Khi Kabul thất thủ. Tại sao không ai có thể ngăn chặn Taliban*?
Đăng ký
Taliban* cực đoan đã chiếm được Kandahar, thành phố lớn thứ hai ở Afghanistan.
Hãng AP đưa tin trên, với tham chiếu từ chính quyền địa phương. Trước đó, Taliban* đã thông báo chiếm giữ 10 thủ phủ của các tỉnh. Thành phố cuối cùng mới bị chiếm là Lashkar Gah, thủ phủ của tỉnh Helmand. Liệu Tổng thống Ashraf Ghani có còn cơ hội giữ quyền lực nữa hay không - trong tài liệu của Sputnik.
Khó hơn 30 năm trước
Afghanistan đang trải qua những sự kiện tương tự như những gì đã xảy ra trong thời kỳ nhiều năm trước, do sự sụp đổ của Liên Xô, chính quyền Kabul bị bỏ lại mà không có sự hỗ trợ. Liên bang Nga chứng tỏ rằng đang theo dõi chặt chẽ tình hình: các cuộc tập trận đang được tiến hành gần biên giới. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, khi so sánh tình hình hiện tại với những năm 1990, đã nói ngắn gọn và cô đọng: "Phức tạp hơn. Khó khăn hơn nhiều".
Giao tranh vẫn tiếp tục khi Taliban bao vây Kabul. Họ kiểm soát 65% đất nước, Reuters đưa tin, dẫn lời một quan chức EU. Theo nguồn tin, phe Hồi giáo từ chối đàm phán và không đồng ý thành lập chính phủ chuyển tiếp. Trong một tuần, họ đã chiếm được 10 trong số 34 tỉnh lỵ. Hôm thứ Năm, họ chiếm Ghazni, cách Kabul 150 km.
Taliban thả tù nhân ra khỏi các nhà tù. Như vậy, 630 người bị kết án đã được thả ở tỉnh Kunduz, 350 người ở tỉnh Nimruz, trong đó có 50 người là thành viên của Taliban*. Theo người đứng đầu cơ quan hình sự, Sayfulla Jalalzai, hầu hết phạm nhân đều có án vì buôn bán ma túy, bắt cóc và cướp có vũ trang.
Tổng tư lệnh của các lực lượng chính phủ Wali Mohammad Ahmadzai, được bổ nhiệm vào tháng 6, đã bị cách chức. Khibatullah Aliziyah đã lên chức thay ông.
Bất chấp những tuyên bố không thể hòa giải, văn phòng Taliban ở Doha vẫn tham gia vào các cuộc đàm phán. Các bên trung gian là Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Pakistan và EU. Vì vậy, vào ngày 10 tháng 8, có thông tin rằng một cuộc họp tiếp theo sẽ diễn ra tại Qatar. Thông tin chi tiết vẫn chưa được biết.
Zamir Kabulov, đặc phái viên của Tổng thống Nga về Afghanistan, Vụ trưởng Vụ châu Á thứ hai, Bộ Ngoại giao Nga kêu gọi kiềm chế sự lạc quan.
Kabul is loud and clear tonight pic.twitter.com/K2gZT0QIko
"Kỳ vọng từ cuộc họp ở Doha là rất tốt, nhưng đây chỉ là một trong những giai đoạn, và không nên mong đợi những tiến bộ đáng kể cho đến mùa thu",- ông nói.
Điều kiện của Taliban
Đại sứ Afghanistan tại Washington Adela Raz yêu cầu người Mỹ tiến hành các cuộc không kích. Và bà cũng đề cập đến quá khứ, đặc biệt là việc Taliban bị đánh bại nhanh chóng như thế nào trong chiến dịch “Tự do bền vững”.
“Các ông đã kiểm soát toàn bộ đất nước trong hai tuần”, bà nhắc lại. Và thậm chí bà còn gián tiếp chỉ trích Washington vì cho rằng việc rút quân nhanh chóng “dẫn đến hậu quả”. Joe Biden đổ lỗi cho lực lượng chính phủ Afghanistan về sự tiến công của Taliban*. Phản đối ông, Adela Raz chỉ ra rằng Taliban* là "một vấn đề an ninh phức tạp hơn là những người Afghanistan đang chiến đấu vì đất nước của mình".
Abdullah Abdullah, Chủ tịch Hội đồng hòa giải Afghanistan đã phát biểu với các đại diện của Trung Quốc, Nga và Pakistan với tinh thần tương tự. Ông nói về "tội ác chiến tranh, vi phạm nhân quyền phổ biến và thảm họa nhân đạo" do Taliban* gây ra.
Ở Kabul, họ tin rằng Islamabad có thể ảnh hưởng đến Taliban. Thủ tướng Pakistan Imran Khan đã đề cập về nỗ lực này: "Tôi đã cố gắng thuyết phục họ. Điều kiện của họ là trong khi Ashraf Ghani còn ở đó, chúng tôi sẽ không nói chuyện".
Đồng thời, chính quyền Kabul đã mời các thủ lĩnh của Taliban* cực đoan* tham gia điều hành đất nước, với điều kiện là cuộc tấn công của chiến binh chấm dứt, Al Jazeera cho biết, dẫn các nguồn tin. Đề xuất đã được gửi thông qua đại diện của Qatar, nhưng Taliban * phủ nhận thực tế đã nhận được đề xuất.
Theo chuyên gia quân sự Alexei Leonkov, lập trường như vậy đáng lẽ phải được thể hiện trước khi Hoa Kỳ bắt đầu rút quân khỏi Afghanistan:
“Chính phủ đã phải thương lượng với phong trào Taliban*, tiến hành đàm phán với nó, đưa nó vào tiến trình chính trị, tức là liên quan đến việc điều hành nhà nước. Nhưng điều này đã không được thực hiện. Và bây giờ một đề xuất như vậy trông giống như là vị thế yếu, và không có khả năng Taliban* sẽ đồng ý với một thỏa thuận như vậy – Taliban* từng ngày chiếm lại các tỉnh mới, chiếm lãnh thổ và không có ý định dừng lại", - Aleksei Leonkov nói với Sputnik.
Những cường quốc cần gì?
Nhà nghiên cứu Trung Quốc Temur Umarov, chuyên gia về Trung Á tại Trung tâm Carnegie Moskva, giải thích lý do tại sao Bắc Kinh và Moskva không thể không quan ngại về cuộc nội chiến ở Afghanistan.
"Trung Quốc, cũng như Trung Á và Nga, trong những thập kỷ gần đây đã coi quốc gia này là một nguồn đe dọa cần phải phòng vệ", -ông nói. "Bắc Kinh đã đàm phán với tất cả các bên tham gia vào cuộc xung đột Afghanistan trong nhiều năm. Nhân tiện tôi xin nhắc, gần đây, Taliban* đã ở Trung Quốc, ngay sau khi đến Moskva. Tại cuộc gặp với Ngoại trưởng Vương Nghị, họ hứa sẽ không đi sâu vào các tỉnh phía Bắc, họ đảm bảo rằng họ sẽ không nắm quyền bằng vũ lực. Họ muốn đạt được sự công nhận nào đó và muốn trông có vẻ hợp pháp", - Temur Umarov giải thích rõ.
Mosques in Kabul begun to encourage people to help families that flee war in several provinces of the country. People in my area are collecting clothes and other items in our Masjid for IDPs. pic.twitter.com/7qZ1R8kVVF
Và ông tiếp tục:
"Taliban* là một nhóm ma mãnh. Các phe phái khác nhau tuân theo các chiến thuật khác nhau, và không rõ liệu họ có tiếp tục đoàn kết sau khi giành được quyền lực hay không. Tất nhiên, điều này làm dấy lên lo ngại. Nhưng biên giới Uzbekistan-Afghanistan đang được kiểm soát. Biên giới Tajik-Afghanistan cũng vậy, Nga đang giúp đỡ".
Vadim Kozyulin, người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu toàn cầu và quan hệ quốc tế của Học viện Ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao Nga cho rằng: chính quyền hiện tại của Afghanistan không có tương lai.
"Không ai muốn đấu tranh cho một chính phủ bị coi là tham nhũng và bù nhìn. Và đây là sự khác biệt lớn so với Najibullah (nhà lãnh đạo thân Liên Xô). Khi đó, họ không hành nghề lưu thông ma túy, họ không thu lợi từ đó”, - người đối thoại giải thích.
Theo ông, Taliban* hiện có một "tình trạng tinh thần cao".
"Họ tuyên bố rằng họ đã đánh bại cường quốc đứng đầu trên thế giới. Và trước đó, họ nói rằng, họ đã vượt qua Liên Xô. Bất kể những giá trị mà họ mang theo và những gì họ nói ở Doha, Moskva, Thổ Nhĩ Kỳ, Taliban* đang cố gắng mặc cả một thứ gì đó hoặc lừa dối đối tác của họ: họ hứa rất nhiều, nhưng mục tiêu là chiếm lấy đất nước. Việc chia sẻ quyền lực với kẻ thù đã băng hoại về mặt đạo đức chẳng có nghĩa lý gì", - Kozyulin tin tưởng.
Ông chắc chắn rằng việc giải quyết, bằng cách này hay cách khác, là mối quan tâm của các nước trong khu vực và Liên bang Nga. Dòng đô la đến Afghanistan sẽ cạn kiệt. Taliban* cần quản lý nhà nước bằng cách nào đó, họ cần các đối tác và nhà đầu tư bên ngoài.
* Tổ chức khủng bố bị cấm ở Nga.