Thủ đô Hà Nội phải giãn cách xã hội hai tháng là ‘chưa từng có tiền lệ’
© Ảnh : Hoàng Hiếu - TTXVNTrưa 3/9, lực lượng y tế quận Hai Bà Trưng đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ tiểu thương chợ Bách Khoa.
© Ảnh : Hoàng Hiếu - TTXVN
Đăng ký
Việt Nam chính thức cán mốc nửa triệu ca mắc Covid-19. Bộ Y tế công bố thêm 14.922 ca dương tính ngày 3/9, nâng tổng số ca nhiễm của cả nước lên thành 501.649 người, 12.476 bệnh nhân nCoV đã tử vong, số người bình phục là 270.668.
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nhận định, việc giãn cách xã hội thủ đô hai tháng là chưa có tiền lệ. TP. Hà Nội sẽ tiếp tục siết chặt hơn nữa khu vực nội thành, hạn chế lượng người ra đường.
Hà Nội công bố phân chia ba vùng chống dịch với 10 quận huyện tiếp tục giãn cách xã hội sau ngày 6/9 theo Chỉ thị 16 ở mức cao với nguyên tắc “ai ở đâu, ở đó”.
Nhật Bản sẽ viện trợ thêm vaccine AstraZeneca cho Việt Nam.
Việt Nam vượt ngưỡng nửa triệu ca mắc Covid-19
Bộ Y tế ngày 3/9 công bố thêm 14.922 ca mắc Covid-19 mới tại Việt Nam ở 34 tỉnh, thành. Số ca nhiễm mới hôm nay cao hơn 1.708 người so với hôm qua 2/9.
Ngành y tế cho biết 24h qua có thêm 11.344 bệnh nhân khỏi bệnh và 338 ca tử vong. Số liệu trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 cho thấy, chỉ có 28/14.922 ca nhiễm mới là nguồn bệnh xâm nhập – được cách ly ngay sau nhập cảnh, trong khi đó, 14.894 người lây nhiễm trong nước.
Với số ca nhiễm mới tăng cao, Việt Nam tiến lên vị trí thứ 53 thế giới về số lượng ca mắc Covid-19. Tuy nhiên, xét tỷ lệ số người mắc trên một triệu dân, đất nước Đông Nam Á này đang đứng ở hạng thứ 161/222 quốc gia và vùng lãnh thổ với tỷ lệ 5.103 người/1 triệu dân.
Như vậy, trong 24h qua, tại TP.HCM tăng thêm 2.536 ca, Bình Dương giảm 828 ca, Đồng Nai tăng 183 ca, Long An giảm 19 ca, Tây Ninh tăng 205 ca.
Về số lượng ca nhiễm mới, Bộ Y tế thông báo cụ thể cho biết, TP. HCM vẫn ghi nhận số ca nhiễm mới rất cao với 8.499 trường hợp. Sau đó là Bình Dương 3.676. Các địa phương phát hiện dưới 1.000 ca nhiễm gồm Đồng Nai 986, Long An 564, Tây Ninh 267, Tiền Giang 154, Kiên Giang 104.
Các tỉnh/thành có dưới 100 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 mới gồm Đồng Tháp 82, Đà Nẵng 81, Bình Thuận 75, An Giang 62, Khánh Hòa 61, Hà Nội 58, Bà Rịa - Vũng Tàu 39, Nghệ An 37, Quảng Ngãi 24, Phú Yên 19, Bình Định 17, Thanh Hóa 15.
Hai tỉnh Cần Thơ và Gia Lai mỗi nơi 10 bệnh nhân mắc mới, trong khi đó, Đắk Nông 9, Bình Phước 8, Vĩnh Long 8. Các tỉnh Trà Vinh, Hà Tĩnh, Bến Tre mỗi địa phương thêm 5 người. Ở Cà Mau hôm nay thêm 4 ca bệnh, Quảng Nam 3. Hai tỉnh Nam Định và Bạc Liêu mỗi nơi hai. Hậu Giang, Bắc Giang, Bắc Ninh mỗi nơi 1 ca nhiễm.
© Ảnh : Tuấn Anh - TTXVNCó khoảng 200 người được di chuyển đến khu cách ly.
Có khoảng 200 người được di chuyển đến khu cách ly.
© Ảnh : Tuấn Anh - TTXVN
Năm tỉnh/thành có tình hình nghiêm trọng nhất cả nước là P. Hồ Chí Minh (241.084), Bình Dương (126.408), Đồng Nai (26.314), Long An (23.785), Tiền Giang (10.290).
Về tình hình điều trị, Bộ Y tế cho biết, với thêm 11.344 ca bệnh bình phục hôm nay, cả nước đã có 270.668 ca khỏi, số bệnh nhân đang điều trị là 218.531. Trong số này, có 6.491 bệnh nhân nặng đang được các bác sĩ tận tình cứu chữa. Có 867 ca bệnh được điều trị tích cực – thở máy xâm lấn và có 28 trường hợp nguy kịch cần can thiệp ECMO.
Về số ca tử vong, hôm nay Bộ Y tế công bố thêm 338 ca tử vong, nâng tổng số ca bệnh không qua khỏi hiện đã là 12.467 người. Tỷ lệ tử vong của Việt Nam vẫn cao hơn thế giới (2.5%) so với mức trung bình trên toàn cầu hiện là 2,1%.
Về tình hình xét nghiệm, Bộ Y tế công bố trong 24h qua có 7155.672 xét nghiệm được thực hiện cho 1.223.119 lượt người, nâng tổng số xét nghiệm đã thực hiện từ 27/4 đến nay đã thực hiện là 16.063.195 mẫu cho 37.033.557 lượt người.
Liên quan đến tình hình tiêm chủng, Bộ Y tế công bố ngày 2/9 có thêm 283.221 liều vaccine các loại được tiêm, nâng tổng số liều đã tiêm lên thành 20.831.478 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 17.872.356 liều, tiêm mũi 2 là 2.959.122 liều.
Hôm nay, Bộ Y tế tiếp tục phân bổ thêm 54.000 lọ Remdesivir điều trị bệnh nhân Covid-19 cho các cơ sở điều trị. Như vậy, Bộ đã phân bổ 227.680 lọ, chủ yếu cho địa bàn TP.HCM.
Đáng chú ý, Bộ Y tế cũng đang đề xuất bổ sung 2 thuốc (Reamberin và Cytoflavin) vào phác đồ điều trị cho F0. Đây là thuốc dự kiến được viện trợ của Công ty Polysan (Liên bang Nga) để phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19 tại TP. Hồ Chí Minh.
Hà Nội công bố phân chia 3 vùng phòng chống dịch từ ngày 6/9
Chiều 3/9, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành hướng dẫn phân vùng phòng, chống dịch Covid-19, theo đó phân chia thành phố theo 3 vùng để ngăn chặn lây lan và phân bổ nhân lực, vật lực phòng chống dịch.
Việc phân vùng bắt đầu có hiệu lực từ 6h ngày 6/9 đến 6h ngày 21/9. Cụ thể về phân vùng như sau:
Phân vùng 1: Là khu vực đô thị trung tâm với mật độ dân cư cao, tập trung các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ. Đây là vùng đỏ, với nhiều trường hợp nguy cơ cao, gồm toàn bộ địa giới hành chính của 10 quận/huyện: Tây Hồ, Ba Đình, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hà Đông, Thanh Trì, Hoàng Mai và một phần địa giới hành chính của 5 quận/huyện: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín.
Về giao thông kết nối vùng 2, vùng 3: Có 53 đường qua sông/kênh, trong đó, đóng cứng 30 đường kết nối không thuận lợi cho giao thông và lập chốt kiểm soát tại 23 vị trí. Lực lượng liên ngành tham gia chốt do Công an Thành phố chủ trì phối hợp các lực lượng quân đội, thanh tra giao thông, y tế, chính quyền địa phương; thực hiện trực 24/24 giờ.
Cơ chế vận hành được xác định là tiếp tục thực hiện chỉ thị 16 và áp dụng một số biện pháp ở mức cao hơn với nguyên tắc "ai ở đâu, ở đó", "người ở vùng nào, ở vùng đó" để khoanh vùng, xử lý, dập dịch triệt để tại khu vực "vùng đỏ" và "vùng cam".
Vận chuyển cung ứng lưu thông hàng hóa: Chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng bảo đảm không đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu; đảm bảo an toàn lưu thông và cung ứng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân, đặc biệt tại các khu cách ly, phong tỏa. Đối với các quận có ít hệ thống phân phối sẽ bổ sung thêm các hình thức lưu động.
© Ảnh : Hoàng Hiếu - TTXVNTrưa 3/9, lực lượng y tế quận Hai Bà Trưng lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ tiểu thương chợ Bách Khoa.
Trưa 3/9, lực lượng y tế quận Hai Bà Trưng lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ tiểu thương chợ Bách Khoa.
© Ảnh : Hoàng Hiếu - TTXVN
Thực hiện tốt an sinh xã hội, không để ai thiếu ăn, thiếu mặc giúp người dân an tâm phòng chống dịch. Tăng cường đội ngũ shipper vận chuyển hàng hóa thiết yếu theo đặt hàng của người dân.
Phân vùng 2: Phân cách bởi hệ thống sông Hồng, sông Đuống với vùng 1. Toàn bộ địa giới hành chính của 5 quận, huyện: Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh.
Thành phố yêu cầu đẩy mạnh và duy trì sản xuất an toàn, có thể chia thành phân khu trong phân vùng để tổ chức thực hiện đảm bảo "3 tại chỗ", "1 cung đường, 2 điểm đến" trong vùng 2 cho các khu công nghiệp lớn vận hành thuận lợi.
Tại khu vực nguy cơ cao "vùng vàng" và nguy cơ thấp hơn "vùng xanh" điều chỉnh theo nguyên tắc chỉ thị 15 của Thủ tướng và áp dụng một số biện pháp ở mức cao hơn theo từng phân khu trong vùng cho phù hợp với cơ chế vận hành các khu vực đô thị, sản xuất công nghiệp theo mô hình mỗi cơ sở sản xuất là một pháo đài chống dịch hỗ trợ khu vực vùng 1 bảo đảm khoa học và kiểm soát chặt chẽ phù hợp với tình hình dịch bệnh của địa phương.
Phân vùng 3: Vùng sản xuất nông nghiệp và các khu, cụm công nghiệp, có mật độ và sinh hoạt dân cư đặc trưng nông nghiệp, có phần đô thị hóa với mật độ dân cư thấp.
Vùng này chủ yếu được chia bởi sông Nhuệ, sông Đáy, gồm toàn bộ địa giới hành chính của 10 quận, huyện: Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên và một phần của 5 quận, huyện của phân vùng 1: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín.
Theo đặc điểm từng phân khu về sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và sản xuất nông nghiệp, áp dụng theo chỉ thị 15 của Thủ tướng và áp dụng một số biện pháp ở mức cao hơn theo từng phân khu trong vùng về sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và sản xuất nông nghiệp hỗ trợ khu vực vùng 1 bảo đảm khoa học và kiểm soát chặt chẽ, phù hợp với tình hình dịch bệnh của địa phương
Về cơ chế vận hành liên phân vùng: Mục tiêu siết chặt phân vùng 1; kiểm soát luồng ra khỏi phân vùng 1 sang phân vùng 2 và phân vùng 3; đảm bảo chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng liên phân vùng để không đứt gãy sản xuất và tiêu thụ thông qua xét nghiệm thường xuyên theo cơ chế kết hợp công - tư; giảm thiểu tối đa người di chuyển liên vùng, kiểm soát chặt chẽ và chia sẻ áp lực kinh phí xét nghiệm khi có nhu cầu di chuyển liên vùng; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các quận, huyện, thị xã quyết định việc phòng, chống dịch bệnh tại phân vùng 2 và phân vùng 3.
“Giãn cách thủ đô 2 tháng là chưa từng có tiền lệ”
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong ngày 3/9 đánh giá, việc kéo dài giãn cách theo Chỉ thị 16 ở nội đô thành phố Hà Nội trong thời gian 2 tháng là việc chưa có tiền lệ. Do đó, toàn bộ lãnh đạo thành xác định quyết tâm rất cao, siết chặt hơn nữa việc giãn cách trong khu vực nội thành, hạn chế lượng người ra đường.
© Ảnh : TTXVN phátĐồng chí Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy, Phó Chỉ huy trưởng Thường trực Sở Chỉ huy công tác phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Hà Nội chủ trì cuộc họp.
Đồng chí Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy, Phó Chỉ huy trưởng Thường trực Sở Chỉ huy công tác phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Hà Nội chủ trì cuộc họp.
© Ảnh : TTXVN phát
Công an Hà Nội chịu trách nhiệm trong công tác cấp giấy đi đường cho người dân, trên cơ sở tham khảo các tỉnh, thành khác và căn cứ vào thực tiễn của thủ đô.
Theo ông Phong, thành phố đã nỗ lực cố gắng thực hiện nghiêm chỉ đạo của Trung ương trong đợt giãn cách thứ 3 vừa qua. Kết quả bước đầu cho thấy điều này đã mang lại hiệu quả tích cực, giúp kiềm chế dịch bệnh lây lan.
Ngành y tế thành phố đã được đầu tư nâng cao năng lực, có thêm các trang thiết bị cho bệnh viện, mở rộng các khu điều trị, thu dung F0 có triệu chứng nhẹ, nâng công suất lên 20.000 và 70.000 chỗ cách ly...
“Vùng xanh tăng lên, ca nhiễm trong cộng đồng có tỷ lệ ngày càng giảm, các ổ dịch mới xuất hiện có quy mô lớn, phức tạp đã được kiểm soát, nhất là ổ dịch ở Thanh Xuân Trung”, Phó bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết.
Dù vậy, nguy cơ dịch bệnh vẫn còn rất cao, trong đó một số ổ dịch phát sinh có nguy cơ lây nhiễm rất lớn. Dịch bệnh có thể tồn tại trong chuỗi cung ứng, lái xe đường dài phía nam ra Hà Nội, đội ngũ giao hàng, chợ dân sinh.
Theo lãnh đạo Hà Nội, hiện lượng người ra đường khi giãn cách vẫn còn rất đông, không đáp ứng được mục tiêu của việc giãn cách, vì vậy nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trên địa bàn vẫn còn rất cao.
“Sắp tới, thành phố Hà Nội sẽ tập trung giãn cách xã hội thực chất, hiệu quả hơn; tăng cường xét nghiệm diện rộng, đặc biệt là với khu vực có nguy cơ cao. Thành phố cũng tận dụng thời gian này để đẩy nhanh tiêm vaccine phòng Covid-19 cho người dân”, ông Phong cho hay.
Ngoài ra, Hà Nội cũng đi trước một bước trong việc chuẩn bị năng lực thu dung, điều trị, trang thiết bị ngành y tế và đào tạo, củng cố lực lượng y bác sĩ, chủ động đáp ứng diễn biến dịch ở mức cao hơn. Sử dụng nguồn lực thành phố và xã hội hóa để tăng cường đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo tốt hơn cho người dân, đặc biệt những hộ còn khó khăn.
Bên cạnh đó, thành phố tiếp tục quyết liệt hơn trong việc tăng cường kiểm tra giám sát, nâng cao ý thức kỷ luật, kỷ cương trong phòng chống dịch từ thành phố tới tận thôn, tổ dân phố. Các đơn vị chủ quan, lơi lỏng sẽ bị xử lý.
Về tình hình tiêm vaccine, Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà cho biết thành phố đã tiêm được 2,18 triệu liều, trong đó hơn 200.000 người được tiêm 2 mũi. Ngoài ra, các bệnh viện tuyến Trung ương trên địa bàn thành phố đã tiêm cho khoảng hơn 700.000 người (trong đó có hơn 100.000 mũi 2). Tổng cộng, có khoảng 2,7 triệu người đã được tiêm vaccine ngừa Covid-19, đạt tỉ lệ 32,7% dân số.
Nhật Bản viện trợ thêm vaccine cho Việt Nam
Tại buổi họp báo ngày 3/9, Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi đã thông báo về việc Chính phủ Nhật Bản quyết định tiếp tục cung cấp 440.000 liều vaccine phòng Covid-19 của AstraZeneca cho Việt Nam, Thái Lan và Đài Loan vào đầu tháng 9 này.
Quyết định này được Chính phủ Nhật Bản đưa ra sau khi đánh giá toàn diện tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam, Thái Lan và Đài Loan, bao gồm số ca mắc mới, hệ thống y tế, tiến độ tiêm chủng cũng như nhu cầu và yêu cầu tiêm vaccine chủng vaccine của công dân Nhật Bản đang sinh sống và làm việc tại mỗi nước.
Ngoại trưởng Nhật Bản nhấn mạnh các nước và vùng lãnh thổ này đều đang trong giai đoạn nỗ lực thúc đẩy chương trình tiêm chủng vaccine phòng Covid-19, bao gồm cho cả công dân Nhật Bản đang sinh sống và làm việc tại đây. Tuy vậy, tiến độ tiêm chủng còn hạn chế do thiếu nguồn cung vaccine.
Do đó, Chính phủ Nhật Bản mong rằng, thông qua số vaccine này, cả người dân sở tại và người dân Nhật Bản có nhu cầu đều có thể tiếp cận nguồn vaccine ngừa Covid-19, từ đó kéo giảm nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2.
Như Sputnik thông tin trước đó, Nhật Bản đã có 4 đợt chuyển vaccine Covid-19 cho Việt Nam với số lượng vào khoảng gần 3 triệu liều, chủ yếu là AstraZeneca về Việt Nam vào các ngày 16/6, 2/7, 9/7 và 16/7.