Tại sao lượng lớn vũ khí rơi vào tay Taliban* sẽ không giúp được gì trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự?

© AFP 2023 / Noorullah ShirzadaCác cựu thành viên của Taliban ở Afghanistan
Các cựu thành viên của Taliban ở Afghanistan - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.08.2021
Đăng ký
Vì lực lượng an ninh Afghanistan sụp đổ quá nhanh trước Taliban*, phong trào này đã thu giữ nhiều chiến lợi phẩm. Nhiều đơn vị quân đội chính phủ đã đầu hàng phong trào Taliban* cực đoan, hoặc chỉ đơn giản là bỏ chạy, để lại vũ khí cho kẻ thù.
Gần đây, trên các phương tiện truyền thông xuất hiện nhiều đoạn video Taliban* khoe chiến lợi phẩm. Việc khu vực Trung Á này đang tái vũ trang sẽ dẫn tới hậu quả nào? Trong bài bình luận cho Sputnik, nhà quan sát quân sự Nga Vasily Kashin nói lên ý kiến về vấn đề này.
Tất nhiên, lượng vũ khí, trang bị quân sự mà Taliban* đã thu giữ là rất lớn. Trên giấy tờ, lực lượng an ninh Afghanistan, gồm quân đội và cảnh sát, có đến 300.000 người. Nhưng, nhiều chuyên gia về Afghanistan cho rằng, con số này là bong bóng tham nhũng, trên thực tế quân số lực lượng an ninh Afghanistan là ít hơn nhiều.
Phong trào Taliban - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.08.2020
Taliban cho biết họ lấy vũ khí từ đâu
Nói dối về quân số đã cho phép chính quyền Kabul nhận được tài trợ từ phía Mỹ nhiều hơn mức thực tế. Ngoài ra, một lượng đáng kể thiết bị và vũ khí cũng bị bỏ lại tại các căn cứ quân sự của Mỹ, trong đó có Bagram từng là căn cứ lớn nhất của Mỹ, nhưng, sau sự ra đi vội vã,  họ đã bỏ lại rất nhiều vũ khí.
Số lượng vũ khí bị bỏ lại thật là rất lớn, nhưng, đừng “tự huyễn hoặc” về chất lượng. Độ tin cậy thấp của các quân nhân trong lực lượng an ninh Afghanistan không phải là một bí mật đối với Hoa Kỳ, và bản thân chính phủ Afghanistan, không giống như chính quyền Iraq sau năm 2003, đã không có nguồn lực đáng kể để mua vũ khí.
Các lực lượng của chính phủ Afghanistan chủ yếu tự trang bị vũ khí từ các kho dự trữ và từ thặng dư thiết bị của quân đội Mỹ. Ngoài ra, có một số lượng hạn chế vũ khí mới mà Afghanistan đã mua ở Hoa Kỳ, cũng như vũ khí mới và đã qua sử dụng từ Nga và các nước hậu Xô Viết khác, cũng như từ Thổ Nhĩ Kỳ và EU.
Những chuyến giao hàng này đã được tài trợ bởi các khoản viện trợ của Mỹ, chẳng hạn như khoảng 80 máy bay trực thăng Mi-17 của Nga (chương trình giao hàng này đã chấm dứt vào năm 2014 sau khi mối quan hệ giữa Nga và Hoa Kỳ bị rạn nứt), hoặc bởi viện trợ từ các nước khác. Ví dụ, năm 2018, Ấn Độ đã tài trợ các công việc sửa chữa và hiện đại hóa 4 trực thăng chiến đấu Mi-35 ở Belarus và bàn giao chúng cho chính phủ Afghanistan.
Thổ Nhĩ Kỳ đã bàn giao cho chính phủ Afghanistan các loại pháo cũ, Cộng hòa Séc và Slovakia - những chiếc trực thăng do Liên Xô và Nga sản xuất theo các chương trình của EU. Trung Quốc cũng đã cung cấp một số thiết bị quân sự, cũng dưới hình thức viện trợ.
© Sputnik / Alexey KudenkoCác trực thăng Mi-17
Các trực thăng Mi-17 - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Các trực thăng Mi-17
Vì nguồn tài trợ chính của hầu hết các đợt cung cấp là ngân sách Mỹ, và quân đội Mỹ không có bất kỳ ảo tưởng đặc biệt nào về chất lượng của quân đội Afghanistan, nên việc lựa chọn vũ khí để chuyển giao cho Afghanistan ngay từ đầu đã được thực hiện có tính đến mối đe dọa của những hành vi phản quốc hoặc đào ngũ.
Mặc dù lực lượng an ninh Afghanistan đã nhận được số lượng vũ khí rất lớn, nhưng, các loại vũ khí này không phải là vũ khí hữu ích trong cuộc chiến chống lại ngay cả một cường quốc tầm trung với tiềm lực quân sự khá lớn.
Ví dụ, người Mỹ đã rất khôn ngoan khi không cung cấp cho lực lượng Afghanistan bất kỳ hệ thống phòng không nào. Loại máy bay tấn công duy nhất được cung cấp cho Afghanistan là máy bay tấn công hạng nhẹ với động cơ phản lực cánh quạt EMB-314 Super Tucano được sản xuất tại Hoa Kỳ theo giấy phép của Brazil và các phiên bản vũ trang của máy bay vận tải hạng nhẹ C-208 Cessna Caravan. Các máy bay chiến đấu và hệ thống pháo binh hiện đại không được cung cấp cho Afghanistan.
Một chiến binh Taliban đứng nhìn khi anh ta đứng tại thành phố Ghazni, Afghanistan ngày 14 tháng 8 năm 2021. - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.08.2021
Các nước láng giềng trước nguy cơ bị tấn công khi Taliban* sở hữu kho vũ khí mạnh
Nói về các phương tiện bọc thép, Afghanistan đã nhận được những chiếc xe tuần tra chuyên dụng (MRAP - phiên bản của HMMWV từ kho dự trữ của Quân đội Hoa Kỳ, M1117) hoặc những chiếc xe bọc thép đã qua sử dụng và một số lượng nhỏ xe tăng thời Chiến tranh Lạnh - cả của Mỹ và Liên Xô. Hầu hết các hệ thống tên lửa chống tăng và vũ khí bộ binh thuộc loại cũ kỹ.
Chỉ một phần nhỏ vũ khí do Mỹ cung cấp cho Afghanistan có thể thu hút sự quan tâm của tình báo đối phương. Đây là một số loại máy bay không người lái chiến thuật bị Taliban* thu giữ, và cũng có thể là một số thiết bị thông tin liên lạc.
Đồng thời, rất nhiều máy bay của Không quân Afghanistan không bị Taliban* thu giữ mà đã bay đến nước láng giềng Uzbekistan - có thể lên tới 50 chiếc máy bay. Mặc dù Chính phủ Uzbekistan sau đó đã phủ nhận những con số này, nhưng, tại sân bay Termez của Uzbekistan đang hiện diện khá nhiều máy bay của Afghanistan.
© AFP 2023 / Wakil KohsarXe bọc thép MRAP của Mỹ dựa trên Bagram ở Afghanistan
Xe bọc thép MRAP của Mỹ dựa trên Bagram ở Afghanistan - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Xe bọc thép MRAP của Mỹ dựa trên Bagram ở Afghanistan
Những vũ khí mà Taliban* thu giữ được sẽ cho phép phong trào này đáp ứng nhu cầu của các đơn vị về vũ khí, trang bị trong một thời gian dài, có thể là vài thập kỷ. Đồng thời, việc ngừng cung cấp phụ tùng thay thế từ Hoa Kỳ và Châu Âu, trình độ văn hóa kỹ thuật và giáo dục thấp ở Afghanistan sẽ dẫn đến việc hầu hết các thiết bị hàng không và thiết bị mặt đất phức tạp nhất sẽ trở thành sắt vụn trong một thời gian khá ngắn.
Nhưng, một lượng lớn vũ khí đã rơi vào tay Taliban* vẫn chưa đủ để tạo ra một bước đột phá về chất và biến nhóm này thành một lực lượng vũ trang hiện đại có khả năng kiểm soát không phận của đất nước, khả năng cơ động cần thiết, sở hữu các hệ thống kiểm soát hỏa lực hiện đại.
Về mặt này, Taliban* sẽ thua xa lực lượng vũ trang của hầu hết các quốc gia láng giềng. Một cuộc tấn công của Taliban* vào nước láng giềng yếu nhất sẽ cực kỳ rủi ro đặc biệt nếu có sự can thiệp hạn chế vào cuộc xung đột của các cường quốc lớn, chẳng hạn như Nga và Trung Quốc.
Taliban* không thể ngăn chặn máy bay đối phương hoạt động trên lãnh thổ của họ, Taliban* không có gì để chống lại việc sử dụng máy bay không người lái và vũ khí chính xác cao. Ước tính Taliban* có vài chục nghìn tay súng chủ lực, nhưng, một phần đáng kể trong số đó được chuyển hướng để kiểm soát lãnh thổ của đất nước.
 Kabul, Afghanistan  - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.08.2021
"Tiến tới Kabul". Nhà khoa học chính trị quân sự bình luận về cuộc tấn công của Taliban*
Ở Afghanistan đã có một số yếu tố chính trị dẫn đến thành công của Taliban*. Sự thiếu phản kháng nghiêm trọng là do những đặc điểm dân tộc và bộ tộc của xã hội Afghanistan. Một yếu tố quan trọng khác là việc suy giảm tinh thần chiến đấu của quân chính phủ và bộ máy nhà nước do chính sách của Hoa Kỳ gây ra. Những yếu tố đặc biệt này khó có thể tiếp tục hoạt động bên ngoài Afghanistan.
Cuộc tấn công vào các nước láng giềng có thể là hành động tự sát đối với Taliban*, bất chấp hàng núi vũ khí đã chiếm được, vì những vũ khí này phần lớn vô dụng trước một đội quân chính quy quyết tâm chiến đấu.
Những rủi ro chính hiện nay liên quan đến sự thất bại của những nỗ lực xây dựng nhà nước ở Afghanistan, điều này sẽ làm gia tăng ngưy cơ chia rẽ nội bộ đất nước, việc tung ra thị trường vũ khí chợ đen quốc tế những vũ khí bị thu giữ, biến Afghanistan thành nước cung cấp vũ khí cho các nhóm cực đoan và tội phạm trên thế giới.
* Tổ chức khủng bố bị cấm ở Nga.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала