https://kevesko.vn/20210819/viet-nam-phan-ung-nhu-the-nao-truoc-bao-cao-cua-uy-ban-lien-chinh-phu-ve-bien-doi-khi-hau-10959293.html
Việt Nam phản ứng như thế nào trước báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu?
Việt Nam phản ứng như thế nào trước báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu?
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) – Tại buổi họp báo thường kỳ chiều 19/8, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng về báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về biến... 19.08.2021, Sputnik Việt Nam
2021-08-19T15:42+0700
2021-08-19T15:42+0700
2021-08-19T16:10+0700
khoa học
xã hội
khí hậu
bộ ngoại giao việt nam
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/08/0a/10923696_0:0:3011:1694_1920x0_80_0_0_02654812f372ea1aa5adb85673318655.jpg
Về vấn đề trên, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng bình luận:Ngưỡng nhiệt độ tới hạn trên Trái đấtNgày 9 tháng 8 năm 2021, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) của LHQ công bố một báo cáo, theo đó Trái đất sẽ vượt qua ngưỡng nhiệt độ tới hạn 1,5-2 độ C vào năm 2030. Các nhà khoa học chỉ ra quá trình này sẽ ảnh hưởng đến toàn thế giới và khiến trở nên bất ổn: mưa to, lũ lụt, hạn hán và nước biển dâng sẽ xảy ra thường xuyên hơn nhiều. Các chuyên gia kêu gọi tất cả các quốc gia trên thế giới giảm phát thải khí nhà kính vào khí quyển nhằm ổn định nhiệt độ trên hành tinh trong 20 - 30 năm. Nếu không, theo các chuyên gia, nhân loại sẽ không thể kiềm chế sự nóng lên toàn cầu, vốn sẽ gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho nông nghiệp và sức khỏe.
https://kevesko.vn/20210811/cac-nha-khoa-hoc-da-liet-ke-cac-quoc-gia-dang-bi-de-doa-10926691.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2021
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/08/0a/10923696_85:0:2814:2047_1920x0_80_0_0_c0a3c299cc714f555db3928bc78f246e.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
khoa học, xã hội, khí hậu, bộ ngoại giao việt nam
khoa học, xã hội, khí hậu, bộ ngoại giao việt nam
Việt Nam phản ứng như thế nào trước báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu?
15:42 19.08.2021 (Đã cập nhật: 16:10 19.08.2021) HÀ NỘI (Sputnik) – Tại buổi họp báo thường kỳ chiều 19/8, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng về báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) về tình trạng biến đổi khí hậu năm 2021 công bố ngày 9/8/2021.
Về vấn đề trên, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng bình luận:
“Biến đổi khí hậu (BĐKH) là thách thức toàn cầu, gây tác động tiêu cực trên toàn thế giới. Việt Nam kêu gọi cộng đồng quốc tế cần khẩn trương tăng cường hợp tác để đối phó với vấn đề này. Là một trong các quốc gia chịu ảnh hưởng nhất do BĐKH, Việt Nam quyết tâm và ủng hộ mạnh mẽ ứng phó với BĐKH, trong đó có chủ động thích ứng và giảm phát thải khí nhà kính phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam. Báo cáo khoa học về tình trạng BĐKH năm 2021 của Ủy ban liên chính phủ về BĐKH là cơ sở khoa học quan trọng để các quốc gia xây dựng và cập nhật chính sách, kịch bản liên quan đến BĐKH. Báo cáo cũng cung cấp thông tin đầu vào để các nước tham khảo trong quá trình tiến hành để các cuộc đàm phán quốc tế về BĐKH. Hiện các cơ quan chức năng của Việt Nam đang tích cực nghiên cứu các nội dung trong báo cáo này để xem xét, cập nhật kịch bản BĐKH và đưa vào chiến lược quốc gia ứng phó với BĐKH của Việt Nam trong giai đoạn tới”, bà Hằng nói thêm.
Ngưỡng nhiệt độ tới hạn trên Trái đất
Ngày 9 tháng 8 năm 2021, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) của LHQ công bố một báo cáo, theo đó Trái đất sẽ vượt qua ngưỡng nhiệt độ tới hạn 1,5-2 độ C vào năm 2030. Các nhà khoa học chỉ ra quá trình này sẽ ảnh hưởng đến toàn thế giới và khiến trở nên bất ổn: mưa to,
lũ lụt, hạn hán và nước biển dâng sẽ xảy ra thường xuyên hơn nhiều. Các chuyên gia kêu gọi tất cả các quốc gia trên thế giới giảm phát thải khí nhà kính vào khí quyển nhằm ổn định nhiệt độ trên hành tinh trong 20 - 30 năm. Nếu không, theo các chuyên gia, nhân loại sẽ không thể kiềm chế sự nóng lên toàn cầu, vốn sẽ gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho nông nghiệp và sức khỏe.