Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Vòng xoáy căng thẳng ở Biển Đông: Bắc Kinh ra quy định mới cho tàu nước ngoài vào vùng biển của CHND Trung Hoa

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamTàu Cảnh sát biển Việt Nam và Trung Quốc gần vị trí đặt giàn khoan dầu của Trung Quốc trên Biển Đông
Tàu Cảnh sát biển Việt Nam và Trung Quốc gần vị trí đặt giàn khoan dầu của Trung Quốc trên Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.08.2021
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Từ ngày 1 tháng 9, các nhà chức trách Trung Quốc sẽ bắt buộc một số loại tàu nước ngoài đi vào lãnh hải của CHND Trung Hoa phải báo cáo thêm thông tin, yêu cầu áp dụng đối với tàu ngầm, tàu có lò phản ứng hạt nhân và tàu chở hàng nguy hiểm, căn cứ thông báo trên trang web của Cục An ninh Hàng hải Trung Quốc.

Các quy định mới về việc đi vào vùng biển của CHND Trung Hoa

"Các yêu cầu báo cáo áp dụng đối với tàu ngầm nước ngoài đi vào lãnh hải của CHND Trung Hoa, tàu có lò phản ứng hạt nhân, tàu chở vật liệu phóng xạ, tàu chở dầu, hóa chất, khí hóa lỏng và các chất độc hại khác, cũng như các tàu khác có thể gây nguy hiểm cho an toàn hàng hải của CHND Trung Hoa”, - thông cáo trên trang web của cơ quan viết.
Những tàu trên khi đi vào lãnh hải của CHND Trung Hoa phải báo cáo tên tàu, biển báo, số IMO (số nhận dạng tàu duy nhất), số dịch vụ nhận dạng di động hàng hải (MMSI), báo cáo ngày, giờ và vị trí hiện tại của tàu, cảng ghé cuối cùng và ngày tàu rời khỏi đó, cảng tiếp theo mà tàu dự định ghé và ước tính thời gian đến cảng đó. Ngoài ra còn cần cung cấp số điện thoại vệ tinh, tên và chủng loại các chất nguy hiểm được vận chuyển, và trọng lượng của hàng hóa.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Đàm Khắc Phi  - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.08.2021
Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền không thể chối cãi đối với các đảo ở Biển Đông
Tin lưu ý rằng nếu hệ thống nhận dạng tự động của tàu hoạt động tốt thì sau khi vào lãnh hải của CHND Trung Hoa không cần báo cáo, nhưng nếu hệ thống không hoạt động tốt thì ngoài các yêu cầu báo cáo trên, cho đến khi tàu rời khỏi vùng biển CHND Trung Hoa, cứ sau hai giờ phải báo cáo dữ liệu về tên tàu, biển báo, số IMO và MMSI, vị trí hiện tại của tàu, hướng đi và tốc độ trung bình.
Các thuyền viên của tàu có thể báo cáo tất cả các dữ liệu cần thiết trên trang web kiểm soát hoặc tại địa chỉ e-mail ghi trong thông điệp, cũng như qua fax hoặc điện thoại. Nếu vì lý do nào đó, tàu không cung cấp cho cơ quan chức năng Trung Quốc những thông tin cần thiết, cơ quan này sẽ có biện pháp xử lý phù hợp theo quy định của pháp luật.

Tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông

Một số hãng truyền thông viết rằng những yêu cầu mới của Trung Quốc có thể  đưa tới một vòng xoáy căng thẳng khác ở Biển Đông, nơi Trung Quốc đã nhiều thập kỷ nay tranh chấp lãnh thổ với một số nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương về một số hòn đảo có thềm lục địa chứa trữ lượng hydrocacbon đáng kể. Chúng ta đang nói về quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và bãi đá ngầm Scarborough. Các quốc gia tham gia tranh chấp lãnh thổ ở mức độ này hay mức độ khác đối với vùng biển trên là Việt Nam, Brunei, Malaysia và Philippines.
Đoàn Hải quân Việt Nam cùng Tàu hộ vệ 016 Quang Trung tham gia Diễn tập ADMM+ và dự Triển lãm IMDEX 2019 tại Singapore - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.08.2021
Tàu chiến Việt Nam, Ấn Độ cùng luyện tập trên Biển Đông với mục đích gì?
Tình hình trong khu vực thường trở nên phức tạp hơn do các tàu chiến Mỹ qua lại khu vực này. Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố hành động này vi phạm luật pháp quốc tế và phá hoại chủ quyền và an ninh của Trung Quốc. Bất chấp sự phản đối từ Bắc Kinh, quan chức Washington nói rằng tàu bè của Hoa Kỳ sẽ đi lại ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép.
Theo đó, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, và quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông, vốn đã được xác lập phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982) cũng như Bộ Quy tắc ứng xử giữa các bên COC.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала