Như vậy, đến nay, Liên hợp quốc đã hỗ trợ Việt Nam gần 10 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 thông qua cơ chế này.
“Không có biện pháp đơn lẻ nào giúp chống lại đại dịch Covid-19 hữu hiệu bằng việc triển khai tiêm chủng vắc xin trên diện rộng. Với số lượng liều vắc xin hiện nay, Việt Nam có thể tăng tốc tiêm chủng, trong đó, cần ưu tiên tiêm mũi một để càng nhiều người được tiêm càng tốt”, ông Kamal Malhotra nhấn mạnh.
Nhân dịp này, Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam trân trọng cảm ơn Chủ tịch Quốc hội
Vương Đình Huệ, Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội Việt Nam đã luôn hỗ trợ ông trong thời gian công tác tại Việt Nam. Ông tin tưởng mối quan hệ giữa Liên hợp quốc và Việt Nam sẽ ngày càng phát triển tốt đẹp trong tương lai và khẳng định, sẽ luôn ủng hộ và thúc đẩy các hoạt động hợp tác với Việt Nam.