Chuyên gia: "Quad" có thể trở thành một tổ chức tương tự như NATO ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
© AP PhotoTàu sân bay và tàu chiến tham gia vào giai đoạn hai của cuộc tập trận hải quân Malabar, một cuộc tập trận chung bao gồm Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản và Australia, ở Biển Bắc Ả Rập vào thứ Ba, ngày 17 tháng 11 năm 2020.
© AP Photo
Đăng ký
Thực hành chiến đấu tiêu diệt các mục tiêu dưới nước là đặc điểm trong cuộc tập trận Malabar-21. Cơ chế «Bộ tứ - Quad” có thể trở thành cốt lõi của phiên bản “NATO thu nhỏ” tại Châu Á - Thái Bình Dương. Các cuộc diễn tập hải quân của Trung Quốc, Nga và Iran có thể thu hút sự chú ý ngày càng tăng từ Ấn Độ.
Năm thứ hai, Ấn Độ tổ chức cuộc tập trận hải quân Malabar với sự tham gia của 4 quốc gia khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương: Ấn Độ, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc. Nguồn tin chính thức của Úc ngày 23 tháng Tám xác nhận, khinh hạm lớp Anzac HMAS Warramunga sẽ cùng tàu chiến và máy bay các nước tham gia cuộc tập trận ngoài khơi đảo Guam, diễn ra trong hai ngày 26-29 tháng Tám.
The Anzac class frigate HMAS Warramunga is currently participating as the part of the Annual Malabar Exercise 2021 in Guam.
Courtesy Photograph Owner's. pic.twitter.com/YxqQWzDuTw
Courtesy Photograph Owner's. pic.twitter.com/YxqQWzDuTw
Tư lệnh Hải quân Úc, Phó Đô đốc Mike Noonan cho biết Úc thường xuyên làm việc với Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ để xây dựng mối quan hệ chuyên nghiệp với quân đội các nước này và củng cố nền tảng cho sự phát triển cởi mở, bao trùm và bền vững của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Năm ngoái, Ấn Độ lần đầu tiên mời Úc tham gia cuộc tập trận, vốn được tổ chức từ năm 1992. Sau đó, các chuyên gia coi đây là một trong những bước đầu tiên và quan trọng nhằm tìm ra khả năng tương thích của hải quân và không quân của tất cả các thành viên «Bộ Tứ» tại Ấn Độ - Thái Bình Dương. Ngoài khơi đảo Guam, các cuộc tập trận này đã diễn ra từ năm 2018, nhưng năm nay sẽ là lần đầu tiên có sự tham gia của tất cả các thành viên «Bộ Tứ». Đặc điểm này của cuộc diễn tập Malabar-21 đã được chuyên gia Câu lạc bộ Valdai, nhà nghiên cứu tại Phòng Các vấn đề Chính trị Quốc tế của IMEMO, Viện Hàn Lâm khoa học Nga Alexey Kupriyanov ghi nhận trong cuộc phỏng vấn với Sputnik:
“Đây là một dấu hiệu khá rõ ràng cho thấy trọng tâm chính của tất cả các thành viên Bộ tứ đang chuyển hướng về Thái Bình Dương. Điều này không có nghĩa là Ấn Độ sẽ sắp xếp một số hình thức mở rộng về phía đông. Nhưng đảo Guam là một vị trí then chốt trong tất cả các chuỗi đảo mà hạm đội Trung Quốc cần phải vượt qua để tiến vào không gian đại dương. Cuộc tập trận ngoài khơi đảo Guam cho thấy Mỹ và các đối tác trong «Bộ Tứ» coi trọng việc tìm ra khả năng tương thích của hạm đội và không quân trong trường hợp có thể xảy ra xung đột với Trung Quốc trên biển ở khu vực trung tâm Thái Bình Dương".
Cuộc tập trận sẽ bắt đầu ngay sau khi kết thúc chuyến thăm Đông Nam Á đầu tiên của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris, trong chương trình thăm Singapore và Việt Nam. Phát biểu tại Singapore, Kamala Harris cáo buộc Trung Quốc "ép buộc" và "đe dọa" ở Biển Đông". Đồng thời, bà đảm bảo Hoa Kỳ sẽ nỗ lực hướng tới việc tạo ra một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở. Mỹ vẫn thường sử dụng cách diễn đạt tương tự để chỉ ra các quy tắc kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc trên biển. Cuộc tập trận quân sự Malabar 21 gần Guam rõ ràng là phù hợp với chiến lược này của Mỹ trong khu vực.
Yang Danzhi, chuyên gia Viện Các vấn đề Quốc tế thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nhận định cơ chế của "Bộ Tứ" có thể trở thành cốt lõi của phiên bản "NATO thu nhỏ" tại châu Á - Thái Bình Dương.
Cuộc diễn tập chung Malabar 21 kéo dài 4 ngày sẽ bao gồm các hoạt động phức tạp trên mặt nước, trong lòng biển và trên không, bao gồm cả tác xạ từ vũ khí quân sự. Chuyên gia Alexei Kupriyanov gọi sự phát triển khả năng tương tác để tiêu diệt các mục tiêu dưới nước là một trong những chủ đề chính tại Malabar-21.
“Theo truyền thống, các cuộc tập trận này diễn ra với mục đích tìm ra sự tương tác giữa hạm đội các quốc gia tham gia và cải thiện hệ thống trao đổi thông tin. Đặc điểm quan trọng của Malabar-21 là khả năng chống tàu ngầm. Đối với Ấn Độ, đây là vấn đề rất nhức nhối, bởi Trung Quốc thường xuyên cử tàu ngầm làm nhiệm vụ ở Ấn Độ Dương, và đây là những phương tiện mang theo tên lửa hành trình. Chúng được thiết kế không chỉ để tấn công lãnh thổ địch thủ tiềm tàng mà còn để chống lại tàu chiến đối phương. Điều này khiến Ấn Độ rất lo lắng. Gần đây, họ, với sự giúp đỡ của Nhật Bản, đã đặt một đường dây cảm biến ở quần đảo Andaman để ghi lại bất kỳ sự xâm nhập nào của tàu ngầm vào Ấn Độ Dương. Đối với Ấn Độ, thực hành các bài tập chống tàu ngầm là một phần quan trọng trong cuộc tập trận sắp tới”.
Đồng thời, Trung Quốc đang gia tăng cường độ tham gia các cuộc tập trận chung trên biển. Như Đại sứ Nga tại Tehran Levan Dzhagaryan cho biết hôm qua, các cuộc tập trận chung ở vùng Vịnh Ba Tư với sự tham gia của các tàu chiến Nga, Trung Quốc và Iran sẽ được tổ chức vào cuối năm 2021 - đầu năm 2022. Chuyên gia Alexei Kupriyanov dự đoán Ấn Độ sẽ quan tâm nhiều hơn đến các cuộc tập trận này.
“Các cuộc tập trận hải quân của Ấn Độ nhận được sự chú ý ngày càng tăng do nước này ngày càng coi trọng khía cạnh an ninh và chính sách đối ngoại trên biển. Điều này đã được chú ý trong nhiệm kỳ Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc của Ấn Độ vào tháng Tám. Theo sáng kiến của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, một cuộc họp cấp cao của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về an ninh hàng hải đã được tổ chức. Về nguyên tắc, Ấn Độ coi nhu cầu chống lại các mối đe dọa không thường xuyên trên biển là chủ đề chính trong nhiệm kỳ chủ tịch của mình".
Các cuộc tập trận hải quân trước đây có sự tham gia của Trung Quốc, Nga và Iran đã được tổ chức vào cuối tháng 12 năm 2019. Chúng rất quan trọng đối với Trung Quốc vì lợi ích ngày càng tăng của nước này ở Ấn Độ Dương và Trung Đông cũng như căng thẳng gia tăng với Hoa Kỳ. Việc biểu dương lá cờ Hải quân Trung Quốc ở Vịnh Ba Tư và ở phía bắc Ấn Độ Dương cũng là một phản ứng trước xu hướng rõ ràng đối với việc biến "Bộ Tứ" Ấn Độ - Thái Bình Dương thành một liên minh quân sự.