Thế giới được dự đoán tăng gấp đôi số lượng thiên tai

© Sputnik / Maksim Bogodvid / Chuyển đến kho ảnhNhân viên của FBU "Avialesokhrana" tại hiện trường dập lửa cháy rừng gần làng Sosnovy Bor ở Cộng hòa Mari El
Nhân viên của FBU Avialesokhrana tại hiện trường dập lửa cháy rừng gần làng Sosnovy Bor ở Cộng hòa Mari El - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.09.2021
Đăng ký
Nhà vật lý của Viện Hàn lâm Khoa học Nga công bố sự gia tăng gấp đôi các hiện tượng dị thường của tự nhiên có khả năng hủy diệt trong thế kỷ hiện tại.
Vladimir Semenov, Tiến sĩ Vật lý và Toán học kiêm Phó Giám đốc Viện vật lý khí quyển thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, và Alexei Kokorin, Giám đốc chương trình khí hậu của Quỹ động vật hoang dã thế giới, đã nói về những xu hướng đáng báo động về biến đổi khí hậu, Ura.ru đưa tin.

Hiệu ứng nóng

Vào cuối thế kỷ 21, theo ý kiến của các chuyên gia, nhân loại đứng trước thảm họa với sự gia tăng tần suất các trận đại hồng thủy do nhiệt độ trung bình trên hành tinh tăng lên.
Những ngôi nhà bị tàn phá sau cơn bão Ida ở bang Louisiana - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.09.2021
Multimedia
Bão Ida gây ngập lụt ở Mỹ
“Kể từ những năm 2000, số lượng các hiện tượng thảm họa tự nhiên đã tăng gấp đôi ở Nga, và sẽ gia tăng tiếp tục trong 20-30 năm tới. Sẽ có nhiều trận đại hồng thủy hơn trên thế giới do sức nóng ngày càng trầm trọng”, - Semenov dự đoán.
Giả thiết của nhà khoa học đã được xác nhận một phần bởi nhà khí hậu học Alexei Kokorin. Kokorin cho biết thêm:
“Khi sự nóng lên toàn cầu lên đến 2-2,5 độ, các hiện tượng khí tượng nguy hiểm sẽ xảy ra sau mỗi 3-5 năm”.
Trong kịch bản còn bi quan hơn, nếu sự nóng lên toàn cầu lên tới 4 độ, vào cuối thế kỷ này, nóng sẽ bao phủ Trái đất hầu như hàng năm: rừng sẽ cháy thường xuyên hơn 8 lần, một số khu vực sẽ trở nên không thích hợp cho nông nghiệp, do đó sẽ kích động hàng tỷ người buộc phải di cư.

Quốc gia nguy hiểm

Trước đó, Nga được mệnh danh là một trong những quốc gia nguy hiểm nhất về mức độ ô nhiễm đối với hành tinh. Viện tài nguyên thiên nhiên thế giới (WRI) lưu ý rằng: Nga, cùng với Trung Quốc và Ấn Độ thải ra lượng khí thải đáng kể, các nước này không cập nhật kế hoạch giảm thiểu biến đổi khí hậu.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала