Sputnik V đã được chứng minh có hiệu quả bảo vệ trước biến thể Delta, ngăn chặn bệnh chuyển nặng

© REUTERS / DADO RUVICCác ống est được nhìn thấy phía trước logo Sputnik V được hiển thị trong hình minh họa này được chụp, ngày 21 tháng 5 năm 2021.
Các ống est được nhìn thấy phía trước logo Sputnik V được hiển thị trong hình minh họa này được chụp, ngày 21 tháng 5 năm 2021. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.08.2021
Đăng ký
Kết quả của một nghiên cứu độc lập do các nhà khoa học từ St.Petersburg thực hiện đã xác nhận rằng vắc xin Sputnik V của Nga có hiệu quả cao bảo vệ trước biến thể Delta, ngăn chặn bệnh COVID-19 chuyển nặng.
Kết quả nghiên cứu công bố trên cổng khoa học dữ liệu mở MedRxiv, tạp chí Science đưa tin.
Vaccine «Sputnik V» - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.08.2021
Nhà sản xuất Sputnik V tìm ra giải pháp, bất chấp hiệu quả thấp của Pfizer trước biến chủng “delta”
Công việc liên quan đến gần 14 nghìn bệnh nhân có các triệu chứng nhiễm coronavirus và được chẩn đoán mắc Covid-19. Các bác sĩ đã theo dõi những người bệnh bằng phương pháp chụp cắt lớp vi tính tại các trung tâm y tế của thành phố St.Petersburg. Ít nhất hai tuần trước khi bắt đầu nghiên cứu, 1.291 bệnh nhân đã được tiêm chủng đầy đủ.
Các nhà khoa học lưu ý rằng, họ đã không xem xét các trường hợp tạo miễn dịch một phần, và cũng không so sánh tác dụng của các loại thuốc khác nhau, mà xuất phát từ thực tế rằng, phần lớn những người được tiêm chủng ở St.Petersburg - khoảng 96% - đã được tiêm vắc xin Sputnik V.

Kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy điều gì?

Kết quả cho thấy vắc-xin giảm 81% nguy cơ nhập viện và hiệu quả 76% trong việc ngăn chặn tổn thương phổi nghiêm trọng. Các nhà nghiên cứu không đánh giá tỷ lệ bảo vệ hoàn toàn khỏi SARS-CoV-2 và các dạng nhẹ của căn bệnh này, nhưng các tính toán cho thấy rằng, vắc xin Sputnik V hiệu quả khoảng 50% trong việc ngăn chặn bất kỳ biểu hiện triệu chứng nào của COVID-19.
© Sputnik / Vladislav Vodnev / Chuyển đến kho ảnhVaccine Sputnik V.
Vaccine Sputnik V. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Vaccine Sputnik V.
Tạp chí Science trích dẫn ý kiến của trưởng nhóm nghiên cứu, nhà dịch tễ học Anton Barchuk từ Đại học Châu Âu của Saint Petersburg:
“Chúng tôi đã có thể nhận được những dữ liệu độc đáo này, bởi vì chỉ ở Nga, mà không có ai khác trên thế giới, các bác sĩ thực hiện nhiều lần chụp cắt lớp vi tính cho bệnh nhân mắc bệnh nhẹ”.
Các nhà khoa học cũng không xác định các biến thể của virus SARS-CoV-2 mà những người tham gia đã bị nhiễm. Họ dựa trên dữ liệu chính thức từ các bác sĩ rằng, vào tháng 7 và tháng 8 năm 2021, khi nghiên cứu được tiến hành, 95% ca bệnh COVID-19 ở St.Petersburg có liên quan đến biến thể virus Delta hung hãn hơn.
Chính biến thể virus Delta đã gây ra hầu hết các ca đột phá trên thế giới, khi ngay cả những người đã được tiêm phòng nhưng dính Delta vẫn có thể làm lây biến thể Delta sang người khác. Do đó đã có lo ngại rằng, Sputnik V có thể kém hiệu quả hơn đối với đột biến này.
Vắc xin Sputnik V coronavirus của Nga được chuyển giao cho Hungary để thử nghiệm lâm sàng - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.07.2021
RDIF nói về kết quả nghiên cứu kết hợp vaccine «Sputnik V» và AstraZeneca
Anton Barchuk cho biết: “Dữ liệu của chúng tôi xác nhận rằng, một trong những lợi ích của việc tiêm chủng là làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh trong những ca đột phá”.
Các cuộc nghiên cứu của nước ngoài chỉ ra rằng, Pfizer-BioNTech và AstraZeneca cũng có hiệu quả đáng kể đối với biến thể Delta. Sputnik V được tạo ra tại Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ và Vi sinh Quốc gia Gamaleya hoạt động trên nguyên tắc tương tự như vắc xin do AstraZeneca và Johnson & Johnson sản xuất – đây là vắc xin vectơ virus không có khả năng sao chép cung cấp protein coronavirus SARS-CoV-2 đến các tế bào. Tuy nhiên, không giống như AstraZeneca - loại vắc xin sử dụng cùng một loại adenovirus cho cả hai liều, Sputnik V sử dụng hai adenovirus khác nhau trong hai liều, điều đó giúp sinh ra kháng thể đáng tin cậy hơn.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала