Liệu rồi đây trong danh mục karaoke của dân Trung Quốc có bài «Quốc tế ca» nữa không?

© AFP 2023 / Ed JonesNgười phụ nữ hát karaoke tại một câu lạc bộ độc thân ở Bắc Kinh
Người phụ nữ hát karaoke tại một câu lạc bộ độc thân ở Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.09.2021
Đăng ký
Hồi đầu tháng 8, Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc đã công bố danh sách những bài ca không được hát trong karaoke. Chuyên gia phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik bàn về vấn đề này.

Tại sao hát karaoke lại nguy hại thế?

Từ ngày 1 tháng 10, chính quyền Trung Quốc quyết định buộc các chủ quán cà phê-karaoke phải «thanh lọc» tuyển tập các bài hát karaoke, loại ra khỏi danh mục này  những nhạc phẩm «đe dọa an ninh của đất nước, kích động hận thù sắc tộc, quảng bá cho cờ bạc» hoặc lôi kéo vào hoạt động tội phạm nào đó. Hiện vẫn chưa rõ ràng dứt khoát là những bài hát nào được đưa vào danh sách, bởi việc đó cần được các chuyên gia của Bộ Văn hóa và Du lịch CHND Trung Hoa nghiên cứu xem xét. Cho đến nay, chỉ nêu tên một số bài ca mà những người biểu tình ở Hồng Kông đã hát lên. Nhưng để đảm bảo an toàn, không phải ngồi sau song sắt, từ ngày 1 tháng 10 dân Trung Quốc tốt hơn hết là hát «Quốc tế ca» hoặc «Đông phương hồng» trong những cuộc karaoke.
© AFP 2023 / Mike ClarkeCâu lạc bộ karaoke ở Hồng Kông
Câu lạc bộ karaoke ở Hồng Kông - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Câu lạc bộ karaoke ở Hồng Kông
Khi karaoke mới bắt đầu xuất hiện trong các quán cà phê ở các nước châu Á, báo chí sở tại đã thảo luận về câu hỏi – cái gì thế này, những «nữ ca sĩ» được trả tiền để hát phục vụ nhóm «khán giả» là những người đàn ông say tuý luý ngả nghiêng trong phòng tối - một hình thức nghệ thuật đại chúng mới toanh hay chỉ là dạng đồi trụy trá hình không mấy tinh vi? Còn hiện nay, nhà chức trách Trung Quốc nhìn thấy mối nguy hại ở chỗ khác, đó là trong việc truyền bá những quan điểm và tư tưởng trái ngược với đường lối của đảng Cộng sản cầm quyền.

Ban lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc can thiệp vào quyền riêng tư của công dân

Việc thanh lọc quỹ bài hát của các quán karaoke chỉ là một trong những hoạt động gần đây, bộc lộ sự gia tăng can thiệp của ban lãnh đạo đảng vào cuộc sống thường nhật của cư dân Trung Quốc. Còn thêm một ví dụ khác của cách tiếp cận này, đó là lệnh cấm giáo viên dạy kèm ngoài giờ vào cuối tuần và ngày lễ, vào những thời gian học trò nghỉ hè không đến trường.
Trai gái trung quốc hát karaoke - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.08.2021
Chính quyền Trung Quốc sẽ cấm hát những bài hát "vô vị" trong quán karaoke
Việc chính phủ CHND Trung Hoa đóng cửa một số kênh giáo dục tư nhân có thể giải thích là biện pháp đấu tranh với các dịch vụ đào tạo kém chất lượng, thế nhưng tại sao lại đặt ra quy định triệt để nghiêm ngặt với việc sử dụng thời gian rảnh và quản lý cả cách tiêu tiền của những bậc phụ huynh muốn cải thiện khả năng đọc viết của con em mình?
Nhiều lệnh cấm cũng xuất hiện về nội dung các trang cá nhân trên Internet. Vì những phát ngôn «không đúng đường lối» trên Internet, người dân Trung Quốc có thể vào tù.
Còn hồi đầu năm, chính quyền Trung Quốc đã phát động chiến dịch chống lại các nhà sử học thể hiện quan điểm trái ngược với những đánh giá chính thức trong quá khứ.
© Depositphotos.com / XiXinXingCâu lạc bộ karaoke
Câu lạc bộ karaoke - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Câu lạc bộ karaoke
Lối tiếp cận này hoàn toàn trái ngược với cách tiếp cận của kiến ​​trúc sư cải tổ Trung Quốc Đặng Tiểu Bình, người cho rằng đảng Cộng sản không nên tham gia vào những việc dạy dỗ nhỏ nhặt của công dân, can thiệp vào đời sống riêng tư và can thiệp vào tính độc lập tự chủ của dân. Như đang thấy, rõ ràng «thế hệ lãnh đạo thứ năm của Trung Quốc» có nhãn quan khác. Liệu sự khác biệt «độc đáo» này có thành trở ngại cho sự phát triển của đất nước và cộng đồng xã hội Trung Quốc?
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала