Chuyên gia tiết lộ quân đội Nhật Bản đã lên kế hoạch ám sát ban lãnh đạo Liên Xô như thế nào
21:54 06.09.2021 (Đã cập nhật: 16:08 12.01.2022)
© Sputnik / Tarabashuk / Chuyển đến kho ảnhPhiên tòa xét xử các cựu quân nhân Nhật bị buộc tội chuẩn bị sử dụng vũ khí vi khuẩn
© Sputnik / Tarabashuk
/ Đăng ký
Nhà khoa học Supotnitsky: Người Nhật muốn ám sát ban lãnh đạo của Liên Xô với sự trợ giúp của loại thuốc độc "mỹ vị".
Trong Chiến tranh thế giới thứ Hai, quân đội Nhật Bản đã lên kế hoạch sử dụng chất độc tetrodotoxin mạnh nhất để ám sát các đại diện ban lãnh đạo chính trị Liên Xô và các chỉ huy cao nhất của Hồng quân. Sau khi bị đầu độc, nạn nhân có vẻ như bị chết một cách tự nhiên, nhà vi trùng học quân sự, chuyên viên chính của Trung tâm khoa học số 27 thuộc Bộ Quốc phòng Liên bang Nga, đại tá về hưu Mikhail Supotnitsky cho biết.
Tetrodotoxin là chất độc thần kinh có trong cá nóc, làm món ăn được người Nhật Bản coi là mỹ vị. Tuy nhiên, chỉ những con cá đã chế biến an toàn mới được sử dụng trong ẩm thực. Tetrodotoxin ngăn chặn sự truyền xung điện giữa các tế bào thần kinh. Chất độc này mạnh hơn khoảng 500 đến 1000 lần so với kali cyanide.
Phát biểu tại diễn đàn quốc tế "Vụ án Khabarovsk: Bài học lịch sử và thách thức đương đại", ông Supotnitsky cho biết về các phương pháp ám sát, kể cả sự hỗ trợ của chất độc sinh học, đã được Biệt đội 731 trực thuộc Tổng Tư lệnh Đạo quân Quan Đông nghiên cứu và phát triển.
“Để ám sát cá nhân các chỉ huy cấp cao của Hồng quân và các đại diện ban lãnh đạo chính trị Liên Xô, biệt đội này đã phát triển chất độc thần kinh chết người tetrodotoxin” - ông Mikhail Supotnitsky nói.
© Sputnik / Tarabaschuk / Chuyển đến kho ảnhCác bị cáo tại phiên tòa xét xử vụ cựu quân nhân Nhật Bản bị cáo buộc chuẩn bị sử dụng vũ khí vi khuẩn. Khabarovsk, 1949
Các bị cáo tại phiên tòa xét xử vụ cựu quân nhân Nhật Bản bị cáo buộc chuẩn bị sử dụng vũ khí vi khuẩn. Khabarovsk, 1949
© Sputnik / Tarabaschuk
/ Theo chuyên gia Nga, thời đó không thể xác định được sự hiện diện của chất độc này trong cơ thể.
“Người bị đầu độc bằng chất độc như vậy có vẻ như bị chết vì nguyên nhân tự nhiên", chuyên gia lưu ý.
Ông Mikhail Supotnitsky nói thêm: “Khi đó, các phương tiện kỹ thuật sử dụng tetrodotoxin cũng đã được Biệt đội này nghiên cứu phát triển”.
Chính trong phiên tòa Khabarovsk, diễn ra từ ngày 25-30 tháng 12 năm 1949, người ta mới biết về những kế hoạch thâm độc của quân phiệt Nhật Bản với tư cách là đồng minh của Đức nhằm tiến hành cuộc chiến tranh chống Liên Xô. Tại phiên tòa này, lần đầu tiên thế giới được biết về cuộc chiến tranh sinh học suýt xảy ra, nhưng được ngăn chặn bởi cuộc tiến công thần tốc của Hồng quân trong chiến dịch Viễn Đông hồi tháng 8 năm 1945. Vụ xét xử Khabarovsk đã đặt dấu chấm pháp lý trong Chiến tranh thế giới thứ Hai.
Diễn đàn "Vụ án Khabarovsk: Bài học lịch sử và thách thức đương đại" được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 75 năm Tòa án quân sự quốc tế Viễn Đông (Tòa án quân sự Tokyo), diễn ra trong các năm 1946-1948. Diễn đàn được tiến hành với sự hỗ trợ bởi Quỹ tài trợ Tổng thống Liên bang Nga.