https://kevesko.vn/20210822/tham-vong-cua-trung-quoc-va-an-do-la-moi-de-doa-cho-hanh-tinh-10969721.html
Tham vọng của Trung Quốc và Ấn Độ là mối đe dọa cho hành tinh
Tham vọng của Trung Quốc và Ấn Độ là mối đe dọa cho hành tinh
Sputnik Việt Nam
Kế hoạch đầy tham vọng của các nước đang phát triển nhằm phát triển sản xuất có thể làm tăng lượng khí thải và đe dọa tương lai của hành tinh. 22.08.2021, Sputnik Việt Nam
2021-08-22T03:12+0700
2021-08-22T03:12+0700
2021-08-21T12:51+0700
châu á
thế giới
báo chí thế giới
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e4/07/12/9256512_52:-1:1200:649_1920x0_80_0_0_c2dc92e221d2a1a40be81f704ae5ee86.jpg
Các nhà khoa học từ Đại học Thanh Hoa đã phát hiện ra rằng: ngành công nghiệp dầu mỏ ở Trung Quốc và Ấn Độ, thậm chí đến năm 2050, sẽ thải ra hàng tỷ tấn carbon dioxide vào khí quyển, nếu không thực hiện các biện pháp, Bloomberg viết.Sản xuất dầu mỏ của Ấn Độ và Trung QuốcTrong khi các nước phát triển đang tích cực từ bỏ nhiên liệu hóa thạch, Trung Quốc và Ấn Độ đang có kế hoạch mở rộng sản xuất các sản phẩm dầu mỏ trong 30 năm tới. Nghiên cứu cho thấy nếu các nhà máy lọc dầu mới không được trang bị hệ thống lọc và các nhà máy cũ không được cải tạo,thì ngành công nghiệp này sẽ sản xuất thêm 8,2 tỷ tấn carbon dioxide vào giữa thế kỷ này. Theo ý kiến của các nhà khoa học, trong những thập kỷ tới, Đông Á sẽ trở thành “tâm điểm của ngành lọc dầu thế giới”, do đó, cần đặc biệt chú trọng đến việc giảm phát thải ở khu vực này.Cho đến năm 2009, bầu không khí chủ yếu bị ô nhiễm bởi các nhà máy từ các nước phương Tây. Trong những năm gần đây, do nhu cầu ngày càng tăng về năng lượng và thiếu kinh phí để chuyển đổi sang các nguồn tái tạo, các nước đang phát triển đã trở nên tích cực hơn trong lĩnh vực lọc dầu. Hiện nay, Trung Quốc và Ấn Độ trở thành những nguồn phát thải khí nhà kính hàng đầu thế giới. Nhóm nghiên cứu kêu gọi các chủ doanh nghiệp đầu tư vào các quy trình lọc dầu sạch hơn, nếu không, họ sẽ không thể ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu và đạt được mức độ trung tính carbon vào năm 2050.Trung Quốc đặt mục tiêu đạt được không khí thải carbon dioxide bằng 0 vào năm 2060. Để đạt được mục tiêu này, các cơ quan chức năng của CHND Trung Hoa sẽ đầu tư vào năng lượng tái tạo, phát triển công nghệ sử dụng và lưu trữ carbon, và trồng cây mới.
https://kevesko.vn/20210813/trung-quoc-tuyen-bo-gia-tang-san-xuat-nang-luong-gay-doc-hai-cho-moi-truong-10938774.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2021
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e4/07/12/9256512_168:-1:1200:649_1920x0_80_0_0_10b88ff5a363ed52b2287a663e5b25c6.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
châu á, thế giới, báo chí thế giới
châu á, thế giới, báo chí thế giới
Tham vọng của Trung Quốc và Ấn Độ là mối đe dọa cho hành tinh
Kế hoạch đầy tham vọng của các nước đang phát triển nhằm phát triển sản xuất có thể làm tăng lượng khí thải và đe dọa tương lai của hành tinh.
Các nhà khoa học từ Đại học Thanh Hoa đã phát hiện ra rằng: ngành
công nghiệp dầu mỏ ở Trung Quốc và Ấn Độ, thậm chí đến năm 2050, sẽ thải ra hàng tỷ tấn carbon dioxide vào khí quyển, nếu không thực hiện các biện pháp, Bloomberg viết.
Sản xuất dầu mỏ của Ấn Độ và Trung Quốc
Trong khi các nước phát triển đang tích cực từ bỏ nhiên liệu hóa thạch, Trung Quốc và Ấn Độ đang có kế hoạch mở rộng sản xuất các sản phẩm dầu mỏ trong 30 năm tới. Nghiên cứu cho thấy nếu các nhà máy lọc dầu mới không được trang bị hệ thống lọc và các nhà máy cũ không được cải tạo,thì ngành công nghiệp này sẽ sản xuất thêm 8,2 tỷ tấn
carbon dioxide vào giữa thế kỷ này. Theo ý kiến của các nhà khoa học, trong những thập kỷ tới, Đông Á sẽ trở thành “tâm điểm của ngành lọc dầu thế giới”, do đó, cần đặc biệt chú trọng đến việc giảm phát thải ở khu vực này.
Cho đến năm 2009, bầu không khí chủ yếu bị ô nhiễm bởi các nhà máy từ các nước phương Tây. Trong những năm gần đây, do nhu cầu ngày càng tăng về năng lượng và thiếu kinh phí để chuyển đổi sang các nguồn tái tạo, các nước đang phát triển đã trở nên tích cực hơn trong lĩnh vực lọc dầu. Hiện nay, Trung Quốc và Ấn Độ
trở thành những nguồn phát thải khí nhà kính hàng đầu thế giới. Nhóm nghiên cứu kêu gọi các chủ doanh nghiệp đầu tư vào các quy trình lọc dầu sạch hơn, nếu không, họ sẽ không thể ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu và đạt được mức độ trung tính carbon vào năm 2050.
Trung Quốc đặt mục tiêu đạt được không khí thải carbon dioxide bằng 0 vào năm 2060. Để đạt được mục tiêu này, các cơ quan chức năng của CHND Trung Hoa sẽ đầu tư vào năng lượng tái tạo, phát triển công nghệ sử dụng và lưu trữ carbon, và trồng cây mới.