Nga giải mật tài liệu về việc Nhật thí nghiệm vi trùng trên công dân Trung Quốc và Liên Xô
© SputnikNhững người lính Liên Xô xem lá cờ Nhật bị ném lại sau khi quân địch rút lui
© Sputnik
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, các cơ quan đặc nhiệm Nhật Bản đã đưa các công dân Trung Quốc, Liên Xô và những người bị nghi ngờ có bất kỳ hoạt động chống Nhật nào đến nhà tù biệt đội 731 thuộc đội quân Quan Đông.
Tại đó quân đội Nhật thử nghiệm vũ khí vi khuẩn trên người sống và khiến họ phải chịu cái chết đau đớn, theo giải mật từ các tài liệu lần đầu tiên được Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) công bố.
Trong số các tài liệu lưu trữ, bao gồm cả những chiến lợi phẩm mà Sputnik được tiếp xúc, có biên bản một trong những cuộc thẩm vấn Otozo Yamada - Tổng tư lệnh cuối cùng của đội quân Quan Đông, diễn ra vào năm 1947 và 1949 trong quá trình chuẩn bị phiên tòa Khabarovsk. Hơn nữa, các biên bản này được giới thiệu công khai lần đầu tiên. Điều thú vị là quan điểm của cựu tổng tư lệnh đã thay đổi dưới ảnh hưởng lời khai của các tù nhân Nhật Bản khác - từ sự phủ nhận hoàn toàn đến việc thừa nhận sự thật tội ác.
Theo Yamada, các tài liệu bằng chứng "chỉ ra nhà tù của biệt đội 731 chứa các tù nhân từ Trung Quốc, Nga, Triều Tiên và những người khác, được sử dụng để thực hiện các thí nghiệm".
"Tôi nghĩ họ chủ yếu là người Trung Quốc", Yamada nói thêm.
Sau đó, vị tổng tư lệnh cũ được cho xem bản sao đoạn trích từ báo cáo của Biệt đội hiến binh Dairen, thuộc đội quân Quan Đông vào tháng 9 năm 1943 về việc gửi tới thành phố Cáp Nhĩ Tân những người có tư tưởng chống Nhật Bản theo thứ tự trong "công văn đặc biệt”.
Yamada xác thực tài liệu này.
"Từ tài liệu, rõ ràng là Hiến binh Quan Đông đã gửi những người có tư tưởng chống Nhật, mang quốc tịch Trung Quốc đến 731 để tiêu diệt", ông nói.
© Ảnh : Public domainOtozo Yamada tại phiên tòa, Khabarovsk, 1949
Otozo Yamada tại phiên tòa, Khabarovsk, 1949
© Ảnh : Public domain
Yamada cũng được cho xem một bản sao báo cáo của đội hiến binh Mudanjian về "công văn đặc biệt" đối với những người bị tình nghi hoạt động cho Liên Xô. Yamada cũng xác nhận điều này.
"Các công dân Liên Xô bị nghi ngờ hoạt động chống Nhật cũng bị đưa đến biệt đội 731 để tiêu diệt", ông thừa nhận.
"Lô hàng đặc biệt"
"Các chuyến hàng đặc biệt" đã được báo cáo trực tiếp cho người đứng đầu lực lượng hiến binh Quan Đông, Yamada lưu ý. Lực lượng Hiến binh Hoàng gia đóng vai trò là cơ quan an ninh Nhật Bản trong những năm đó. "Chuyến hàng đặc biệt" - hiến binh Nhật gọi những người bị thủ tiêu tàn bạo khi còn sống bằng vi khuẩn. Nạn nhân được đưa đến một nhà tù đặc biệt của Biệt đội 731. Những người tham gia thí nghiệm tội ác được quân đội Nhật Bản và các lực lượng đặc biệt gọi là "khúc gỗ".
Vào ngày 27 tháng 9 năm 1940, Hiệp ước Ba nước được ký kết tại Berlin, trong đó củng cố sự hình thành liên minh các quốc gia gây chiến. Tokyo đóng vai trò là đồng minh của Berlin. Việc ký kết hiệp ước trung lập lẫn nhau giữa Liên Xô và Nhật Bản vào ngày 13 tháng 4 năm 1941 tại Mátxcơva giúp cho việc bảo đảm các biên giới phía đông Liên Xô trong một thời gian, nhưng không làm thay đổi sự liên kết chung của phe Trục.
Nhật Bản không từ bỏ kế hoạch chiến tranh chống lại Liên Xô
Trong những năm chiến tranh, Nhật Bản vẫn là đồng minh của nước Đức Hitler và không từ bỏ kế hoạch chiến tranh chống Liên Xô. Bằng tất cả các hành động của mình, họ cố tình vi phạm các thỏa thuận về tính trung lập đã đạt được với Liên Xô, phát triển kế hoạch hoạt động quân sự và thực hiện hành vi phá hoại thường xuyên chống lại Liên Xô.
Chuẩn bị cho một cuộc chiến chống lại Đồng Minh và các quốc gia khác, giới cầm quyền Nhật Bản và các cơ quan đặc nhiệm đặt hy vọng lớn vào việc sử dụng vũ khí vi trùng trong điều kiện thực chiến, đồng thời tiến hành phát triển, thử nghiệm và cải tiến. Nó được quân đội Nhật Bản xem như một phương tiện có khả năng đóng vai trò gần như quyết định trong cuộc chiến tranh. Việc phát triển vũ khí vi khuẩn học và các thử nghiệm, kể cả trên người sống, do biệt đội 731 và 100 của đội quân Quan Đông thực hiện.
© Sputnik / Dmitriy Kozlov / Chuyển đến kho ảnhKý kết Hiệp ước đầu hàng của Đạo quân 3 Quan Đông tại thành phố Uông Thanh, năm 1945
Ký kết Hiệp ước đầu hàng của Đạo quân 3 Quan Đông tại thành phố Uông Thanh, năm 1945
© Sputnik / Dmitriy Kozlov
/ Trong biệt đội 731 và 100, d8a4 tiến hành các thí nghiệm lây nhiễm vi khuẩn bệnh dịch hạch, bệnh than, bệnh tả, thương hàn và hoại thư do khí độc sang người. Hầu hết những người bị nhiễm bệnh đều chết trong sự đau đớn khủng khiếp. Những người hồi phục phải trải qua nhiều lần thí nghiệm sau đó và cuối cùng họ cũng bị giết hại. Các cơ quan nội tạng bị cắt ra khỏi người sống để xem cách thức nhiễm trùng lây lan khắp cơ thể. Quân đội Nhật Bản đã tiến hành các thí nghiệm vô nhân đạo khác trên con người, chắc chắn dẫn đến cái chết của họ.
Theo hồi ức của các nhân viên Biệt đội 731, trong toàn bộ thời gian tồn tại của mình, khoảng 3 nghìn người đã chết trong các bức tường phòng thí nghiệm, khi tham gia các thử nghiệm tàn khốc. Theo các ước tính khác, số người chết lên tới 10 000 người.
Nhật Bản đang chuẩn bị vũ khí sinh học
Vào ngày 8 tháng 8 năm 1945, Liên Xô, với bằng chứng không thể chối cãi về việc Nhật Bản đã chuẩn bị vũ khí vi trùng và tính đến liên minh Nhật - Đức, đã tuyên chiến với Nhật Bản. Ngày hôm sau, chiến dịch Viễn Đông của quân đội Liên Xô bắt đầu, bao gồm ba chiến dịch chính: tấn công chiến lược Mãn Châu, tấn công Nam Sakhalin và cuộc đổ bộ lên Kuril.
Việc Liên Xô tham chiến và sự thất bại của đội quân Quan Đông đã quyết định việc Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện. Ngày 15 tháng 8, Thiên hoàng Hirohito, trong một lời kêu gọi toàn quốc, tuyên bố đầu hàng và vào ngày 16 tháng 8, Tổng tư lệnh đội quân Quan Đông Otozo Yamada, đã ra lệnh cho quân đội của mình đầu hàng.
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, chính phủ Nhật Bản ký Đạo luật đầu hàng, đánh dấu sự kết thúc của Chiến tranh thế giới thứ hai.
Điểm cuối cùng khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai là phiên tòa xét xử Khabarovsk: vào ngày 25 - 30 tháng 12 năm 1949, tại Khabarovsk, tòa án quân sự Quân khu Primorsky đã xem xét vụ án dựa trên cáo buộc quân đội Nhật Bản chuẩn bị và sử dụng vũ khí vi trùng. Bị can chính Yamada đã nhận 25 năm tù - hình phạt cao nhất ở Liên Xô vào thời điểm đó.
Chỉ huy Biệt đội 731, nhà vi trùng học, Trung tướng Shiro Ishii, đã thoát khỏi sự trừng phạt. Năm 1945, người Mỹ đã che chở và sau đó ông ta làm việc ở cả Nhật Bản và Hoa Kỳ. Ông mất năm 1959 tại Nhật Bản.