Một mốc mới trong diễn biến chống đại dịch COVID-19 tại Việt Nam

© Ảnh : TTXVN phátCOVID-19: Cục CSGT xuất quân tăng cường chống dịch cho TP Hồ Chí Minh
COVID-19: Cục CSGT xuất quân tăng cường chống dịch cho TP Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.08.2021
Đăng ký
Việc triển khai Quân đội tham gia phòng chống dịch bệnh ở mức độ cao trong đợt dịch này là chưa từng có. Chính phủ Việt Nam đã phải cân nhắc rất kỹ lưỡng. Nếu triển khai quá sớm, có thể gây nên những xáo trộn xã hội không cần thiết và gây lãng phí. Nếu triển khai quá muộn, việc dập dịch sẽ rất khó khăn, khi dịch lan rộng ngoài tầm kiểm soát.
Trước tình hình dịch bệnh tại TP Hồ Chí Minh diễn biến hết sức phức tạp, tối 19/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến của Thường trực Chính phủ với TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An về công tác phòng chống dịch COVID-19.
Những biện pháp chống dịch mạnh mẽ hơn đã được đưa ra như “cách ly cứng” tất cả các hộ gia đình, ‘ai ở đâu thì ở yên đó”, các địa bàn dân cư từ tổ dân phố đến cấp tỉnh. Điều trị các F0 không có triệu chứng tại nhà. Đi kèm với các biện pháp đó là việc tăng cường công tác y tế cộng đồng.
© REUTERS / StringerNgười đàn ông sống trong khu vực bị phong tỏa nhận thức ăn qua chướng ngại vật ở TP.Hồ Chí Minh
Người đàn ông sống trong khu vực bị phong tỏa nhận thức ăn qua chướng ngại vật ở TP.Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Người đàn ông sống trong khu vực bị phong tỏa nhận thức ăn qua chướng ngại vật ở TP.Hồ Chí Minh
Chính phủ điều động thêm lực lượng quân đội, chủ yếu là quân y và lực lượng cảnh sát tới TP Hồ Chí Minh tham gia chống dịch Covid-19.

Hiệu quả thấp của thực hiện giãn cách xã hội trong 30 ngày qua ở TP Hồ Chí Minh

Tối 19/8/2021 đánh dấu một mốc mới trong diễn biến đại dịch COVID-19 tại Việt Nam với số người khỏi bệnh xuất viện lần đầu tiên lên tới 12.756 người, nâng tổng số ca phục hồi trên toàn quốc từ tháng 2/2020 đến nay lên 132.815 ca. Nhưng ngày 19/8/2021 cũng đánh dấu một mốc mới đáng báo động, đó là tổng số ca mắc nhiễm được ghi nhận trong 24 giờ ở Việt Nam lần đầu tiên vượt mốc 10.000, cụ thể là 10.657 ca được ghi nhận trên toàn quốc. Trong khi đó, số ca tử vong vẫn đều đặn ghi nhận ở mức trên dưới 300 ca/ngày. Và chỉ một ngày sau, ngày 20/8/2021, số ca mắc nhiễm ở tỉnh Bình Dương ghi nhận trong ngày đã vượt qua số ca mắc nhiễm tại thành phố Hồ Chí Minh.
COVID-19: Cục CSGT xuất quân tăng cường chống dịch cho TP Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.08.2021
Đại dịch COVID-19
Gần 300 bác sĩ, học viên quân y vào TP.HCM chống dịch Covid-19
“Những tín hiệu xấu nói trên cho thấy việc thực hiện giãn cách xã hội trong 30 ngày qua ở TP Hồ Chí Minh và 19 tỉnh phía Nam đạt hiệu quả thấp. Người dân vẫn ra đường vì nhiều nguyên nhân khác nhau, hợp lý có, bất hợp lý có. Các doanh nghiệp đang cạn kiệt nguồn lực trong khi vẫn phải bảo đảm các đơn hàng. Nhiều người lao động bị mất việc làm, không có thu nhập sau một tháng cầm cực cũng cạn kiệt tài chính đã kéo nhau về quê, tạo ra nguy cơ reo rắc dịch bệnh ra các tỉnh, thành phố khác”, - Chuyên gia về các vấn đề đối nội của Việt Nam Hồng Long nói với Sputnik.
“Ở nhiều chốt kiểm soát cũng như ở một số khu phong tỏa, số vụ bất tuân thủ quy định giãn cách và di chuyển, thậm chí là chống lại người thi hành công vụ gia tăng. Một số đối tượng lợi dụng tình trạng giãn cách xã hội để trộm cắp, cướp giật… Trong khi đó, các thế lực phản động từ bên ngoài như Việt Tân, Chính phủ lâm thời của Đào Minh Quân, Triều đại Việt… liên tục gia tăng các hoạt động tuyên truyền phản động, thù địch trên các trang mạng xã hội, xuyên tạc và bịa đặt về tình hình dịch bệnh ở Việt Nam. Thậm chí, tổ chức khủng bố Việt Tân còn kêu gọi người dân xuống đường biểu tình chống chính quyền,…”, - Đại tá Nguyễn Minh Tâm, nguyên giám đốc Trung tâm Tư liệu khoa giáo, Học viện Chính trị CAND chia sẻ thông tin với phóng viên Sputnik.
Theo đánh giá chung, trong đợt giãn cách xã hội vừa qua, TP Hồ Chí Minh đã có những sai lầm nhất đinh. Đó là lơ là, mất cảnh giác nhất định trong phòng chống dịch COVID-19, đánh giá không đúng tình hình lây lan của dịch bệnh, đặc biệt là chậm thi hành các biện pháp phong tỏa, cách ly, còn “cấn cá” giữa chống dịch và duy trì kinh doanh nên đã chậm trễ, không tuân thủ nguyên tắc “sớm một bước, trên một cấp”.
© Ảnh : Nguyên Lý-TTXVNPhun khử khuẩn ở khu vực có người dân Quảng Trị lưu trú ở TP.Hồ Chí Minh trở về và xuống tàu tại ga Đông Hà (Quảng Trị)
Phun khử khuẩn ở khu vực có người dân Quảng Trị lưu trú ở TP.Hồ Chí Minh trở về và xuống tàu tại ga Đông Hà (Quảng Trị) - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Phun khử khuẩn ở khu vực có người dân Quảng Trị lưu trú ở TP.Hồ Chí Minh trở về và xuống tàu tại ga Đông Hà (Quảng Trị)
“Kết quả là dịch bệnh lan rộng phức tạp, khó kiểm soát, gây thiệt hại rất lớn. Khi dịch bệnh lan rộng đe dọa vượt tầm kiểm soát thì việc tổ chức chống dịch của TP Hồ Chí Minh khá lúng túng. Các ngành, các cấp chưa phối hợp với nhau chặt chẽ, còn xảy ra chuyện “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, phong tỏa thì “ngoài chặt trong lỏng”, .v.v… Việc Chủ tịch thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Thành Phong, được điều chuyển ra làm Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương là một trong những tín hiệu cho thấy: Chính phủ sẽ kiên quyết xử lý các lãnh đạo các cấp lơ là, mất cảnh giác, không kiên quyết thực hiện các biện pháp chống dịch theo thẩm quyền đã được phân công để dịch bệnh lan rộng”, - Đại tá Nguyễn Minh Tâm phân tích tình hình với Sputnik.

Chính phủ Việt Nam hành động quyết liệt hơn

Tình hình diễn biến phức tạp và rất cấp bách đòi hỏi Chính phủ Việt Nam phải có những hành động quyết liệt hơn nữa để ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh. Tại cuộc họp khẩn cấp tối 19/8/2021 của Thường trực Chính phủ với lãnh đạo TP Hồ Chí Minh và 3 tỉnh có dịch bệnh nghiêm trọng nhất gồm Bình Dương, Long An và Đồng Nai, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu thực hiện nghiêm ngặt tối đa Chỉ thị 16 của Chính phủ về phòng chống dịch COVID-19.
“Việc tăng cường lực lượng Quân đội Nhân dân vào các tỉnh phía Nam tham gia phòng chống đại dịch COVID-19 bên cạnh các lực lượng Công An nhân dân, Y tế, .v.v… đều đã nằm trong các phương án đối phó với đại dịch COVID-19 được xây dựng từ cuối tháng 2/2020 với 5 cấp độ ứng phó. Quân đội Nhân dân Việt Nam đã chủ động tổ chức diễn tập cả 5 cấp độ này trên phạm vi toàn quốc đầu vào tháng 3/2020. Và bây giờ, pha đầu tiên của phương án cao nhất đang được triển khai theo kế hoạch đã định, hoàn toàn không phải là sự bất ngờ, bị động”, - Chuyên gia về các vấn đề đối nội của Việt Nam Hồng Long phát biểu với Sputnik.
Đại tướng Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an phát biểu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.08.2021
Đại dịch COVID-19
Lực lượng công an và những nỗ lực của tuyến đầu trong phòng, chống dịch COVID-19
Cũng theo chuyên gia Hồng Long, việc triển khai Quân đội tham gia phòng chống dịch bệnh ở mức độ cao trong đợt dịch này là chưa từng có nên lãnh đạo Chính phủ Việt Nam đã phải cân nhắc rất kỹ lưỡng. Nếu triển khai quá sớm có thể gây nên những xáo trộn xã hội không cần thiết và gây lãng phí. Nếu triển khai quá muộn thì việc dập dịch sẽ rất khó khăn khi dịch lan rộng ngoài tầm kiểm soát.
Theo ý kiến chung của các chuyên gia trả lời phỏng vấn cho Sputnik, Chính phủ Việt Nam luôn tuân theo nguyên tắc triển khai chống dịch “sớm một bước, trên một cấp” và chỉ “sớm một bước, trên một cấp” mà thôi. Do đó, việc điều động Quân đội Nhân dân, chủ yếu là lực lượng Quân y tăng cường cho TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam chống dịch là việc cần thiết và kịp thời trong tính huống khẩn cấp này. Việc điều động này hoàn toàn tuân thủ Nghị quyết của Quốc hội khóa XV trong phiên họp đầu tiên đã trao cho Chính phủ một số quyền hạn để thực hiện các biện pháp mà luật chưa quy định hoặc khác với luật để phòng chống dịch COVID-19 đạt hiệu quả cao nhất.
“Việc điều động lực lượng quân đội ở thời điểm này rất cần thiết, thực tế rất được dư luận xã hội ủng hộ. Nhưng theo tôi, việc làm truyền thông đã có những bước không có tầm nhìn xa. Những gì diễn ra sáng nay, 21/8 tại TP Hồ Chí Minh minh chứng cho điều đó: Những hình ảnh về một TP Hồ Chí Minh đông đúc, chen lấn để mua thực phẩm, thuốc men dự trữ là kết quả của việc làm truyền thông, của việc không tính toán trước được những diễn biến tiếp theo khi đưa thông tin”, - Tiến sỹ Lê Hòa phát biểu với Sputnik.

Những nhiệm vụ chính của lực lượng quân đội

Trong số 6 nhiệm vụ khẩn cấp được đề ra tại cuộc họp tối 19/8/2021 của Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã giao nhiệm vụ cho Quân đội Nhân dân Việt Nam chủ trì và tham gia thực hiện các nhiệm vụ sau:
  • Quân đội sẽ chủ trì lo lương thực, thực phẩm cho người dân; đồng thời hết sức linh hoạt, tận dụng các biện pháp khác để cung ứng lương thực, thực phẩm. Nhiệm vụ này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc vận chuyển, quản lý và sử dụng tài sản quốc gia.
  • Lực lượng Quân y tăng cường y bác sĩ, cán bộ để thiết lập các bệnh viện dã chiến do ngành y tế quân đội quản lý tham gia cùng ngành y tế điều trị các bệnh nhân COVID-19. Quân y còn thực hiện các hoạt động xét nghiệm, tiêm chủng, điều trị phòng chống dịch không chỉ trong quân đội mà còn tham gia điều trị các ca F0 nhẹ hoặc không triệu chứng ngoài quân đội ngay tại các hộ gia đình.
  • Quân đội Nhân dân trên địa bàn còn phải phối hợp với Công an Nhân dân bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
“Những nhiệm vụ trên đây, nhất là nhiệm vụ bảo đảm cung ứng lương thực, thực phẩm cho nhân dân vùng thiên tai, dịch họa, nhiệm vụ phối hợp bảo đảm an ninh trận tự trên địa bàn có thiên tai và cả nhiệm vụ phòng chống dịch sau thiên tai, các đơn vị Quân đội Việt Nam đã thực hiện thành thục qua nhiều năm. Chỉ có điều khác biệt là đối với dịch COVID-19 là loại dịch bệnh hoàn toàn mới và lây lan rộng rãi, độ nguy hiểm cao nên cần huy động nhiều nhân lực và phương tiện hơn, có năng lực chuyên môn cao hơn, được trang bị tốt hơn mà thôi”, - Ông Hồng Long, chuyên gia về các vấn đề đối nội của Việt Nam nói với Sputnik.
Lực lượng quân lên đường làm nhiệm vụ tại TP Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương. - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.08.2021
Việt Nam huy động thêm lực lượng Quân đội vào Nam chống Covid-19
Cũng trong phiên họp khẩn cấp của Thường trực Chính phủ với lãnh đạo 4 tỉnh, thành phố tối 19/8/2021 Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định rằng, Quân đội sẵn sàng triển khai lực lượng theo chỉ đạo của Thủ tướng và theo yêu cầu của các tỉnh, thành; trong đó có lực lượng y bác sĩ điều trị; tham gia vận chuyển, cung ứng hàng hóa tới người dân... Bộ Quốc phòng sẽ phối hợp với các bộ ngành làm việc trực tiếp, cụ thể với từng địa phương để tính toán phương án chi tiết cung ứng hàng hóa cho người dân.
“Quân đội sẽ cố gắng cao nhất để đáp ứng các yêu cầu muôn hình vạn trạng trong thực tiễn”, - Đại tướng Phan Văn Giang cho biết.
Trong những ngày 21-23/8 hàng ngàn chiến sỹ, bác sỹ thuộc lượng quân y, cảnh sát sẽ vào TP Hồ Chí Minh tham gia chống dịch. Hiện tại, tại đây đã có khoảng 2.300 người thuộc lực lượng quân y đang tham gia chống dịch ở 7 bệnh viện dã chiến truyền nhiễm, Bệnh viện Quân Dân y miền Đông (Quân khu 7) và Trung tâm Điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng thuộc Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng). Lực lượng Quân đội và Công an sẽ phối hợp với lực lượng an ninh, dân phòng ở cơ sở bảo đảm tuyệt đối an toàn xã hội, an ninh trật tự trên các địa bàn, kể cả vùng đỏ, vùng cam, vùng vàng và vùng xanh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала