https://kevesko.vn/20210829/chinh-phu-giam-tien-dien-cho-3-nhom-doanh-nghiep-gap-kho-khan-do-covid-19-11003942.html
Chính phủ giảm tiền điện cho 3 nhóm doanh nghiệp gặp khó khăn do Covid-19
Chính phủ giảm tiền điện cho 3 nhóm doanh nghiệp gặp khó khăn do Covid-19
Sputnik Việt Nam
Chính phủ vừa ban hành nghị quyết thống nhất phương án hỗ trợ giảm tiền điện, giảm giá điện cho 3 nhóm doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. 29.08.2021, Sputnik Việt Nam
2021-08-29T15:03+0700
2021-08-29T15:03+0700
2021-08-29T14:50+0700
việt nam
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/08/11/10952160_0:102:1999:1226_1920x0_80_0_0_9471576216aa52e006b215add301ddee.jpg
Giảm tiền điện, giá điện cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19Ngày 28/8, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 97/NQ-CP thống nhất phương án hỗ trợ giảm tiền điện, giảm giá điện cho các khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.Theo đó, 3 nhóm doanh nghiệp được nhận hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện gồm: Doanh nghiệp chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản; doanh nghiệp chế biến và bảo quản rau quả và các doanh nghiệp sản xuất có kim ngạch xuất khẩu năm 2020 trên 1 tỷ USD. Thời gian hỗ trợ giảm tiền điện cho khách sử dụng điện là 3 tháng (từ kỳ hoá đơn tiền điện tháng 9 đến hết kỳ hóa đơn tiền điện tháng 11/2021). Điều kiện để các doanh nghiệp này được giảm giá, tiền điện là đang gặp nhiều khó khăn do có nhà máy hoặc cơ sở sản xuất đặt tại các tỉnh, thành phố giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Các doanh nghiệp cũng cần đáp ứng điều kiện là đang mua điện trực tiếp từ các Tổng Công ty Điện lực, Công ty Điện lực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hoặc các đơn vị bán lẻ điện khác.Theo ước tính của EVN, trong đợt 5, số tiền hỗ trợ giảm giá điện cho khách hàng sử dụng điện là khoảng 650 tỷ đồng (chưa bao gồm thuế VAT). Danh sách các nhà máy, cơ sở sản xuất được giảm tiền điện do UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác nhận trên cơ sở đăng ký kinh doanh và thực tế sản xuất của doanh nghiệp.Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan triển khai bảo đảm chặt chẽ, đúng đối tượng, không để trục lợi chính sách, chịu trách nhiệm toàn diện về nội dung, số liệu báo cáo và đề xuất.Như vậy, đây là lần thứ 5 Chính phủ đồng ý giảm tiền điện, giảm giá điện do ảnh hưởng bởi Covid-19 theo đề xuất của Bộ Công Thương. Bốn đợt giảm tiền điện, giảm giá điện trước được thực hiện trong các năm 2020 và 2021 với tổng số tiền hỗ trợ là hơn 16.000 tỷ đồng. Gần nhất, đầu tháng 8 vừa qua, khách hàng dùng điện sinh hoạt tại các địa phương đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 được giảm 10-15% tiền điện trước thuế trong hai tháng 8 và 9/2021.Doanh nghiệp thủy sản đề xuất giảm tiền điện và phí dịch vụ cảngHiện nay, Việt Nam có 20 tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Do ảnh hưởng của việc giãn cách tại các tỉnh, thành phố nên việc sản xuất kinh doanh (đặc biệt là các doanh nghiệp chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản; chế biến, bảo quản rau quả) bị ảnh hưởng nặng nề.Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, cả nước có 123 cơ sở chế biến thủy sản tạm dừng hoạt động. Tổng công suất chế biến của ngành cũng chỉ khoảng 30-40% so với trước.Trong khi đó, các doanh nghiệp chịu phát sinh thêm nhiều chi phí mới như bao bì, xét nghiệm cho công nhân, tài xế vận chuyển hàng, chi phí logistics, cước vận tải biển tăng từ 5-7 lần. Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính buộc phải giảm công suất chế biến 30-90%, thậm chí tạm dừng sản xuất.Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, từ đầu năm đến ngày 15/8, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 5,2 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, nửa đầu tháng 8, xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt 264 triệu USD, giảm 41% so với nửa cuối tháng 7 và giảm 30,1% so với cùng kỳ năm 2020.Theo VASEP, ngành thủy sản nếu không khôi phục các hoạt động trở lại vào tháng 9 sẽ dễ gãy đổ chuỗi sản xuất hoặc còn rất ít cơ hội để phục hồi. Riêng nuôi trồng thủy sản, nếu không kịp khôi phục sản xuất, nguyên liệu tôm, cá... sẽ ứ đọng, nông dân vô cùng khó khăn.Do đó, VASEP đề xuất Chính phủ cần nỗ lực khôi phục các hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian sớm nhất và không muộn hơn 15/9. Hiệp hội cũng đề xuất giảm 30% tiền điện cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản giai đoạn 6 tháng cuối năm 2021 cũng như nhiều loại phí khác đến giữa năm 2022 để hỗ trợ phục hồi sản xuất, xuất khẩu thủy sản.Đồng thời, các doanh nghiệp thủy sản kiến nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam chi trả lương cho người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội khi phải đi cách ly hoặc dừng sản xuất theo quy định chống dịch trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Việc này sẽ giảm được một phần gánh nặng chi trả lương cho doanh nghiệp vốn đang phải gánh rất nhiều chi phí và áp lực do ảnh hưởng của dịch Covid-19. VASEP cũng đề nghị giảm mức đóng kinh phí công đoàn từ 2% quỹ lương xuống tối đa 1%, áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp chứ không chỉ “doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19”.Liên quan đến vấn đề dịch vụ hậu cần (logistics), VASEP cho rằng, TP.HCM và Hải Phòng cần dừng thực hiện việc thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu, cảng biển từ tháng 8/2021 đến hết tháng 6/2022. Cùng với đó là điều chỉnh giảm ít nhất 30% các mức phí đang áp dụng, và đề nghị các cảng biển giảm ít nhất 50% các phí dịch vụ tại cảng (phí nâng hạ container, phí bốc dỡ, lưu kho, cắm điện,...) từ tháng 8/2021 đến hết tháng 6/2022. Về các chi phí sản xuất, VASEP đề nghị giảm ít nhất 50% phí hạ tầng của các khu công nghiệp từ tháng 8/2021 đến hết tháng 6/2022 nhằm giúp doanh nghiệp có thêm trợ lực để sớm phục hồi sản xuất, xuất khẩu trong và sau dịch.
https://kevesko.vn/20210808/thu-tuong-pham-minh-chinh-cung-cac-doanh-nghiep-thao-go-kho-khan-trong-boi-canh-dai-dich-covid-19-10915541.html
https://kevesko.vn/20210630/nguoi-dan-doanh-nghiep-bi-anh-huong-do-covid-19-se-duoc-ho-tro-kinh-phi-bao-nhieu-10736485.html
https://kevesko.vn/20210812/ho-tro--ve-chinh-sach-thue-giup-nguoi-dan-doanh-nghiep-som-khoi-phuc-san-xuat-kinh-doanh-10932725.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2021
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/08/11/10952160_114:0:1885:1328_1920x0_80_0_0_d1c37fc44dbb007e3619f4f5758fdd32.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam
Chính phủ giảm tiền điện cho 3 nhóm doanh nghiệp gặp khó khăn do Covid-19
Chính phủ vừa ban hành nghị quyết thống nhất phương án hỗ trợ giảm tiền điện, giảm giá điện cho 3 nhóm doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Giảm tiền điện, giá điện cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19
Ngày 28/8, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 97/NQ-CP thống nhất phương án hỗ trợ giảm tiền điện, giảm giá điện cho các khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Theo đó, 3 nhóm doanh nghiệp được nhận hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện gồm: Doanh nghiệp chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản; doanh nghiệp chế biến và bảo quản rau quả và các doanh nghiệp sản xuất có kim ngạch xuất khẩu năm 2020 trên 1 tỷ USD. Thời gian hỗ trợ giảm tiền điện cho khách sử dụng điện là 3 tháng (từ kỳ hoá đơn tiền điện tháng 9 đến hết kỳ hóa đơn tiền điện tháng 11/2021).
Điều kiện để các doanh nghiệp này được giảm giá, tiền điện là
đang gặp nhiều khó khăn do có nhà máy hoặc cơ sở sản xuất đặt tại các tỉnh, thành phố giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Các doanh nghiệp cũng cần đáp ứng điều kiện là đang mua điện trực tiếp từ các Tổng Công ty Điện lực, Công ty Điện lực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hoặc các đơn vị bán lẻ điện khác.
Theo ước tính của EVN, trong đợt 5, số tiền hỗ trợ giảm giá điện cho khách hàng sử dụng điện là khoảng 650 tỷ đồng (chưa bao gồm thuế VAT). Danh sách các nhà máy, cơ sở sản xuất được giảm tiền điện do UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác nhận trên cơ sở đăng ký kinh doanh và thực tế sản xuất của doanh nghiệp.
Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan triển khai bảo đảm chặt chẽ, đúng đối tượng, không để trục lợi chính sách, chịu trách nhiệm toàn diện về nội dung, số liệu báo cáo và đề xuất.
Như vậy, đây là lần thứ 5 Chính phủ đồng ý giảm tiền điện, giảm giá điện do ảnh hưởng bởi Covid-19 theo đề xuất của Bộ Công Thương. Bốn đợt giảm tiền điện, giảm giá điện trước được thực hiện trong các năm 2020 và 2021 với tổng số tiền hỗ trợ là hơn 16.000 tỷ đồng. Gần nhất, đầu tháng 8 vừa qua, khách hàng dùng điện sinh hoạt tại các địa phương đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 được giảm 10-15% tiền điện trước thuế trong hai tháng 8 và 9/2021.
Doanh nghiệp thủy sản đề xuất giảm tiền điện và phí dịch vụ cảng
Hiện nay, Việt Nam có 20 tỉnh, thành phố tiếp tục
thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Do ảnh hưởng của việc giãn cách tại các tỉnh, thành phố nên việc sản xuất kinh doanh (đặc biệt là các doanh nghiệp chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản; chế biến, bảo quản rau quả) bị ảnh hưởng nặng nề.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, cả nước có 123 cơ sở chế biến thủy sản tạm dừng hoạt động. Tổng công suất chế biến của ngành cũng chỉ khoảng 30-40% so với trước.
Trong khi đó, các doanh nghiệp chịu phát sinh thêm nhiều chi phí mới như bao bì, xét nghiệm cho công nhân, tài xế vận chuyển hàng, chi phí logistics, cước vận tải biển tăng từ 5-7 lần. Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính buộc phải giảm công suất chế biến 30-90%, thậm chí tạm dừng sản xuất.
Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, từ đầu năm đến ngày 15/8, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 5,2 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, nửa đầu tháng 8, xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt 264 triệu USD, giảm 41% so với nửa cuối tháng 7 và giảm 30,1% so với cùng kỳ năm 2020.
Theo VASEP, ngành thủy sản nếu không khôi phục các hoạt động trở lại vào tháng 9 sẽ dễ gãy đổ chuỗi sản xuất hoặc còn rất ít cơ hội để phục hồi. Riêng nuôi trồng thủy sản, nếu không kịp khôi phục sản xuất, nguyên liệu tôm, cá... sẽ ứ đọng, nông dân vô cùng khó khăn.
Do đó, VASEP đề xuất Chính phủ cần nỗ lực khôi phục các hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian sớm nhất và không muộn hơn 15/9. Hiệp hội cũng đề xuất giảm 30% tiền điện cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản giai đoạn 6 tháng cuối năm 2021 cũng như nhiều loại phí khác đến giữa năm 2022 để hỗ trợ phục hồi sản xuất, xuất khẩu thủy sản.
Đồng thời, các doanh nghiệp thủy sản kiến nghị
Bảo hiểm xã hội Việt Nam chi trả lương cho người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội khi phải đi cách ly hoặc dừng sản xuất theo quy định chống dịch trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Việc này sẽ giảm được một phần gánh nặng chi trả lương cho doanh nghiệp vốn đang phải gánh rất nhiều chi phí và áp lực do ảnh hưởng của dịch Covid-19. VASEP cũng đề nghị giảm mức đóng kinh phí công đoàn từ 2% quỹ lương xuống tối đa 1%, áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp chứ không chỉ “doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19”.
Liên quan đến vấn đề dịch vụ hậu cần (logistics), VASEP cho rằng, TP.HCM và Hải Phòng cần dừng thực hiện việc thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu, cảng biển từ tháng 8/2021 đến hết tháng 6/2022. Cùng với đó là điều chỉnh giảm ít nhất 30% các mức phí đang áp dụng, và đề nghị các cảng biển giảm ít nhất 50% các phí dịch vụ tại cảng (phí nâng hạ container, phí bốc dỡ, lưu kho, cắm điện,...) từ tháng 8/2021 đến hết tháng 6/2022.
Về các chi phí sản xuất, VASEP đề nghị giảm ít nhất 50% phí hạ tầng của các khu công nghiệp từ tháng 8/2021 đến hết tháng 6/2022 nhằm giúp doanh nghiệp có thêm trợ lực để sớm phục hồi sản xuất, xuất khẩu trong và sau dịch.