TP.HCM cho mượn Vero Cell, Cục Quản lý Dược nói vụ Donacoop mua 15 triệu liều Pfizer

© Ảnh : Thanh Vân-TTXVNCư dân các xã, phường biên giới của thành phố Móng được tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 2.
Cư dân các xã, phường biên giới của thành phố Móng được tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 2. - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.08.2021
Đăng ký
Theo Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của TP.HCM, việc cho các tỉnh bạn mượn vaccine Vero Cell là ‘theo chỉ đạo của Bộ Y tế’.
Cập nhật tin tức, tình hình dịch Covid-19 ở Việt Nam: Bộ Y tế công bố thêm 12.607 ca mắc virus corona mới, các ổ dịch ở Bình Dương, TP.HCM vẫn diễn biến phức tạp.
Cục Quản lý Dược lên tiếng về thông tin Công ty Donacoop ở Đồng Nai mua 15 triệu liều Pfizer.
Bộ Quốc phòng yêu cầu Quân chủng Phòng không – Không quân đảm bảo năng lực sản xuất oxy để hỗ trợ TP.HCM chống Covid-19.

Tình hình dịch Covid-19 Việt Nam hôm nay

Bộ Y tế chiều tối 31/8 công bố thêm 12.607 ca dương tính với SARS-CoV-2 mới, nâng tổng số ca nhiễm của cả nước lên thành 462.096 người, số ca bình phục là 238.860 người, trường hợp tử vong mới ngày hôm nay chưa được cập nhật thêm.
Như vậy, trong vòng 24h, Việt Nam đã giảm 1.628 ca nhiễm so với hôm qua 30/8.
Giao đồ ăn trong thời gian phong toả ở TP Hồ Chí Minh   - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.08.2021
Đại dịch COVID-19
Có 6.309 bệnh nhân nặng đang điều trị, kinh tế TP.HCM giảm tốc vì Covid-19
Thông tin cụ thể về 12.607 ca nhiễm mới, Bộ Y tế cho biết, có 16 người là nguồn bệnh xâm nhập (cách ly ngay sau nhập cảnh), còn lại 12.591 trường hợp lây nhiễm trong nước.
Trong đó, TP.HCM có 5.444 ca nhiễm mới, kế tiếp là Bình Dương 4.530 người.
Các tỉnh dưới 1000 ca nhiễm trong ngày gồm Đồng Nai 634, Long An 587, Tiền Giang 214, Đồng Tháp 138, Đà Nẵng 123, Tây Ninh 118.
Các tỉnh dưới 100 ca mắc Covid-19 gồm Kiên Giang 99, Nghệ An 81, Hà Nội 77, Khánh Hòa 66, Bà Rịa - Vũng Tàu 64, Bình Thuận 59, Cần Thơ 53, Quảng Bình 47, Quảng Ngãi 40, Thừa Thiên Huế 25, Phú Yên 23, Bình Phước 22.
Hai tỉnh An Giang và Đăk Lăk đều có 17 ca mắc nCoV, Trà Vinh 14 người, Bến Tre 13, Hậu Giang 11.
Những địa phương phát hiện dưới 10 ca mắc Covid-19 gồm Bình Định 8, Thanh Hóa cũng có 8 người, Vĩnh Long 7.
Ba tỉnh Phú Thọ, Ninh Thuận 6, Sơn La mỗi nơi ghi nhận 6 ca mắc. Trong khi ddoss, Bạc Liêu, Lạng Sơn mỗi địa phương thêm 5 ca. Hai tỉnh Lâm Đồng và Đăk Nông mỗi nơi 4.
© Ảnh : Minh Quyết - TTXVNNhân viên y tế quận Hai Bà Trưng lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân ngõ 459 Bạch Mai, phường Bạch Mai, sáng 31/8.
Nhân viên y tế quận Hai Bà Trưng lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân ngõ 459 Bạch Mai, phường Bạch Mai, sáng 31/8. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Nhân viên y tế quận Hai Bà Trưng lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân ngõ 459 Bạch Mai, phường Bạch Mai, sáng 31/8.
Ba tỉnh Quảng Nam, Quảng Trị, Gia Lai mỗi nơi thêm 3 ca dương tính. Trong khi đó, Kon Tum, Hà Tĩnh, Ninh Bình lần lượt thêm hai ca mắc. Tỉnh Bắc Ninh hôm nay chỉ có 1 ca nhiễm.
Việt Nam tiếp tục vươn lên đứng thứ 59 thế giới về số ca nhiễm coronavirus. Xét tỷ lệ số ca mắc trung bình trên một triệu dân, đất nước tạm đứng thứ 161 với 4.700 ca nhiễm/1 triệu dân số.
Về tình hình điều trị, Bộ Y tế cho biết, hôm nay thêm 10.044 bệnh nhân xuất viện, nâng tổng số ca bình phục lên thành 238.860 người.
Có 6.295 bệnh nhân nặng đang được ngành y tế tận tình cứu chữa, trong đó, thở oxy qua mặt nạ có 4.006 người, oxy dòng cao có 1.259, thở máy không xâm lấn là 91, trong khi thở máy có xâm lấn là 916 người. Có 23 bệnh nhân Covid-19 nguy kịch, được can thiệp ECMO.
Về số ca tử vong, tính đến 18h tối, Tiểu ban Điều trị vẫn chưa cập nhật số liệu ca tử vong trong ngày.
Bệnh viện dã chiến có quy mô 500 giường bệnh, điều trị cho bệnh nhân COVID-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.08.2021
Đại dịch COVID-19
Việt Nam ghi nhận thêm 12.796 ca mắc Covid-19
Hôm qua, như Sputnik đã thông tin, số ca tử vong của Việt Nam đã vượt ngưỡng 11 ngàn người (11.064). Đồng thời, tỷ lệ tử vong của đất nước cũng đáng lo ngại khi hiện đang cao hơn mức của thế giới 0,4%. Việt Nam có mức tử vong vì coronavirus là 2,5% so với mức trung bình của thế giới là 2,1%.
Liên quan đến tình hình xét nghiệm, thông tin mà Bộ Y tế cung cấp cho thấy, đến nay số xét nghiệm đã thực hiện là 13.874.125 mẫu cho 33.497.696 lượt người. Trong 24h qua, đã có thêm 621.769 xét nghiệm được thực hiện cho trên 755.197 lượt người.
Đối với tiến độ tiêm chủng, Bộ Y tế nêu rõ, hôm 30/8, có thêm 244.853 liều vaccine Covid-19 được tiêm, nâng tổng số liều đã tiêm lên thành 19. 966.724 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 17.347.538 liều, tiêm mũi 2 là 2.619.186 liều.
Hôm nay, đáng chú ý, bệnh viện điều trị Covid-19 Y Hà Nội với quy mô 500 giường chính thức đi vào hoạt động. Đây là bệnh viện tuyến cuối trong thang điều trị bệnh nhân mắc coronavirus tại khu vực Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc.

TP.HCM cho các địa phương mượn vaccine Trung Quốc

Theo người phát ngôn Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của TP.HCM, việc cho các tỉnh bạn “mượn vaccine Vero Cell” là theo chỉ đạo của Bộ Y tế.
Lấy mẫu xét nghiệm virus SARS-CoV-2 cho người dân có nhu cầu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.08.2021
Thêm hơn 4.000 ca mắc COVID-19, TP.HCM đề nghị cho phép san sẻ vắc xin Sinopharm với tỉnh có nhu cầu
Cụ thể, tại cuộc họp báo chiều nay 31/8 thông tin về tình hình Covid-19 của TP.HCM, báo giới nêu câu hỏi về cơ chế chia sẻ vaccine Vero Cell của Sinopharm, Trung Quốc là do thành phố “tự thực hiện với các tỉnh hay thông qua điều phối của Bộ Y tế”.
Như Sputnik đã thông tin, ngoài Hải Phòng, vừa qua, hai tỉnh Đồng Nai, Bình Dương cũng đã cho biết được TP.HCM “cho mượn” vaccine Vero Cell. Cụ thể Bình Dương mượn một triệu liều để tiêm cho dân, còn Đồng Nai được mượn 500.000 liều tiêm cho các vùng nguy cơ cao.
Về vấn đề này, ông Phạm Đức Hải, Phó trưởng ban chỉ đạo chống Covid-19 của TP.HCM cho biết, về nguyên tắc, việc phân bổ vaccine phải theo quyết định của Bộ Y tế.
Tuy nhiên, TP.HCM luôn san sẻ với các tỉnh về vaccine. Tất cả được thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Y tế.
Trước đó, Bộ Y tế đã nhận được văn bản đề nghị được phép chia sẻ vaccine với các tỉnh bạn có nhu cầu theo phương thức phù hợp.
Số vaccine Trung Quốc mà TP.HCM tiến hành chia sẻ với các tỉnh nằm trong 5 triệu liều vaccine Vero Cell của Sinopharrm mà tập đoàn Vạn Thịnh Phát tặng thành phố.

Cục Quản lý Dược lên tiếng về vụ Donacoop mua 15 triệu liều Pfizer

Theo đại diện Cục trưởng Cục Quản lý Dược, cơ quan này chưa nhận được hồ sơ từ Công ty Donacoop về đề nghị cấp phép nhập khẩu 15 triệu liều vaccine phòng Covid-19 của Pfizer.
Vaccine Pfizer. - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.08.2021
Doanh nghiệp Đồng Nai muốn thông qua Chính phủ nhập 15 triệu liều vaccine Pfizer về cho Việt Nam
Theo đó, Cục trưởng Vũ Tuấn Cường cho biết, chủ trương của Chính phủ và Bộ Y tế là rất ủng hộ và khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức, các tỉnh, thành chủ động tìm, đàm phán, mua vaccine phòng Covid-19 đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả và có nguồn gốc xuất xứ.
Tuy nhiên, trong danh sách các đơn vị được cấp phép chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nhập khẩu vaccine, kinh doanh dịch vụ bảo quản vaccine, bao gồm vaccine Covid-19 do Bộ Y tế công bố (38 đơn vị), không hề có tên Công ty Donacoop. 
Pháp luật hiện hành tại Việt Nam quy định, các đơn vị chỉ được phép nhập khẩu vaccine sau khi được cấp phép chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh phạm vi nhập khẩu vaccine.
Dù vậy, đại diện Cục Quản lý Dược khẳng định đơn vị sẵn sàng tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp để giới thiệu, tiếp nhận và xử lý hồ sơ liên quan đến vaccine Covid-19 trong thời gian nhanh nhất có thể.
Được biết, ngoài hợp đồng của Công ty VNVC mua 30 triệu liều vaccine AstraZeneca từ năm 2020, cho đến giờ mới chỉ có một doanh nghiệp gửi hồ sơ chính thức lên Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc của Bộ Y tế đăng ký nhập khẩu vaccine. Hội đồng đang đề nghị bổ sung thêm hồ sơ đối với doanh nghiệp này.
© Ảnh : TTXVN phátVaccine được tiêm cho thai phụ tại Bệnh viện Hùng Vương là Pfizer và AstraZeneca.
Vaccine được tiêm cho thai phụ tại Bệnh viện Hùng Vương là Pfizer và AstraZeneca. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Vaccine được tiêm cho thai phụ tại Bệnh viện Hùng Vương là Pfizer và AstraZeneca.
Ngày 25/8, Chính phủ ban hành văn bản số 5899/VPCP-KGVX về việc tạo điều kiện hỗ trợ Liên hiệp hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai (Donacoop) nhập khẩu vaccine phòng Covid-19 của Pfizer.
Trước đó, UBND tỉnh Đồng Nai cũng có văn bản số 9917/UBND-KGVX đề nghị Chính phủ xem xét, tạo điều kiện hỗ trợ Donacoop nhập khẩu vaccine phòng Covid-19 của hàng Pfizer. 
Bộ trưởng Bộ Y tế đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính giao nhiệm vụ quán triệt thông báo việc khuyến khích các địa phương, tổ chức tìm mua vaccine phòng Covid-19. Bộ Y tế là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý việc cấp phép, kiểm tra chất lượng, bảo quản vaccine, tổ chức tiêm miễn phí cho người dân.
Theo Tổng giám đốc Donacoop Bùi Thanh Trúc, doanh nghiệp này đã thỏa thuận xong với hãng Pfizer về việc nhập khẩu khoảng 15 triệu liều vaccine phòng Covid-19. Cũng theo ông, phía đối tác đã chuẩn bị đủ lượng vaccine để cung ứng theo thỏa thuận.
Pfizer - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.07.2021
Việt Nam tiếp nhận hơn 97.000 liều vaccine Pfizer/BioNtech đầu tiên
Trả lời báo chí, đại diện Donacoop cho biết hiện chỉ đợi Bộ Y tế hoàn thành thủ tục hồ sơ cho đơn vị trong 10 ngày có thể nhập số vaccine trên về Việt Nam. Nếu thủ tục hoàn thành sớm và có sẵn kho, tủ bảo quản trong đầu tháng 9/2021, vaccine sẽ được nhập về để phân bổ cho Đồng Nai và các tỉnh.
Trong khi đó, đại diện Pfizer Việt Nam lại phủ nhận chuyện làm việc với Donacoop. Hãng dược này nhấn mạnh quan điểm nhất quán của hãng là chỉ làm việc trực tiếp với Chính phủ các nước và tổ chức COVAX trong cung ứng vaccine, chứ không làm việc với doanh nghiệp tư nhân.
Ngày 27/8, Bộ Y tế đã có công văn gửi Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng Donacoop liên quan đến vấn đề này.
Trong công văn, Bộ Y tế cho biết Bộ hoan nghênh Công ty Donacoop đã chủ động liên hệ và làm việc với Công ty Pfizer để có thể nhập khẩu vaccine phòng Covid-19, đồng thời hứa sẽ tạo điều kiện cấp phép nhập khẩu, kiểm định chất lượng, bảo quản vaccine nêu trên và tổ chức tiêm miễn phí cho người dân theo quy định.

Quân đội sẽ sản xuất oxy hỗ trợ TP.HCM chống dịch

Bộ Quốc phòng Việt Nam đã có văn bản gửi Quân chủng Phòng không – Không quân (PK-KQ) đề nghị tiếp tục duy trì năng lực sản xuất oxy để hỗ trợ TP.HCM chống Covid-19.
Bộ Quốc phòng nhấn mạnh, số oxy do Quân đội sản xuất sẽ được cung cấp cho các bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 trên địa bàn thành phố.
Nhắc nhở bệnh nhân COVID-19 tuân thủ đúng các quy định cách ly tại bệnh viện dã chiến thu dung, điều trị COVID-19. - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.08.2021
Đại dịch COVID-19
TP.HCM chống dịch Covid-19 thế nào trong những ngày sắp tới?
Trước đó, hôm 27/8, lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh đã có văn bản gửi đến Bộ Quốc phòng đề xuất phối hợp tổ chức sản xuất, cung cấp oxy phục vụ công tác chống dịch.
Do đó, Bộ Quốc phòng yêu cầu Quân chủng Phòng không - Không quân tiến hành rà soát, củng cố, đảm bảo trang thiết bị cho các cơ sở sản xuất oxy, nâng cao năng lực sản xuất oxy của đơn vị, tích cực tạo nguồn bình oxy, cung cấp cho các cơ sở sản xuất oxy, đảm bảo quay vòng bình oxy cho các bệnh viện, nhất là các bệnh viện điều trị Covid-19.
Riêng ở TP.HCM, Quân chủng PK-KQ chỉ đạo Nhà máy A41 phối hợp với Sở Y tế TP.HCM và các đơn vị liên quan kịp thời cung cấp oxy cho việc điều trị.
Hiện nay, nhà máy A41 của Quân chủng Phòng không - không quân cũng đang triển khai 3 dây chuyền sản xuất oxy lỏng tại chỗ, với công suất khoảng 4.300 bình oxy loại 40 lít trong một ngày đêm.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала