Vì sao cựu Bí thư Bình Dương Trần Văn Nam ‘ngã ngựa’ nhanh đến thế?

© Ảnh : TTXVNĐồng chí Trần Văn Nam.
Đồng chí Trần Văn Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.08.2021
Đăng ký
Ông Trần Văn Nam, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương, vừa chính thức bị Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an đề nghị truy tố về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí theo quy định tại Điều 219, Bộ Luật Hình sự 2015.
Sai phạm của cựu Bí thư Bình Dương Trần Văn Nam còn bị Bộ Công an xác định là nguyên nhân phát sinh hành vi phạm tội trong vụ án bán rẻ 43 hécta đất vàng.
Cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương còn chưa thành khẩn khai báo động cơ vụ lợi cá nhân. Vì sao ông Trần Văn Nam ngã ngựa nhanh đến thế?

Ông Trần Văn Nam bị đề nghị truy tố

Ngày 23/8, Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Bộ Công an, vừa ra kết luận điều tra vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương trách nhiệm hữu hạn một thành viên (gọi tắt là Tổng công ty 3 -2) và một số đơn vị liên quan.
Như Sputnik Việt Nam đã thông tin trước đó, đây là án này thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo, đồng thời, đại án ở Tổng công ty 3-2 cũng khiến nhiều quan chức Bình Dương ngã ngựa nhanh chóng, trong đó có cựu lãnh đạo cao nhất tỉnh này – cựu Bí thư Tỉnh ủy Trần Văn Nam.
Ông Trần Văn Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.07.2021
Vì sao Bộ Công an bắt nguyên Bí thư Bình Dương Trần Văn Nam?
Đồng thời, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an cũng chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đề nghị truy tố 21 bị can về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí theo quy định tại khoản 3 Điều 219, Bộ Luật Hình sự 2015.
Trong đó, đáng chú ý, cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đề nghị truy tố bị can Trần Văn Nam, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương, về tội danh “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Như chúng tôi đã thông tin trước đó, hồi tháng 7/2021, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thi hành kỷ luật ông Trần Văn Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Bình Dương bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng nhiệm kỳ: 2010 - 2015, 2015 - 2020 và 2020 - 2025.
Đồng thời, Hội đồng Bầu cử Quốc gia đã có nghị quyết không công nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Trần Văn Nam.
Cũng liên quan đến vụ án này, Cơ quan Cảnh sát điều tra đề nghị truy tố hàng loạt cựu lãnh đạo cao nhất của Bình Dương như nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Trần Thanh Liêm, Trần Xuân Lâm (nguyên Trưởng Phòng Phòng Kinh tế ngành thuộc Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương, hiện là Chánh Thanh tra tỉnh Bình Dương), Võ Văn Lượng (nguyên Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương, hiện là Chánh Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương), Nguyễn Thanh Trúc (nguyên Chánh Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương, hiện là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương).
Những cái tên “quen thuộc” như ông Phạm Văn Cành (nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương), Ngô Dũng Phương (Trưởng phòng Phòng Tài chính Đảng thuộc Văn phòng Tỉnh ủy Bình Dương) cũng góp mặt trong kết luận điều tra và đề nghị truy tố của Bộ Công an.
Trong số 21 bị can có tên trong kết luận điều tra, ông Nguyễn Văn Minh, cựu Chủ tịch HĐQT Tổng công ty 3-2 và con rể ông này là Nguyễn Đại Dương cũng bị đề nghị truy tố.
“Các bị can trên đều bị đề nghị truy tố về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí theo Điều 219 - Bộ luật Hình sự 2015”, kết luận của Bộ Công an nêu rõ.

Vụ án Tổng công ty 3-2 gây thất thoát ngân sách 1.463 tỷ đồng

Theo kết luận của cơ quan điều tra, 21 bị can bị đề nghị truy tố trong vụ án này, bao gồm cả lãnh đạo doanh nghiệp, cán bộ sở ngành, và các lãnh đạo cao nhất của tỉnh Bình Dương thời điểm xảy ra vụ việc đều có trách nhiệm liên quan đến sai phạm làm thất thoát 1.463 tỷ đồng ở vụ án Tổng công ty 3-2.
Ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2021-2026. - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.07.2021
Biến động nhân sự Bình Dương, chưa rõ về việc kỷ luật Bí thư Trần Văn Nam
Bộ Công an cho hay, trong vụ án này, bị can Nguyễn Văn Minh, cựu Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tổng công ty Bình Dương giai đoạn 2010 - 2017, được xác định giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu.
Trong quá trình cổ phần hóa Tổng Công ty Bình Dương, doanh nghiệp thuộc Tỉnh ủy Bình Dương, bị can Nguyễn Văn Minh đã chỉ đạo cấp dưới xây dựng phương án sử dụng đất của doanh nghiệp do Tỉnh ủy Bình Dương phê duyệt.
Theo đó, Tổng Công ty Bình Dương phải tính toán để khu đất vàng 43 hécta tại phường Hòa Phú (thành phố Thủ Dầu Một) và khu đất 145 hécta vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa.
Tuy nhiên, bị can Nguyễn Văn Minh đã cố ý chỉ đạo chuyển nhượng toàn bộ dự án Khu đô thị dịch vụ thương mại Tân Phú 43 hécta cho công ty tư nhân, trái với quy định pháp luật và điều lệ của Tổng công ty Bình Dương, gây thiệt hại số tiền hơn 302 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, lãnh đạo Tổng công ty 3-2 cũng đưa khu đất 145 hécta vào diện góp vốn với doanh nghiệp khác mà không tiến hành định giá, không đưa vào xác định giá trị doanh nghiệp, gây thất thoát tài sản Nhà nước với số tiền hơn 1.160 tỷ đồng.
Kết luận điều tra xác định, hành vi của bị can Nguyễn Văn Minh và các đồng phạm trong vụ án, gây thất thoát cho Nhà nước số tiền hơn 1.463 tỷ đồng.

Sai phạm khiến ông Trần Văn Nam ‘ngã ngựa’ trong vụ án Tổng công ty 3-2

Kết luận của Cơ quan Cảnh sát Điều tra cũng chỉ rõ, hành vi trái pháp luật của bị can Nguyễn Văn Minh được sự tiếp tay đắc lực của nhiều bị can là lãnh đạo tỉnh Bình Dương.
Đáng chú ý, trong vụ án này, ông Trần Văn Nam được nhận định là người có chức vụ, trách nhiệm và nhiều năm công tác trong việc chỉ đạo, quản lý nhà nước đối với lĩnh vực kinh tế, giao thông, đất đai, đồng thời kinh qua nhiều vị trí công tác, lãnh đạo nhưng vẫn sai phạm.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Tổng thống Sri Lanka - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.06.2021
‘Đả hổ diệt ruồi’ ở Việt Nam: Vụ Bí thư Bình Dương Trần Văn Nam là một điển hình
Theo đó, năm 2010, ông Nam được bổ nhiệm giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, phụ trách về đất đai, giao thông, hạ tầng cơ sở.
Kết luận điều tra chỉ rõ, trong giai đoạn giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, ông Trần Văn Nam biết rõ tiền sử dụng đất là nguồn thu ngân sách nhà nước, bảng giá đất hằng năm được UBND tỉnh ban hành là căn cứ để tính tiền sử dụng đất.
Tuy nhiên, năm 2012, ông Trần Văn Nam vẫn ký ban hành công văn chấp thuận giá đất dịch vụ tại khu liên hợp là hơn 51.000 đồng/m2 để Cục Thuế tính tiền sử dụng đất đối với khu 43 hécta và 145 hécta được giao cho Tổng Công ty 3-2.
Theo kết luận điều tra của C03, đây là mức giá đất bình quân được UBND tỉnh Bình Dương ban hành từ năm 2006.
Với kết quả điều tra này, Bộ Công an kết luận, hành vi trên của bị can Trần Văn Nam trái quy định pháp luật, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả gây thất thoát ngân sách nhà nước hơn 761 tỷ đồng.
Ngoài ra, ở trong giai đoạn giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương, khi cổ phần hóa Tổng Công ty 3-2, ông Trần Văn Nam đã chủ trì tổ chức họp thường trực Tỉnh ủy, phê duyệt phương án sử dụng đất của đơn vị.
Theo đó, khu đất vàng 43 hécta và 30% vốn góp tại Công ty Tân Phú phải chuyển về Công ty Impco là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước do Tỉnh ủy quản lý.
Tuy nhiên, đến tháng 4/2017, mặc dù biết Tổng công ty 3-2 đã chuyển nhượng khu đất 43 hécta cho Công ty Tân Phú, không bàn giao về Công ty Impco trái chủ trương Tỉnh ủy, trái quy định pháp luật, nhưng ông Nam không thực hiện các biện pháp quản lý để bảo toàn vốn của Nhà nước.
Ông Trần Văn Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.06.2021
Đề nghị xem xét kỷ luật Bí thư tỉnh ủy Bình Dương Trần Văn Nam và hàng loạt cán bộ
Cơ quan điều tra cho rằng, thậm chí, ông Nam còn tổ chức cuộc họp thường trực Tỉnh ủy để thống nhất và quyết định cho Tổng công ty 3-2 tiếp tục chuyển nhượng 30% vốn góp vào Công ty Tân Phú cho Công ty Âu Lạc, hoàn tất việc chuyển nhượng toàn bộ dự án trên khu đất 43ha từ Nhà nước sang tư nhân.
“Hành vi này của ông Nam gây ra thiệt hại hơn 302 tỷ đồng. Bị can Trần Văn Nam đã có hành vi vi phạm pháp luật trong việc áp giá đất để tính thu tiền sử dụng đất và hành vi tạo điều kiện để Tổng Công ty 3-2 hoàn tất chuyển nhượng toàn bộ dự án trên khu đất 43 hécta từ Nhà nước sang tư nhân”, kết luận điều tra khẳng định.
Với những hành vi sai phạm trên, cơ quan điều tra xác định bị can Trần Văn Nam là người chỉ đạo điều hành, vừa là người thực hiện phạm tội, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền đặc biệt lớn.
“Những hành vi vi phạm pháp luật của ông Nam gây thiệt hại tài sản nhà nước với tổng số tiền hơn 1.063 tỷ đồng. Hành vi của ông Nam đủ yếu tố cấu thành tội “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, kết luận nêu rõ.
Đồng thời, việc cho áp giá đất để thu tiền sử dụng đất trái quy định dẫn đến giá vốn của các khu đất giao cho Tổng công ty 3-2 có giá trị thấp là một trong những nguyên nhân phát sinh tội phạm.
Đáng chú ý, theo cơ quan điều tra, bị can Trần Văn Nam chưa thành khẩn khai báo về động cơ vụ lợi của bản thân trong vụ án này.
Chưa hết, bị can Trần Văn Nam còn bị cáo buộc “chỉ đạo hợp thức hóa tài liệu để che giấu vi phạm”.
Tuy nhiên, trong quá trình công tác, ông Nam có nhiều thành tích, cống hiến cho tỉnh Bình Dương và được tặng thưởng nhiều Bằng khen. Do đó, cơ quan điều tra đề nghị cơ quan truy tố xem xét các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm khi lượng hình, xét xử.

Lãnh đạo Bình Dương tiếp tay làm mất đất vàng vì “nể nang”?

Cũng theo kết luận điều tra, bị can Trần Thanh Liêm có chức vụ là Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh (giai đoạn 2015-2020). Bị can Phạm Văn Cành là Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy (giai đoạn 2013-2018) giữ vai trò liên quan trong vụ án này.
Kết luận điều tra khẳng định, hai vị cựu lãnh đạo Bình Dương này biết Tổng Công ty 3-2 đã chuyển nhượng khu đất 43 hécta cho liên danh trái chủ trương của Tỉnh ủy và trái quy định pháp luật.
Tuy nhiên, tại cuộc họp thường trực Tỉnh ủy, hai bị can Liêm và Cành vẫn đồng ý cho Tổng Công ty 3-2 tiếp tục được chuyển nhượng 30% vốn góp tại liên doanh cho Công ty Âu Lạc, tạo điều kiện cho bị can Nguyễn Văn Minh và đồng phạm bán rẻ 43 hécta đất vàng của Nhà nước.
Ông Trần Văn Nam, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.06.2021
Vì sao Bí thư Bình Dương Trần Văn Nam bất ngờ xin không làm Đại biểu Quốc hội?
Hành vi của hai bị can Trần Thanh Liêm và Phạm Văn Cành gây thiệt hại hơn 302 tỷ đồng.
Tuy nhiên, cơ quan điều tra đánh giá nguyên nhân phạm tội của hai cựu lãnh đạo Bình Dương Trần Thanh Liêm và Phạm Văn Cành là do ưu ái có phần nể nang đối với Tổng công ty 3-2 là doanh nghiệp do Tỉnh ủy làm chủ sở hữu.
Có thể thấy, với những sai phạm đặc biệt nghiêm trọng nêu trên, việc cựu Bí thư Tỉnh ủy Trần Văn Nam hay loạt cựu lãnh đạo cao nhất của Bình Dương “ngã ngựa”, đối mặt nguy cơ “đứng trước vành móng ngựa” và chịu sự nghiêm trị của pháp luật là điều dễ hiểu.
Trước đó, hôm 18/6, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị, họp Ban Bí thư để xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bình Dương nhiệm kỳ 2015 - 2020, Ban cán sự đảng Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2016-2021 và một số cán bộ lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Bình Dương, trong đó có Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Trần Văn Nam.
Ông Trần Văn Nam được Bộ Chính trị xác định là người phải chịu trách nhiệm người đứng đầu về các vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015-2020.
Cá nhân ông Nam đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, làm trái chủ trương của Tỉnh ủy và vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai, vốn, tài sản của Đảng, Nhà nước tại Tổng Công ty 3/2, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo hợp thức hóa tài liệu để che giấu vi phạm. Đến 27/7, ông Trần Văn Nam đã bị khởi tố, bắt giam và áp dụng lệnh khám xét đối với cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương.
Sau vụ việc của ông Nam, nhiều chuyên gia, ĐBQH cho rằng, vụ việc xảy ra ở Tỉnh ủy Bình Dương, Tổng Công ty 3-2 cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho công tác quản lý cán bộ, kiêm soát quyền lực tại các địa phương khác.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала