Về “nước cờ đi trước” ở Afghanistan và “đòn gió để hù dọa” của Mỹ
© AFP 2023 / Taylor Crul / US AIR FORCEQuân nhân Mỹ tại sân bay Kabul.
© AFP 2023 / Taylor Crul / US AIR FORCE
Đăng ký
Nhìn số lượng, các loại khí tài mà Mỹ trang bị cho Afghanistan, chúng ta thấy, về cơ bản số khí tài đó hạn chế, đủ để đối phó với chiến tranh du kích chứ không thể tiến hành một cuộc chiến tranh lớn bên ngoài lãnh thổ Afghanistan.
Càng ngày càng nhiều truyền thông phương Tây gọi việc Mỹ “rút quân” khỏi Afghanistan là “bỏ chạy”. Lính Mỹ đã rời khỏi đất nước Nam Á này vội vàng đến nỗi đã để lại cho Taliban* với một lượng lớn thiết bị quân sự tại các căn cứ quân sự.
Theo hãng tin Reuters, lấy nguồn tin từ Pentagon, Taliban đã có trong tay hơn 2.000 đơn vị thiết bị quân quân sự mặt đất và vài chục thiết bị quân sự trên không, bao gồm cả "Black Hawks" - trực thăng đa năng UH-60. Taliban cũng chiếm được một số máy bay trực thăng tấn công và máy bay không người lái ScanEagle. Phần lớn số vũ khí này Taliban tịch thu từ quân đội Afghanistan mà đã nhanh chóng đầu hàng dù được Mỹ đổ hàng chục tỷ USD trang bị và huấn luyện trong suốt 20 năm qua. Taliban đã chiếm giữ tất cả tài sản của quân đội Afghanistan, ngoại trừ trang thiết bị mà chúng đã tìm cách chuyển qua biên giới sang các nước khác, đặc biệt là chuyển sang Iran.
Báo chí phương Tây, quốc tế đã nói về một giả thuyết Mỹ đã cố tình để lại kho vũ khí khổng lồ lại cho Taliban nhằm những mục đích khác nhau, trong đó để gây bất ổn cho các nước láng giềng, thậm chí để tấn công các nước láng giềng.
Phóng viên Sputnik có bài phân tích xung quanh vấn đề này với những bình luận của một số chuyên gia quân sự và quan hệ quốc tế Việt Nam.
Cái gọi là “kho vũ khí khổng lồ” mà Taliban chiếm được
Trước hết, chúng ta sẽ so sánh cái gọi là “kho vũ khí khổng lồ” mà Taliban chiếm được từ tay quân chính phủ Kabul với kho vũ khí mà Mỹ để lại ở miền Nam Việt Nam sau khi phải rút đi theo Hiệp định Paris 1973. Số vũ khí đó đã trở thành chiến lợi phẩm của Quân đội Nhân dân Việt Nam sau ngày 30-4-1975.
Theo nhà phân tích Nguyễn Minh Hoàng, bình luận viên các vấn đề quân sự và quan hệ quốc tế, những vũ khí của Quân đội ngụy Sài Gòn bị Quân Giải phóng tịch thu năm 1975 bao gồm:
- Máy bay chiến đấu: Hơn 200 chiếc gồm tiêm kích phản lực F-5E, cường kích phản lực A-37, cường kích cánh quạt A-1;
- Máy bay vận tải: Khoảng 80 chiếc các loại C-130, C-121, C-119 và C-47;
- Máy bay trinh sát-liên lạc: Khoảng 50 chiếc các loại O-1, O-2 và U-17;
- Trực thăng chiến đấu: Hơn 500 chiếc các loại AH-1 Cobra, UH-1 Huey, CH-47 Chinuk, OH-1;
- Xe tăng: Hơn 250 chiếc bao gồm 52 xe tăng hạng trung M-48M3 và gần 200 xe tăng hạng nhẹ M-41;
- Xe bọc thép chiến đấu: Hơn 400 chiếc gồm M-113 (bánh xích) và V-100 (bánh lốp);
- Xe vận tải quân sự: Hơn 42.000 chiếc các loại GMC, DOS, DESOTO;
- Pháo mặt đất: Khoảng 1.300 khẩu gồm các loại pháo xe kéo M1 (75mm), M2A1 và M102 (105mm), M109 (155mm); pháo tự hành M109 “Vua chiến trường” (175mm); pháo không giật các loại M18 (57mm), M67 (90mm) và M40 (tự hành, 106mm);
- Súng cối cỡ lớn: Khoảng 12.000 khẩu gồm M19 (60mm), M29 (81mm) và M30 (107mm);
- Súng bộ binh cỡ nòng từ 23mm trở xuống: Khoảng 2.000.000 khẩu;
- Radar kiểm soát không lưu: 8 hệ thống;
- Radar đối hải tầm xa: 4 hệ thống;
- Tàu chiến có lượng giãn nước trên 1.000 tấn: 7 chiếc;
- Tàu tuần tra có lượng giãn nước từ 100 đến 700 tấn: hơn 50 chiếc;
Còn vũ khí, khí tài của quân đội chính phủ Kabul trước khi thất thủ như sau:
- Xe tăng: Khoảng 50 chiếc T54/55 được dùng làm lô cốt cố định;
- Xe bọc thép: Khoảng 160 chiếc BMP-1/2 chiếm được từ Taliban năm 2001;
- Xe chiến đấu bộ binh: Hơn 2.000 chiếc Hummer V do Mỹ cung cấp;
- Pháo mặt đất: Khoảng 80 khẩu D-30 (122mm) do Liên Xô sản xuất; hơn 200 khẩu HM1 (105 mm); khoảng 350 súng cối cỡ nòng 81mm và 120 mm; 20 giàn pháo phản lực bắn loạt;
- Máy bay chiến đấu: Khoảng 70 chiếc “Embraer EMB 314 Super Tucano” (A-29) và 20 chiếc Beechcraft T-6 Texan II (AT-6) đều là loại máy baн tấn công mặt đất hạng nhẹ, động cơ cánh quạt (khoảng 50 chiếc đã được các phi công quân đội chính phủ Kabul bay sang Uzbekistan để “tỵ nạn”); 35 chiếc Cessna C-208 Caravan (AC-208) vốn là máy bay vận tải cánh quạt được hoán cải thành máy bay ném bom hạng nhẹ;
- Trực thăng chiến đấu: Khoảng 50 chiếc Mi-8 và Mi-17 là chiến lợi phẩm từ năm 1996; 4 chiếc trực thăng chiến đấu Mi-35 là viện trợ của Ấn Độ; 50 chiếc UH-60 Black Hawk do Mỹ trang bị; 70 chiếc MD-500 (OH-6A) được hoán cải thành trực thăng cường kích hạng nhẹ;
- Máy bay vận tải: 25 chiếc AN-24, AN-26 và AN-32 (chiến lợi phẩm); 20 chiếc C-27A, 5 chiếc C-130, 10 chiếc DHC-6 và 3 chiếc chuyên cơ VIP Boeing 727;
- Súng bộ binh các loại: Khoảng 500.000 khẩu.
So sánh, chúng ta thấy rất rõ rằng, cái gọi là “kho vũ khí khổng lồ” mà Taliban chiếm được từ tay quân chính phủ Afghanistan trong những ngày giữa tháng 8 vừa qua chỉ bằng không đầy 10% so với số vũ khí của quân đội Sài Gòn sau 30-4-1975. Đó là còn chưa xét đến chất lượng vũ khí.
“Không những thế, lính Taliban có thể lái các loại xe tăng, xe thiết giáp dễ dàng như người ta điều khiển ô tô hay máy ủi đất, nhưng Taliban không có phi công có thể lái được bất kỳ một loại máy bay nào vừa chiếm được. Đó là chưa kể đến việc các loại vũ khí, khí tài của quân chính phủ Kabul do Taliban chiếm được còn không có các hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại bằng công nghệ tin học. Và nếu có đi chăng nữa thì Taliban cũng khó có thể sử dụng”, - . nhà phân tích Nguyễn Minh Hoàng nói với Sputnik.
“Theo một số nguồn tin, Taliban đã làm chủ được chiếc Mi-17 của Nga, số máy bay trực thăng Black Hawk nổi tiếng. Nhưng rất có thể, phi công là những người lính cũ của quân đội Afghanistan, những người đã đi theo phe Taliban, và chính người Mỹ đã huấn luyện cho họ. Nhưng nhìn chung, kho khí tài Mỹ để lại không thể nói là khổng lồ”, - Tiến sỹ quan hệ quốc tế Lê Hòa bình luận với Sputnik.
Làm gì có “nước cờ đi trước”
Trong hơn một tuần qua, trước sự sụp đổ nhanh chóng của chính quyền Kabul do Mỹ và phương Tây tạo dựng sau vụ khủng bố 11-9-2001, nhiều nền tảng mạng xã hội và một số tờ báo phương Tây đã đăng tải thông tin về việc Taliban không chỉ làm chủ Afghanistan mà còn chiếm được “kho vũ khí khổng lồ” mà quân đội chính phủ Kabul đã bỏ lại sau khi tháo chạy.
Kèm theo đó là những suy diễn rằng đó có thể là “kế hoạch hậu chiến” của Mỹ theo kiểu “thay ngựa giữa dòng” trong khi vẫn theo đuổi mục tiêu khống chế vùng Trung Nam Á này.
“Có giả thuyết cho rằng, Mỹ đã cố tình để lại kho vũ khí đó cho Taliban. Kế hoạch trang bị cho lực lượng khủng bố này đã được Mỹ thiết kế từ trước, kiểu như “nước cờ đi trước”. Mục đích là để cho Taliban có sức để tấn công các nước xung quanh như Tajikistan, Uzbekistan và Turkmenistan và tiếp cận biên giới Nga”, - Tiến sỹ sử học Hoàng Giang phát biểu v
“Giả thuyết trên thực chất chỉ là một sự suy diễn, một sự suy diễn đã khô dựa trên những số liệu thực tế về số lượng, chủng loại, mức độ hiện đại của những vũ khí mà Mỹ và phương Tây đã trang bị cho chính quyền Kabul trong 20 năm qua, đồng thời, cũng không có bất kỳ một sơ cở nào để suy đoán “đường đi nước bước” của người Mỹ trong khoảng thời gian đó”, - . Nhà phân tích Nguyễn Minh Hoàng bình luận với Sputnik.
“Tôi cho rằng, thậm chí, nếu có muốn thì để đưa vũ khí ra khỏi Afghanistan, Mỹ cần đổ vào một khoản tiền khổng lồ. Hơn nữa, tại khu vực này, Mỹ có hậu cần rất tệ, vì trên thực tế chỉ còn lại con đường tới Pakistan, sau đó là đường biển. Như vậy, họ sẽ gặp bế tắc. Mỹ thực sự không thể đưa lượng khí tài đó ra khỏi Afghanistan. Họ sẽ chuyển cho ai! Họ đã quyết định giao lượng khí tài đó cho quân đội Afghanistan. Nhưng chúng ta đã thấy thực tế như thế nào. Quân đội Afghanistan đã không đáp trả Taliban”, - Tiến sỹ quan hệ quốc tế Lê Hòa bình luận với Sputnik.
Nhìn số lượng, các loại khí tài mà Mỹ trang bị cho Afghanistan, chúng ta thấy, về cơ bản số khí tài đó hạn chế, đủ để đối phó với chiến tranh du kích chứ không thể tiến hành một cuộc chiến tranh lớn bên ngoài lãnh thổ Afghanistan.
“Vậy thì có thể có nguy cơ gì khi Taliban có thể mạo hiểm dùng số vũ khí “khiêm tốn” đó để tấn công các quốc gia láng giềng đều có tiềm lực quốc phòng rất mạnh như Iran, Pakistan, Trung Quốc hay 4 quốc gia Trung Á được Liên bang Nga yểm trợ?”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Hoàng đặt câu hỏi, trả lời phỏng vấn cho phóng viên Sputnik.
Mỹ “đòn gió để hù dọa”
Còn nhiều quan chức đương nhiệm và cựu quan chức Mỹ thì lo ngại rằng, những khí tài trên có thể được dùng để tấn công dân thường hoặc rơi vào tay các nhóm khủng bố như khác, thậm chí được chuyển giao cho các đối thủ của Mỹ như Nga và Trung Quốc. Thậm chí, có nguồn tin nói rằng, Pentagon đang xem xét khả năng tung đòn không kích nhằm hủy diệt những khí tài lớn để lại.
“Việc Mỹ xem xét tung đòn không kích để hủy diệt những vũ khí mà Taliban vừa chiếm được chẳng qua chỉ là “đòn gió để hù dọa” hoặc “tạo cớ để trả đũa” chứ không hề có một cơ sở thực tế nào. Mọi người đều biết trang bị kém cỏi của quân chính phủ Kabul và cũng đều biết rằng người Mỹ có mặt tại Afghanistan vừa để chống đỡ cho “con bù nhìn Kabul” vừa để có thể rút lui mà không để lại những :tài sản quý” giống như ở Sài Gòn cách đây hơn 45 năm. Vì vậy, nhiều chuyên gia quân sự-chính trị quốc tế lo ngại rằng Afghanistan dưới thời “Taliban 2.0”(2021) sẽ trở thành một “chợ đen vũ khí” để bán đi các vũ khí cũ kỹ và lạc hậu để có tiền mua sắm các vũ khí hiện đại hơn và đào tạo các chiến binh của mình tiếp cận với các vũ khí, khí tài hiện đại đó”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Hoàng phát biểu với Sputnik.
Cũng theo nhà phân tích Nguyễn Minh Hoàng, nếu Taliban không cam kết hoặc không thực hiện cam kết cắt đứt quan hệ với các ổ nhóm khủng bố trên thế giới thì không loại trừ khả năng số vũ khí này có thể được chuyển giao cho các ổ nhóm đó. Tuy nhiên, nếu cộng đồng quốc tế thực hiện “bao vây chặt chẽ” Afghanistan cả đường bộ lẫn đường không thì khả năng “chợ đen vũ khí” hạng nặng ở Afghanistan rất khó xảy ra trừ khi một quốc gia láng giềng của Afghanistan hay một “cường quốc” ngầm “bật đèn xanh” cho Taliban.
Còn việc Taliban có thể chuyển giao kho vũ khí Mỹ để lại đó cho Nga hay trung Quốc thì đó đúng là chuyện viển vông của những đầu óc nặng trĩu “thuyết âm mưu”, nhưng hoàn toàn thiếu kiến thức hoặc là sùng bái kỹ thuật quân sự Mỹ đến mức “mê muội” và “tê liệt lý chí”.
“Cả Nga và Trung Quốc đều đã phát triển khoa học kỹ thuật quân sự của họ đến trình độ ngang ngửa với Mỹ, bao gồm cả kỹ thuật quân sự công nghệ cao cho cả vũ khí, khí tài hạt nhân lẫn vũ khí, khí tài thông thường. Và những thứ vũ khí công nghệ cao cỡ đó thì một quân đội rất thiếu tin cậy như quân chính phủ Kabul thì có nằm mơ cũng không thể có được. Đem mấy chiếc Hummer V ra trưng bày hay mấy chiếc “UH-60 Black Hawk” đã được gán biệt hiệu “Diều hâu gãy cánh” ở Somalia năm 1994 để gán cho chúng cái mác “vũ khí công nghệ cao” thì quả là khôi hài hết mức”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Hoàng bình luận trong cuộc trả lời phỏng vấn cho Sputnik.
Ba khả năng xảy ra với “Taliban 2.0” (thời 2021)
Nhiều chuyên gia tin rằng Taliban là một mối đe dọa đối với kiến trúc an ninh toàn cầu.
Cần nói thẳng rằng, nếu sự kiện Taliban thắng thế có thể là mối đe dọa đối với cấu trúc an ninh thì trước hết là đối với cấu trúc an ninh của Mỹ và phương Tây. Còn đối với Nga, Trung Quốc và các quốc gia nằm ngoài phạm vi “phương Tây” thì do cách nhìn về cấu trúc an ninh của họ khác với cách nhìn về cấu trúc an ninh của Mỹ và phương Tây nên việc đánh giá mối đe dọa chắc chắn sẽ khác.
“Taliban 2.0” (2021) chắc chắn sẽ khác với “Taliban 1.0” (1996). Rất nhiều người trên thế giới đã bị ám ảnh bởi truyền thông Mỹ và phương Tây nên hiệu ứng “sợ ma” đã phát huy tác dụng. Theo nhà phân tích Nguyễn Minh Hoàng và một số chuyên gia quan hệ quốc tế khác, nếu nhìn từ góc độ khoa học chính trị-xã hội hiện đại, sẽ có ba khả năng xảy ra với “Taliban 2.0”.
Khả năng thứ nhất là Taliban sẽ quay lại đúng hoặc gần đúng với phiên bản 1.0 của mình, sẽ lại móc nối với các tổ chức khủng bố quốc tế và trở thành mối đe dọa trực tiếp về an ninh, không chỉ đối với các quốc gia láng giềng Afghanistan mà còn đối với khu vực và toàn cầu.
“Tôi cho rằng khả năng này rất khó xảy ra, bởi mục đích tự thân của Taliban trước hết là phải tồn tại. Và muốn tồn tại thì ít nhất họ cũng phải “biết thời, biết thế” để từ đó “biết mình, biết người” hơn để “thích nghi thời đại”. Chính vì lý do này mà các nước Nga, Trung Quốc, Pakistan và Iran đã và đang tìm kiếm một giải pháp ôn hòa với Taliban chứ không dại gì mà “chọc giận” họ. Đây cũng là điều mà Mỹ và EU rất muốn nhưng vì chính họ đã khoét sâu cái hố ngăn cách giữa họ với Taliban và vì lý do tôn giáo nên họ rất khó tiếp cận Taliban; ít nhất là ở thời điểm này”, - Nhà phân tích các vấn đề quân sự và chính trị quốc tế Nguyễn Minh Hoàng nói với Sputnik.
Khả năng thứ hai là khả năng xấu nhất: Taliban sẽ trở thành “tai sai của Mỹ và phương Tây” để lại đóng vai trò “lục lâm thảo khấu” phục vụ cho chính sách “gây bất ổn có kiểm soát toàn cầu” của Mỹ. Nếu Taliban, đặc biệt là các lãnh đạo của nó rơi vào “vòng kim cô” của các Cơ quan đặc biệt Mỹ và phương Tây như Al Qaeda và ISIS thì có thể thấy trước được hậu quả rất nghiêm trọng.
“Việc Taliban có thể theo gót những “kẻ đi trước” như Al Qaeda và ISIS không chỉ có thể gây bất ổn mà còn có thể gây một làn sóng hỗn loạn mới trên toàn cầu, thậm chí là những cuộc chiến tranh mang đầy màu sắc tôn giáo. Và đến khi mà các cơ quan đặc biệt Mỹ và phương Tây không còn khả năng điều khiển “âm binh” của họ như đã diễn ra vào cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI vừa qua thì mọi việc tiếp diễn sau đó sẽ là thảm họa vượt ra ngoài tầm kiểm soát”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Hồng Long nói với Sputnik.
Khả năng thứ ba là điều mà cả Nga, Trung Quốc, Iran, Pakistan cũng như các quốc gia láng giềng gần và xa của Afghanistan yêu chuộng hòa bình đều mong muốn: Afghanistan dưới thời “Taliban 2.0” sẽ trở thành một quốc gia Hồi giáo ôn hòa, cởi mở về văn hóa, hòa nhập với thế giới, giảm bớt việc thực thi các giáo luật hà khắc và cổ hủ mà không cần đến mô hình dân chủ phương Tây, làm bạn với thế giới cũng như chấp nhận hợp tác quốc tế để phát triển đất nước và chia sẻ lợi ích với cộng đồng. Đây.
Thời gian và những hành động tiếp theo của Taliban sẽ cho chúng ta thấy kịch bản nào sẽ xảy ra. Hiện tại, thực khó để tiên đoán chắc chắn. Tình hình căng như dây đàn.
* Tổ chức khủng bố bị cấm ở Nga.