Nhà khí hậu học tiết lộ thời điểm của thảm họa toàn cầu

© Sputnik / Aleksey NikolskyiVen bờ Thái Bình Dương gần làng Yuzhno-Kurilsk trên đảo Kunashir thuộc dãy Kuril Lớn
Ven bờ Thái Bình Dương gần làng Yuzhno-Kurilsk trên đảo Kunashir thuộc dãy Kuril Lớn - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.08.2021
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Trong một trăm năm nữa, mực nước biển thế giới có thể tăng thêm 5 mét nếu nhân loại không nỗ lực nghiêm túc để làm chậm lại sự nóng lên toàn cầu, nhà khí hậu học, phó giáo sư Học viện Nông dược học Vladimir Ryabov cho biết.
Theo giải thích của nhà khoa học, nếu mực nước biển chỉ cần dâng lên vài mét, thì khoảng 30% lãnh thổ của hành tinh sẽ bị ngập lụt. Ryabov nhấn mạnh chính những vùng đất này có mật độ dân cư đông đúc nhất.
"Điều này sẽ dẫn đến nhu cầu di dời một số lượng lớn người dân, di dời sản xuất và nhà ở", - nhà khí hậu cảnh báo.

Đến năm 2050, mực nước biển thế giới sẽ tăng lên đáng kể

“Và sự thay đổi khí hậu chỉ ở mức độ nhỏ vài độ sẽ kéo theo những thay đổi toàn cầu như vậy, mà rất khó để thích ứng”, Ryabov tiếp tục.
Nhà khoa học lưu ý những dự đoán như vậy có thể không thành hiện thực nếu các quốc gia trên thế giới có thể giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và do đó làm chậm lại quá trình ấm lên toàn cầu. Theo ý kiến ông, nhân loại có thể trì hoãn sự gia tăng mạnh của mực nước biển trong 300 năm.
Thành phố Lagos, Nigeria - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.08.2021
LHQ cảnh báo về thảm họa khí hậu toàn cầu và nêu tên thủ phạm
"Tất nhiên là không thể ngăn chặn. Nhưng sau đó nhân loại sẽ có nhiều thời gian hơn để chuẩn bị cho những điều kiện mới ở phía trước", nhà khí hậu học kết luận.
Các nhà khoa học thường xuyên đưa ra cảnh báo về sự nguy hiểm của sự nóng lên toàn cầu. Để hạn chế quá trình này vào năm 2015, hơn 190 quốc gia đã ký Thỏa thuận Khí hậu Paris, nhằm giảm lượng khí thải, trang bị lại công nghệ và thích ứng với biến đổi khí hậu. Họ cũng dự kiến ​​sẽ tăng tỷ trọng của các nguồn năng lượng tái tạo.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала