- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Tiêm Pfizer ‘nhờ ông anh’. Việt Nam vay khẩn cấp Ấn Độ 10 triều liều vaccine

© Ảnh : Minh Quyết - TTXVNNhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân phường Yên Hoà (Cầu Giấy) ngày 7/9/2021
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân phường Yên Hoà (Cầu Giấy) ngày 7/9/2021 - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.09.2021
Đăng ký
Sau vụ tiêm vaccine Pfizer nhờ ông ngoại ở Hà Nội, nay lại xuất hiện cô gái ở Cần Thơ khoe trên mạng được tiêm vaccine Covid-19 Pfizer – BioNTech nhờ “xin ông anh”.
Theo Bộ Y tế cập nhật tình hình dịch Covid-19 ở Việt Nam cho biết, tối 7/9, thêm 14.208 ca nCoV, nâng tổng số ca nhiễm lên thành 550.996 người, Việt Nam xếp hạng thứ 51 thế giới về số lượng người mắc coronavirus.
Việt Nam muốn vay khẩn cấp Ấn Độ 10 triệu liều vaccine, đồng thời mong Singapore hỗ trợ hoặc chuyển nhượng lại vaccine dư để đẩy nhanh tiêm chủng.
Chuyên gia bình luận về công điện của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh tiến hành xét nghiệm trên diện rộng cho 100% người dân thủ đô và tiêm xong mũi 1 cho 100% người trên 18 tuổi của thành phố.

Thêm 14.208 ca Covid-19

Bộ Y tế công bố thêm 14.208 ca Covid-19, số ca nhiễm coronavirus mới của Việt Nam tăng so với hôm qua.
Hơn 14 ngàn ca bệnh hôm nay được phát hiện ở 40 tỉnh, thành. Cùng ngày có 10.253 ca bình phục và thêm 316 bệnh nhân Covid-19 tử vong.
Theo số liệu của Bộ Y tế, trong số 14.208 ca nhiễm nCoV mới, chỉ có 15 trường hợp nhập cảnh, còn lại 14.193 bệnh nhân là lây nhiễm trong nước.
Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 toàn bộ nhân viên Bệnh viện Phổi Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.09.2021
Đại dịch COVID-19
Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM: 'số ca tử vong sẽ giảm trong một tuần tới'?
Trong đó, tình hình dịch ở TP.HCM vẫn đặc biệt nghiêm trọng với 7.310 ca mắc mới, kế đó là Bình Dương 3.966.
Các địa phương phát hiện dưới 1.000 ca Covid-19 hôm nay gồm có Đồng Nai 945, Long An 490, Kiên Giang 242, Tiền Giang 183, Quảng Bình 182, Tây Ninh 164.
Những tỉnh ghi nhận dưới 100 ca mắc gồm An Giang 87, Cần Thơ 74, Đồng Tháp 71, Khánh Hòa 61, Đăk Nông 51, Bình Phước 48, Bình Thuận 46, Quảng Ngãi 37, Hà Nội 36, Đà Nẵng 34, Bà Rịa - Vũng Tàu 31, Phú Yên 25, Nghệ An 18, Bình Định 11, Quảng Nam 10, Thừa Thiên Huế 9. Hai tỉnh Trà Vinh và Quảng Trị mỗi nơi 8, trong khi Vĩnh Long, Thanh Hóa, Cà Mau, Sơn La mỗi địa phương có thêm 7 ca nhiễm. Bắc Ninh 4, Lạng Sơn 3. Các tỉnh Bến Tre, Hậu Giang, Bạc Liêu mỗi nơi phát hiện thêm 2 ca dương tính. Còn tại Lâm Đồng, Kon Tum, Hưng Yên, Bắc Giang, Ninh Thuận mỗi địa phương nay có thêm 1 ca nhiễm mới.
Như vậy, tính từ đầu dịch đến nay, Việt Nam đã có tới 550.996 ca mắc Covid-19, xếp thứ 51/222 quốc gia/vùng lãnh thổ trên thế giới về số ca mắc. Xét tỷ lệ nhiễm SARS-CoV-2 trên 1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 158 với tỷ lệ 5.601 ca nhiễm/1 triệu dân.
Có 5 địa phương vẫn dẫn đầu cả nước về số ca nhiễm gồm TP.HCM (265.846), Bình Dương (138.593), Đồng Nai (30.365), Long An (26.432).
© Ảnh : TTXVN - Bùi Cương QuyếtKhu vực xét nghiệm bên trong bệnh viện dã chiến ở Hoàng Mai
Khu vực xét nghiệm bên trong bệnh viện dã chiến ở Hoàng Mai - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Khu vực xét nghiệm bên trong bệnh viện dã chiến ở Hoàng Mai
Về tình hình điều trị, Bộ Y tế cho biết, tính đến ngày 7/9, ngành y tế Việt Nam đang điều trị cho 225.581 ca, trong đó có 6.369 bệnh nhân nặng. Số ca thở máy xâm lấn là 926 và số ca nguy kịch cần can thiệp ECMO là 35. Đã có thêm 10.253 trường hợp bình phục hôm nay, nâng tổng số ca khỏi của cả nước lên thành 311.710.
Về số ca tử vong, Bộ Y tế cho hay, ngày 7/9 có thêm 316 bệnh nhân không qua khỏi, nâng tổng số ca tử vong của cả nước lên thành 13.701. Đáng chú ý, tỷ lệ tử vong của Việt Nam (2,5%) vẫn cao hơn mức của thế giới (2,1%).
Về tốc độ tiêm vaccine, Bộ Y tế cho biết, ngày 6/9, có thêm 534.937 liều vaccine các loại được tiêm, nâng tổng số liều vaccine đã tiêm lên thành 22.675.644 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 19.231.238 liều, tiêm mũi 2 là 3.444.406 liều. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ của Việt Nam vẫn là dưới 4% dân số, còn rất thấp.

Cô gái ở Cần Thơ khoe được tiêm 2 mũi vaccine Pfizer nhờ “ông anh”

Sau khi tiêm xong 2 mũi vaccine Pfizer, cô gái trẻ ở Cần Thơ liên “khoe” lên mạng xã hội, cho biết được tiêm nhờ “xin ông anh”.
Ngay 6/9, một cô gái có tài khoản Facebook L.H. đăng tải dòng trạng thái (status) lên trang cá nhân "Đã đủ 2 mũi vững tâm". Kèm với đó là hình ảnh tờ giấy xác nhận đã tiêm vaccine phòng Covid-19, loại vaccine Pfizer - BioNTech.
Vaccine Pfizer. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.07.2021
Thanh tra Bộ Y tế nói vụ hoa khôi Vũ Phương Anh và ‘cán bộ cấp cao’ tiêm Pfizer
Phía dưới bài đăng, nhiều bạn bè của cô gái đã vào gửi lời chúc mừng. Trả lời câu hỏi "Này chích tư hả e?" hay "Sao tiêm được pfizer vậy bà?", L.H. cho biết "em xin người ta đó" và "tui xin ông anh nè".
Khi nội dung bài đăng trên lan truyền trên mạng xã hội, nhiều người dân ở Cần Thơ rất bức xúc, đặt câu hỏi cô gái này là người nhà của cán bộ nào mà được ưu tiên như vậy?
Một số người băn khoăn việc tiêm vaccine Covid-19 có đang được thực hiện minh bạch, công bằng hay không.
Xoay quanh vấn đề này, Chủ tịch UBND quận Ninh Kiều (Cần Thơ) Huỳnh Trung Trứ cho biết, ông đã chỉ đạo cơ quan chức năng khẩn trương xác minh vụ việc.
Qua làm việc, cơ quan chức năng xác định cô gái trên tên L.T.C.H. (26 tuổi, ngụ phường An Phú, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Người này đã được tiêm vaccine mũi 1 vào ngày 11/8 và mũi 2 vào ngày 6/9 tại Trung tâm Y tế quận Ninh Kiều.
“H. là em bà con và ở cạnh nhà của một đồng chí trong lực lượng tuyến đầu đi truy vết. Đồng chí này tiếp xúc trực tiếp với F0, F1. Vì vậy, quận có cho chủ trương ưu tiên tiêm cho người nhà của các đối tượng trực tiếp làm công tác truy vết nên phường đã đưa vào danh sách được tiêm ngừa”, ông Trứ thông tun.
© REUTERS / LUCY NICHOLSONVaccine Pfizer
Vaccine Pfizer  - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Vaccine Pfizer
Theo Chủ tịch UBND quận Ninh Kiều, cơ quan chức năng đã yêu cầu cô gái gỡ bỏ bài đăng, đồng thời yêu cầu phường làm rõ và báo cáo vụ việc. Quan điểm chung là phải chấn chỉnh, không để người không đúng đối tượng ưu tiên được tiêm trước.
Vắc xin COVID-19 Pfizer. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.07.2021
Hoa khôi Vũ Phương Anh ‘rất hối hận’, nhưng vụ tiêm Pfizer đã đến tai Thủ tướng
Sở Y tế TP. Cần Thơ cho biết, tính đến nay TP. Cần Thơ đã tổ chức tiêm vaccine mũi 1 được 251.949 liều, mũi 2 được 34.789 tính đến ngày 6/9.
Sự việc “tiêm vaccine nhờ quen biết, các mối quan hệ” mà không qua đăng ký làm nóng dư luận Việt Nam khi hoa khôi báo chí Vũ Phương Anh lên Facebook khoe nhờ “ông ngoại”. Các lùm xùm sau đó được đích thân Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ Y tế chỉ đạo làm rõ. Tuy nhiên, sau đó, cô gái chỉ bị xử phạt vì đã đăng tải thông tin không chính xác. Nhân viên y tế giúp gia đình cô được tiêm vaccine thì bị điều chuyển công tác. Những vụ việc tương tự như vậy gây bức xúc rất lớn trong dư luận và ảnh hưởng đến chính những cam kết của lãnh đạo Chính phủ, Bộ Y tế, các thành phố lớn về đảm bảo nguyên tắc tiếp cận vaccine công bằng.

Chuyên gia nói về kế hoạch xét nghiệm và tiêm vaccine “100%” của Hà Nội

Như đã biết, ngày 6/9, Chủ tịch UBND Hà Nội Chu Ngọc Anh yêu cầu xét nghiệm diện rộng cho 100% dân số trên địa bàn thủ đô (từ 6-12/9), đồng thời, hoàn thành tiêm bao phủ (mũi 1) cho toàn bộ người từ 18 tuổi trở lên dựa trên cơ sở số vaccine mà Bộ Y tế phân bố trước 15/9 tới đây.
Thành phố Hà Nội cũng đặt mục tiêu nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh ngay trong ngày đầu tiên thực hiện đợt giãn cách xã hội lần thứ 4, dần chuyển sang giai đoạn bình thường mới, phục hồi hoạt động sản xuất, kinh tế - xã hội.
© Ảnh : Minh Quyết - TTXVNNgười dân đến lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại điểm lấy mẫu ở phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng
Người dân đến lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại điểm lấy mẫu ở phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Người dân đến lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại điểm lấy mẫu ở phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng
Theo công điện của Chủ tịch Chu Ngọc Anh, đến ngày 12/9, thành phố xét nghiệm cho 100% người dân. Các khu phong tỏa, cách ly, có nguy cơ rất cao thậm chí còn phải được lấy mẫu từ 2 – 3 ngày/lần. Khu vực nguy cơ cao lấy mẫu 5-7 ngày/lần, khu vực khác lấy ít nhất 1 lần.
Đồng thời, ngành y tế hướng dẫn người dân tự lấy mẫu có sự giám sát của nhân viên y tế và áp dụng các phương pháp xét nghiệm RT-PCR hoặc kháng nguyên nhanh kết hợp với việc gộp mẫu phù hợp, tăng cường các điểm lấy mẫu di động tại các xã, phường, thị trấn.
Các chuyên gia cho rằng, việc thực hiện test 100% dân ở thủ đô sẽ tiêu tốn rất nhiều chi phí, hiệu quả, năng lực xét nghiệm, nguy cơ lây nhiễm tại các điểm lấy mẫu cũng là các vấn đề cần lưu ý. TS.BS Nguyễn Thu Anh, Giám đốc Viện Nghiên cứu Y khoa WoolCock tại Việt Nam thể hiện nhiều lo ngại khi chia sẻ với Zing. Theo đó, chuyên gia nêu vấn đề về năng lực xét nghiệm của thành phố có thể đáp ứng khối lượng công việc khổng lồ trong thời gian ngắn như vậy hay không. Tiếp đó, việc xét nghiệm trên diện rộng theo mong muốn của Chủ tịch Hà Nội có thực sự phát huy hiệu quả trong giai đoạn này hay không.
Một số ý kiến bày tỏ, kế hoạch xét nghiệm, tiêm chủng cho 100% dân số lần này rất tốn kém. Tính đến nay, Hà Nội mới có khoảng 3.853 ca mắc, mỗi ngày ghi nhận chưa đến 100 ca dương tính, phần lớn cũng là ở khu vực đã cách ly, phong tỏa, số ca cộng đồng không nhiều. Nhân lực vật lực lẽ ra nên để ưu tiên cho tiêm chủng, dù để tiêm hết 100% dân thì nhiệm vụ cũng là vô cùng khó khăn.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ trả lời phỏng vấn các cơ quan thông tấn báo chí. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.09.2021
Đại dịch COVID-19
TP.HCM nêu 3 điều kiện để F0 tham gia chống dịch, chi tiết 30 triệu liều vaccine sắp về Việt Nam
TS.BS Thu Anh nêu ý kiến, việc xét nghiệm cho gần 9 triệu người trên địa bàn trong một tuần là rất khó, thậm chí mức độ khả thi không cao. Chưa kể, việc dồn xét nghiệm vào một thời gian ngắn dẫn tới việc đè nặng áp lực lên hệ thống y tế của thủ đô và cơ sở xét nghiệm, nhất là khi hệ thống đã quá tải sẵn do dịch bệnh kéo dài với số F0 tăng cao thời gian qua.
Theo chuyên gia, do khối lượng công việc lớn thì rất dễ xảy ra chuệch choạc trong việc lấy mẫu, tổ chức, dẫn đến hiệu quả công tác xét nghiệm không cao, đồng thời, chuyên gia đề nghị, thành phố cấp phát miễn phí các bộ test nhanh cho các khu dân cư, chung cư, ngõ xóm, hiệu thuốc để dân tự xét nghiệm, sớm phát hiện F0 trong cộng đồng.
Trong khi đó, theo PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, Phó Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Hà Nội lo lắng Hà Nội sẽ chứng kiến những tình huống của TP.HCM khi xét nghiệm trên diện rộng, tụ tập đông người, tăng nguy cơ lây nhiễm.
“Đáng lo nhất là sau đợt xét nghiệm vùng xanh lại biến thành vùng đỏ thì rất nguy hiểm”, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng nói.
Chuyên gia nhấn mạnh, ở thời điểm này, thành phố nên tập trung sàng lọc kỹ ở những vùng nguy cơ cao, với các vùng xanh, vàng thì chưa cần xét nghiệm rộng, cần tuân thủ giãn cách, phục hồi sản xuất từng bước ở những nơi đã an toàn.

10 tỉnh sẽ giúp Hà Nội phòng chống Covid-19

Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu 10 tỉnh phía Bắc hỗ trợ Hà Nội về nhân lực trong công tác xét nghiệm, tiêm chủng, phòng chống dịch Covid-19.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa yêu cầu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang, Bí thư tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố gồm Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Hòa Bình “chủ động chuẩn bị nhân lực” sẵn sàng hỗ trợ cho Hà Nội khi cần trong việc thực hiện hỗ trợ xét nghiệm thần tốc, phân loại F0, chăm sóc, điều trị hợp lý, truy vết F1 để quản lý, tổ chức tiêm vaccine.
© REUTERS / Thanh HueNhân viên y tế xếp hàng tiêm vắc xin tại Việt Nam
Nhân viên y tế xếp hàng tiêm vắc xin tại Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Nhân viên y tế xếp hàng tiêm vắc xin tại Việt Nam
Với công điện số 20 của Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh, Hà Nội đặt mục tiêu trước 15/9 nhanh chóng kiểm soát tình hình dịch bệnh để vào nhóm kiểm soát tốt dịch bệnh theo tiêu chí kiểm soát dịch bệnh của Bộ Y tế.
Theo chỉ đạo của lãnh đạo thành phố, từ ngày 6/9 đến 12/9, xét nghiệm diện rộng thần tốc 100% người dân trên toàn bộ địa bàn thành phố để bóc tách nguồn bệnh ra khỏi cộng đồng. Hoàn thành tiêm chủng mũi 1 vaccine cho 100% người dân từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn trước ngày 15/9 trên cơ sở số vaccine được phân bổ.
Đặc biệt, Hà Nội sẽ tổ chức tiêm vào buổi tối, mở thêm điểm tiêm tại nhà văn hóa, trường học. Trước khi tiêm, tất cả các trường hợp phải test nhanh để sàng lọc, phát hiện sớm F0 trong cộng đồng.

Việt Nam vay khẩn cấp Ấn Độ, đề nghị Singapore nhượng lại vaccine dư

Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam, tối 7/9, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn có cuộc trao đổi qua điện thoại với Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan về hợp tác phòng chống Covid-19, nhất là vấn đề vaccine.
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định, chiến lược vaccine là vấn đề hết sức cấp bách với Việt Nam hiện nay nhằm bảo vệ sức khỏe cho người dân, bao gồm cả chuyên gia và công dân nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
Tại cuộc điện đàm, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã đề nghị Singapore xem xét hỗ trợ hoặc chuyển nhượng lại vaccine dư cho Việt Nam sớm nhất có thể, trong đó có chuyển nhượng trong cơ chế COVAX, nhằm giúp Việt Nam tiêm chủng đầy đủ cho người dân, qua đó góp phần thúc đẩy khôi phục hoạt động kinh tế - xã hội và ngăn chặn đứt gãy chuỗi sản xuất và cung ứng trong khu vực.
Vaccine Vero Cell của Sinopharm được sử dụng tiêm chủng tại điểm tiêm số 1 Huyền Trần Công Chúa (Quận 1). - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.09.2021
Đại dịch COVID-19
Hải Phòng không 'ngại' vaccine Sinopharm, tiếp tục 'mượn thêm' từ TP.HCM
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Singapore khẳng định Chính phủ Singapore sẵn sàng hỗ trợ các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam, về thiết bị y tế, bộ xét nghiệm, cũng như vắc xin ngay khi có thể.
Ông Vivian cũng mong Việt Nam sẽ sớm kiểm soát được dịch Covid-19 và sớm thúc đẩy mở cửa, cho phép đi lại giữa hai bên.
Singapore là nước đầu tiên trên thế giới đạt tỷ lệ tiêm chủng 80% dân số với đủ hai mũi tiêm. Hôm 6/9, Quỹ Temasek của Singapore cũng đã trao tặng Việt Nam 16 máy thở và hàng trăm ngàn trang thiết bị bảo hộ y tế.
Trong một diễn biến liên quan, hôm qua, 6/9, khi tiếp Đại sứ Pranay Verma, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã thẳng thắn ngỏ lời mong muốn Đại sứ thúc đẩy Chính phủ Ấn Độ cho Việt Nam vay khẩn cấp 10 triệu liều vaccine trong thời gian tới, đồng thời cung cấp các thuốc điều trị Covid-19 cũng như các vật tư, trang thiết bị y tế cho Việt Nam.
Đại sứ Verma khẳng định, Ấn Độ sẽ tăng năng lực sản xuất vaccine, đồng thời luôn cố gắng hết sức để hỗ trợ cho Việt Nam trong cuộc chiến chống Covid-19.
Đáng chú ý, Đại sứ Ấn Độ đề nghị Chính phủ Việt Nam tiếp tục tạo thuận lợi để các doanh nghiệp dầu khí hai bên gia hạn các chương trình hợp tác, thúc đẩy phát triển kinh tế và quan hệ hữu nghị giữa hai nước.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала