- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Bộ Y tế nói về ‘đề nghị kỷ luật bác sĩ bỏ việc’. Hà Nội tiêm vaccine Trung Quốc cho ai?

© Ảnh : Thành Đạt - TTXVNNhân viên y tế tỉnh Bắc Giang tiến hành tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân quận Long Biên
Nhân viên y tế tỉnh Bắc Giang tiến hành tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân quận Long Biên - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.09.2021
Đăng ký
Cập nhật tin tức về dịch Covid-19 ở Việt Nam. Bộ Y tế vừa công bố thêm 12.420 ca mắc mới, tổng số ca mắc coronavirus hiện tại của đất nước đã vượt 576.096 người.
Hà Nội phân bổ gần 1 triệu liều vaccine Vero Cell của Sinopharm Trung Quốc như thế nào? Sẽ tiêm cho ai?
Bộ Y tế lên tiếng về công văn gây tranh cãi khi đề nghị xử lý y – bác sĩ bỏ việc, thu hồi giấy phép hành nghề y.

Dịch Covid-19 ở Việt Nam ra sao?

Trong 24h qua, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam phát hiện thêm 12.420 ca Covid-19 mới, giảm 264 trường hợp so với ngày 8/9. Như vậy, trung bình số ca nhiễm SARS-CoV-2 mới ghi nhận trên toàn quốc trong 7 ngày qua là 12.750 ca.
Kể từ khi bắt đầu xuất hiện dịch bệnh do coronavirus gây ra đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 576.096 ca nhiễm, đứng thứ 50/222 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Với tỷ lệ bình quân 5.856 người/ 1 triệu dân, mắc Covid-19, Việt Nam đứng thứ 158/222 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân phường Yên Hoà (Cầu Giấy)  - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.09.2021
Đại dịch COVID-19
Việt Nam đã vào nhóm 50 nước có nhiều ca mắc Covid-19 nhất thế giới
Về các trường hợp mắc Covid-19 mới được phát hiện ngày 9/9, Bộ Y tế cho hay, chỉ có 21 ca nhập cảnh, còn lại 12.399 người là lây nhiễm trong nước.
Trong đó, TP HCM 5.549, Bình Dương 4.531. Các tỉnh phát hiện dưới 1000 ca nhiễm gồm Đồng Nai 880, Long An 412, Tây Ninh 161, Kiên Giang 135, Tiền Giang 115.
Những địa phương có dưới 100 ca dương tính mới gồm Khánh Hòa 77, Đăk Lăk 61, Cần Thơ 53, Quảng Bình 50, Bình Thuận 44, Đồng Tháp 41, Đà Nẵng và Hà Nội đều 35, Bình Định 29, An Giang 28, Bình Phước 20, Đăk Nông 19, Bà Rịa - Vũng Tàu 16. Hai tỉnh Thanh Hóa và Phú Yên mỗi nơi 15 bệnh nhân. Bến Tre và Bạc Liêu mỗi địa phương thêm 12 người.
Các tỉnh dưới 10 ca dương tính là Quảng Nam 10, Sóc Trăng 9, Nghệ An 8, Gia Lai 7, Quảng Ngãi 6, Hưng Yên và Cà Mau 4, Bắc Ninh 2, Trà Vinh, Quảng Trị, Ninh Thuận, Bắc Giang mỗi tỉnh chỉ thêm 1 ca bệnh.
Như vậy, số ca nhiễm trong nước tại TP.HCM giảm 1.759 ca, Bình Dương tăng 1.359 ca, Đồng Nai tăng 66 ca, Long An tăng 40 ca, Tây Ninh giảm 10 ca.
Năm tỉnh/thành có dịch bệnh Covid-19 nghiêm trọng nhất cả nước là TP.HCM (278.703), Bình Dương (146.296), Đồng Nai (32.059), Long An (27.216), Tiền Giang (11.274).
Về tình hình điều trị, số liệu công bố ngày hôm nay 9/9 của Bộ Y tế cho thấy, số bệnh nhân xuất viện hôm nay cao hơn số nhiễm mới – 12.523 trường hợp, nâng tổng số người đã bình phục lên thành 338.170.
Trong số các bệnh nhân đang điều trị có 6.417 ca bệnh nặng, 35 người cần chạy ECMO vì đang trong tình trạng nguy kịch, 916 ca thở máy xâm lấn.
Về số liệu bệnh nhân Covid-19 tử vong, Bộ Y tế cho hay, nay có thêm 279 ca bệnh không qua khỏi mới, các tỉnh Đồng Nai, Kiên Giang, Bình Thuận bổ sung thêm 73 ca tử vong.
Trong tuần qua, mỗi ngày cả nước có 310 ca tử vong vì Covid-19. Tỷ lệ bệnh nhân không qua khỏi vì coronavirus của Việt Nam hiện cũng vẫn cao hơn mức của thế giới với 14.470/576.096 ca tử vong (khoảng hơn 2,5% so với mức trung bình của thế giới là 2,1%).
Về tình hình xét nghiệm, số xét nghiệm đã thực hiện từ 27/4 đến nay là 14.112.716 mẫu cho 41.435.444 lượt người. Ngày qua có thêm 537.087 lượt người với 257.207 xét nghiệm đươc thực hiện.
© Ảnh : Hoàng Hiếu - TTXVNXét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR cho toàn bộ người dân vùng phong tỏa ngõ 93, đường 422, xã Tân Lập.
Xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR cho toàn bộ người dân vùng phong tỏa ngõ 93, đường 422, xã Tân Lập. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR cho toàn bộ người dân vùng phong tỏa ngõ 93, đường 422, xã Tân Lập.
Về tình hình tiêm chủng vaccine, hiện, tỷ lệ của Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn. Ngày qua thêm 778.673 liều vaccine được tiêm, nâng tổng số liều đã tiêm lên thành 24.781.185 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 20.591.403 liều, tiêm mũi 2 là 4.189.782 liều.

Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh yêu cầu thần tốc xét nghiệm

Chiều 9/9, Chủ tịch TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký công văn hỏa tốc về việc thực hiện ứng trực nghiêm 24/24/7, tập trung cao độ cho công tác xét nghiệm và tiêm vaccine phòng chống dịch Covid-19.
Thành phố Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị xã trực tiếp quán triệt và tổ chức thực hiện việc xét nghiệm và tiêm vaccine ngừa Covid-19 trên địa bàn thành phố.
“Thần tốc, thần tốc hơn nữa, tranh thủ từng giờ, từng phút để hoàn thành việc xét nghiệm diện rộng toàn thành phố, đảm bảo an toàn, hiệu quả, kịp tiến độ nhằm phát hiện sớm nhất nguồn lây, kịp thời cách ly, khoanh vùng, dập dịch”, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh chỉ đạo.

Hà Nội tiêm gần 1 triệu liều Vero Cell của Sinopharm ra sao?

Như Sputnik đã thông tin, mới đây, Bộ Y tế đã phân bổ cho Hà Nội 999.600 liều vaccine Vero Cell của Sinopharm. Sở Y tế Hà Nội ngay sau đó đã có văn bản về việc phân bổ số vaccine này cho 30 quận, huyện ở Hà Nội.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vaccine triển khai nhiệm vụ - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.09.2021
Khoảng 16 triệu liều vaccine có thể về trong tháng 9, Hà Nội sẽ nhận 1 triệu liều Sinopharm
Theo đó, trong văn bản triển khai kế hoạch tiêm chủng đợt thứ 13, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu cơ sở y tế trên địa bàn triển khai kế hoạch, tổ chức thêm các điểm lưu động, tổ chức các điểm tiêm đến gần dân nhất có thể như tại phường, xã, tổ dân phố, khu phố.
Văn bản của Sở Y tế nêu rõ, không giới hạn số lượng người tiêm trong mỗi buổi tiêm chủng, giảm bớt thủ tục hành chính, bố trí nhân lực tham gia tiêm chủng làm việc toàn thời gian để đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng ngay số vaccine được phân bổ hoàn thành trong thời gian sớm nhất, đảm bảo an toàn nhất, hiệu quả, tăng tốc độ diện bao phủ.
Cùng với đó, nhằm tránh gây thắc mắc cho người dân, đảm bảo công bằng, minh bạch cho đối tượng được tiêm, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu mỗi điểm tiêm chủng chỉ tiêm 1 loại vaccine ở cùng 1 thời điểm.
“Đối với 999.600 liều Sinopharm để thực hiện tiêm mũi 1 cho các đối tượng từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn thuộc các nhóm đối tượng ưu tiên chưa được tiêm chủng; tiêm mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian theo quy định”, theo chỉ đạo của Sở Y tế.
Dự kiến, Hà Nội sẽ phân bổ gần 1 triệu liều vaccine Vero Cell của Sinopharm cho 30 quận, huyện trên địa bàn thành phố. Trong đó, 2 quận được phân bổ vaccine nhiều nhất là Hoàng Mai và Hà Đông.
Vaccine sẽ được ưu tiên tiêm cho các nhóm bao gồm: lực lượng tuyến đầu chống dịch, người mắc bệnh mãn tính (theo danh sách bệnh nhân mãn tính quản lý tại các bệnh viện, trung tâm y tế); phụ nữ đang mang thai trên 13 tuần sau khi được giải thích nguy cơ/lợi ích nếu đồng ý tiêm chủng cần chuyển đến tiêm và theo dõi tại cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa; người trên 65 tuổi.
Ngoài ra, một nhóm đối tượng khác được ưu tiên tiêm vaccine là người làm trong các chuỗi cung ứng dịch vụ thiết yếu, bao gồm: công nhân nhà tang lễ, cắt tóc, gội đầu, công nhân vệ sinh và người làm tại các chuỗi cung ứng; công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp, người nước ngoài đang sinh sống trên địa bàn TP; người lao động của các đơn vị có đóng góp cho công tác phòng chống dịch.
Các đối tượng khác, căn cứ vào lượng vaccine được phân bổ, cũng sẽ được ưu tiên tiêm chủng trong đợt này.
Sở Y tế Hà Nội quán triệt tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ "vaccine tốt nhất là loại vaccine được tiêm sớm nhất", không để xảy ra tình trạng lựa chọn, chờ đợi để tiêm vaccine khác.
© Ảnh : Thu Hương - TTXVNVaccine Vero Cell của Sinopharm được sử dụng tiêm chủng tại điểm tiêm số 1 Huyền Trần Công Chúa (Quận 1).
Vaccine Vero Cell của Sinopharm được sử dụng tiêm chủng tại điểm tiêm số 1 Huyền Trần Công Chúa (Quận 1). - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Vaccine Vero Cell của Sinopharm được sử dụng tiêm chủng tại điểm tiêm số 1 Huyền Trần Công Chúa (Quận 1).
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Khổng Minh Tuấn cho biết, đơn vị sẽ tiêm vaccine Sinopharm mũi 1 cho người chưa tiêm vaccine và mũi 2 cho người đã tiêm vaccine Sinopharm mũi 1, với thời gian cách 3 tuần.
Với các trường hợp thận trọng tiêm chủng, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu những người này phải được khám sàng lọc kỹ lưỡng, đồng thời chuyển tiêm chủng tại cơ sở y tế có đủ khả năng cấp cứu phản vệ với những trường hợp có tiền sử phản vệ độ 3 với bất kỳ dị nguyên nào.

Bộ Y tế nói gì về công văn gây tranh cãi đề nghị kỷ luật bác sĩ bỏ việc?

Phát biểu tại cuộc họp báo thông tin tình hình dịch Covid-19 ở TP.HCM, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho hay, hiện chưa có bất cứ kế hoạch nào về việc rút người chi viện cho TP. HCM trước 15/9.
Ông Sơn cho biết, trước tình hình dịch bệnh phức tạp, TP. HCM đã huy động gần 20.000 nhân viên y tế tham gia chống dịch. Tuy vậy, khi số người nhiễm tăng cao, Bộ Y tế đã huy động các lực lượng từ trung ương và các tỉnh, thành khác hỗ trợ TP. HCM.
Theo ông Sơn, lực lượng này sẽ tiếp tục hỗ trợ TP. HCM và cho đến 15/9 này sẽ không có chuyện rút người chi viện. Thành ủy, UBND TP. HCM đã rất quan tâm, tạo điều kiện cho các lực lượng này làm nhiệm vụ.
COVID-19: Cục CSGT xuất quân tăng cường chống dịch cho TP Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.08.2021
Đại dịch COVID-19
Gần 300 bác sĩ, học viên quân y vào TP.HCM chống dịch Covid-19
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết, lực lượng chi viện tham gia vào tất cả các tầng điều trị, tiêm vaccine và xét nghiệm..., nỗ lực hỗ trợ hết mình để giúp người dân TP.HCM vượt qua đại dịch.
Đề cấp đến ý kiến về việc một số y - bác sĩ không dám lên tiếng về khó khăn vì sợ bị phê bình, kỷ luật, ông Sơn cho hay Bộ luôn trao đổi với nhau, ghi nhận ý kiến của các y bác sĩ. Dù vậy, đôi khi vẫn có những lúc không thể giải quyết hết được.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết, Bộ đã yêu cầu bố trí nhân lực đảm bảo điều trị Covid-19 và các bệnh khác.
“Trong điều kiện hiện nay, không thể bỏ rơi bệnh nhân. Chúng tôi vẫn nâng cao truyền thông ý thức trách nhiệm nghề nghiệp của y - bác sĩ”, ông Sơn nói.
Liên quan nội dung Công văn 7330 của Bộ Y tế về việc đề nghị xử lý hành chính và thu hồi chứng chỉ hành nghề đối với các y - bác sĩ tự ý bỏ việc, ông Sơn cho biết văn bản chỉ nhằm khuyến cáo chứ không đặt nặng chuyện xử lý.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, thời gian qua, một số đơn vị y tế có hiện tượng từ chối bệnh nhân, xảy ra tổn thất sinh mạng. Cũng có nơi, có lúc y - bác sĩ bỏ việc.
Cũng theo ông Sơn, thời gian qua đã có việc một số đơn vị y tế từ chối tiếp nhận bệnh nhân, để xảy ra tổn thất sinh mang. Tại một số nơi, đã có tình trạng y bác sĩ bỏ việc.
“Do đó, chúng tôi ra công văn chỉ có tính khuyến cáo, không phải để kỷ luật và công văn này không phải gửi riêng cho TP. HCM”, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn lý giải.
© AFP 2023 / Nhac NguyenCác nghệ sĩ đường phố vẽ bác sĩ trên tường ngôi nhà ở Hà Nội
Các nghệ sĩ đường phố vẽ bác sĩ trên tường ngôi nhà ở Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Các nghệ sĩ đường phố vẽ bác sĩ trên tường ngôi nhà ở Hà Nội
Cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Y tế, GS.TS Nguyễn Thanh Long thừa nhận, hơn một năm qua, tất cả chúng ta, trong đó có các y bác sĩ, nhân viên ngành y tế đã trải qua những sang chấn tâm lý khi phải chứng kiến sự tàn khốc của đại dịch gây ra cho người bệnh, cho đồng nghiệp và cho chính bản thân mình. Cuộc chiến chống Covid-19 đã cướp đi tính mạng của nhiều người dân, trong đó có cả những cán bộ y tế và lực lượng tuyến đầu.
Lãnh đạo Bộ Y tế tiếp tục kêu gọi lực lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành y tế đã và đang vượt qua những khó khăn, thách thức, nỗ lực, quyết tâm để thực hiện tốt sứ mệnh và trọng trách của người thầy thuốc vì sinh mạng của người bệnh, vì sức khoẻ của người dân.
“Nhất định chúng ta sẽ chiến thắng”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long khẳng định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала