- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Đạo diễn PTL “Ranh giới” lột tả chân thực nhất cuộc chiến cho sự sống của bệnh nhân Covid

© Ảnh : Tuấn Anh - TTXVNMột trường hợp cấp cứu được di chuyển ra khỏi khu vực phong tỏa ngõ 328 Nguyễn Trãi.
Một trường hợp cấp cứu được di chuyển ra khỏi khu vực phong tỏa ngõ 328 Nguyễn Trãi.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.09.2021
Đăng ký
“Tôi mong rằng, xem ‘Ranh giới”, mọi người sẽ thấy quý trọng cuộc sống và những gì mình đang có, quý trọng sự hy sinh của những chiến sỹ áo trắng và sẽ sống tốt hơn, như một nữ bác sỹ đã nói: “Ranh giới giữa cái sống và cái chết thật quá mong manh khiến mọi người cần sống tử tế và mạnh mẽ hơn”, - Đạo diễn Tạ Quỳnh Tư nói với Sputnik.
Đài Truyền hình Việt Nam vừa trình chiếu bộ phim tài liệu "Ranh giới" vào 20h10 tối 08/09 trên kênh VTV1. Bộ phim ghi lại câu chuyện giành giật sự sống của đội ngũ y bác sĩ cho các bệnh nhân là những thai phụ mắc COVID-19 tại khu K1, Bệnh viện Hùng Vương, TP.HCM. Phim, có thể nói, đã gây chấn động dư luận. Những thước phim chân thực, trần trụi mô tả sự khốc liệt vô cùng của cuộc chiến chống Covid giành sự sống đã làm bao khán giả sốc và tràn nước mắt.
Phóng viên Sputnik đã có cuộc phỏng vấn đạo diễn Tạ Quỳnh Tư, người làm phim "Ranh giới". 
Sputnik: Trước hết, vô cùng cảm ơn đạo diễn Tạ Quỳnh Tư đã dành thời gian cho Sputnik. Được biết, anh và nhóm làm phim đã có 21 ngày tác nghiệp trong bệnh viện Hùng Vương?
Ekip làm phim của chúng tôi đã có 21 ngày tác nghiệp ở TP Hồ Chí Minh, trong đó 15 ngày ở tại Bệnh viện Hùng Vương, 5 ngày chúng tôi tác nghiệp ở vòng ngoài phục vụ cho tập phim thứ 2.
Sputnik: Anh tự nghĩ ra đề tài hay hiện thực đã trở thành đề tài trong quá trình tác nghiệp?
Hiện thực đã trở thành đề tài trong quá trình tác nghiệp để đưa chúng tôi tới bộ phim “Ranh giới”. Ban đầu, tôi có ý tưởng làm phim về các thai phụ đã sinh các em bé trong mùa dịch như thế nào, nhưng khi tác nghiệp ở Bệnh viện Hùng Vương được 2 ngày, khi được chứng kiến tận mắt những thai phụ FO đã phải vật lộn với hơi thở, thèm thở mà không thể thở được như thế nào. Và bên cạnh đó còn có một tuyến nhân vật khác chính là các chiến sỹ áo trắng của Bệnh viện Hùng Vương, những người đã lao động với một cường độ thật khủng khiếp. Họ đã làm việc với công suất 200-300% trong điều kiện thiếu thốn rất nhiều thứ như là vật tư cũng như nhân lực hỗ trợ. Nhưng mà những điều đó đã không làm họ nản lòng, họ vượt lên được, đoàn kết, giúp bệnh nhân. Và có cảm giác là họ đã quên đi cả mạng sống của mình, sức khỏe của mình. Chính vì điều đó là tôi đã quyết định thay đổi đề tài, phải làm bộ phim về các y bác sỹ Hùng Vương đã cứu sống và chữa bệnh cho các thai phụ trước, sau đó sẽ làm phim về đề tài thứ hai, về các thai phụ đã sinh các em bé trong mùa dịch như thế nào. Chính hiện thực hiện ra trước mắt tôi, hiện thực tôi được sống, được chứng kiến đã cho tôi quyết định đưa đề tài đó vào phim, lột tả chân thực nhất cuộc chiến cho sự sống của các thai phụ FO.
Sputnik: Nhóm làm phim đã tác nghiệp trong điều kiện bệnh viện Covid, các anh đã xác định tinh thần như thế nào?
Ngay từ khi vào bệnh viện để tác nghiệp chúng tôi đã xác định rằng có thể bị nhiễm Covid bất cứ lúc nào, bởi kẻ thù là vô hình. Tất nhiên, cho dù mặc và đeo đủ đồ bảo hộ thì vẫn làm việc với tinh thần đó, cho nên cường độ làm việc của ê-kíp làm phim ở khu K1 khá là cao. Chúng tôi chỉ mong làm thật nhanh, ghi được thật nhiều câu chuyện, để, nếu chẳng may có bị nhiễm Covid thì khi tới khu cách ly vẫn có đủ hình để hoàn thành được bộ phịm. Còn dự tính một phương án dự phòng là: Nếu phải đi cách ly mà chưa quay đủ hình thì xoay kịch bản để có thể làm một bộ phim khác hoặc làm tiếp tại bệnh viện dã chiến nơi đi cách ly.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân phường Yên Hoà (Cầu Giấy) ngày 7/9/2021 - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.09.2021
Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện thêm một vaccine ngừa Covid-19 của Trung Quốc
Riêng về phương án dự phòng là nếu nhiễm Covid mà phim chưa hoàn thành phải làm tiếp kịch bản trong khu cách ly đến với tôi từ thực tế là: Có một lần xét nghiệm PCR buổi sáng cùng với y bác sỹ trong nhóm 5 người thì buổi chiều được yêu cầu xét nghiệm lại cùng với 2 nhân viên y tế nữa, lúc đó tôi đã nghĩ tỷ lệ mình bị nhiễm khá là cao. Lúc đó tôi đã nghĩ, nếu bị đi cách ly thì sẽ xoay kịch bản để làm tiếp để hoàn thành phim về vùng dịch này. Những suy nghĩ liên tục như vậy cứ dồn về. Nhưng rồi sau đó nhận được kết quả là tôi âm tính, còn hai nhân viên y tế kia dương tính. Mặc dù như vậy, nhưng đây cũng là điều thực sự đáng buồn.
Sputnik: Anh có thể nói gì về những nhân vật trong phim “Ranh Giới”?
Thực sự, có bao nhiêu điều muốn nói về những nhân vật trong bộ phim chúng tôi làm. Thật khó có thể kể ra hết, nhưng mỗi nhân vật để lại ấn tượng riêng. Có những y bác sĩ, ngoài việc chuyên môn còn kiên trì động viên bệnh nhân. Tôi có cảm giác họ như là những người nhà của bệnh nhân, là những người thân nhất. Họ bảo đây là những lúc bệnh nhân cần họ nhất, nên giúp được gì thì giúp, làm được gì thì làm để bệnh nhân đỡ cô đơn, trống trải. Và sự động viên tinh thần ấy chính là liều thuốc đặc biệt trong giây phút sinh tử. Có bác sỹ thì điềm tĩnh nhưng đầy trí tuệ, đầy sự quyết đoán sáng suốt để giải quyết tình huống vấn đề.
© Ảnh : Trung Kiên – TTXVNCác bác sĩ Bệnh viện dã chiến điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Các bác sĩ Bệnh viện dã chiến điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ - Sputnik Việt Nam
1/4
Các bác sĩ Bệnh viện dã chiến điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
© Ảnh : Lê Thúy Hằng - TTXVNBệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long diễn tập phương án cách ly người mắc COVID-19
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long diễn tập phương án cách ly người mắc COVID-19

 - Sputnik Việt Nam
2/4
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long diễn tập phương án cách ly người mắc COVID-19
© Ảnh : TTXVN - Đinh Thị HằngTổ y tế lưu động Phường 3, Quận 4 lấy mẫu xét nghiệm cho người dân tại Chung cư B3.
Tổ y tế lưu động Phường 3, Quận 4 lấy mẫu xét nghiệm cho người dân tại Chung cư B3. - Sputnik Việt Nam
3/4
Tổ y tế lưu động Phường 3, Quận 4 lấy mẫu xét nghiệm cho người dân tại Chung cư B3.
© Ảnh : TTXVN phátHệ thống y tế tư nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh tích cực tham gia điều trị bệnh nhân COVID-19
Hệ thống y tế tư nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh tích cực tham gia điều trị bệnh nhân COVID-19 - Sputnik Việt Nam
4/4
Hệ thống y tế tư nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh tích cực tham gia điều trị bệnh nhân COVID-19
1/4
Các bác sĩ Bệnh viện dã chiến điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
2/4
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long diễn tập phương án cách ly người mắc COVID-19
3/4
Tổ y tế lưu động Phường 3, Quận 4 lấy mẫu xét nghiệm cho người dân tại Chung cư B3.
4/4
Hệ thống y tế tư nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh tích cực tham gia điều trị bệnh nhân COVID-19
Tôi sốc khi chứng kiến, khi thấy tận mắt, bệnh nhân chỉ trong tích tắc vừa nói chuyện, vừa được mình giơ tay động viên cố lên thì chỉ 2 phút sau ngoảnh lại đã nằm bất động và các bác sỹ đang phải dồn lực để nhấn tim cho thai phụ đấy. Những lúc như thế, tôi mới thấy cuộc sống con người sao mong manh. Chính điều ấy khiến tôi đã tự ngẫm, cần trân trọng cuộc sống, quý trọng hơi thở mình đang có hơn. 
Điều tôi muốn nói nữa là về các bác sỹ, khi phải lựa chọn cứu mẹ hay cứu con. Họ đã bàn bạc rất kỹ, nhưng công việc buộc họ phải lựa chọn cứu một trong hai. Nhưng rồi, tôi đã nhận thấy, có những việc ta được lựa chọn nhưng có những cái ta không được lựa chọn.
Còn trong phim "Ngày con chào đời" sẽ được phát sóng vào ngày 22/9 sắp tới, có cảnh quay bà đón cháu. Người bà rất xúc động, đến mức không thể khóc được. Bà bế cháu về nhà quay hình cho mẹ xem. Một cảnh người bà cho cháu ăn sữa bột, còn bên kia người mẹ giơ lên bình sữa ngày ngày vắt bỏ đi. Hay hình ảnh chị hộ sinh chăm bé, hai tay cầm hai bình sữa cho hai cháu ti cùng lúc. Một mình chị ấy chăm sóc mấy chục cháu, nên lúc nào chị ấy cũng phải làm rất nhanh.
Sputnik: Sau “Ranh Giới”, ngày 22/9 khán giả truyền hình sẽ được xem một phim tài liệu nữa mà đội làm phim của anh đã quay trong thời gian 21 ngày ở Bệnh viện Hùng Vương, phim với cái tên "Ngày con chào đời". Anh có chia sẻ gì về phim này cho độc giả của Sputnik?
"Ngày con chào đời" là bộ phim làm riêng về các em bé cất tiếng khóc chào đời nơi tâm dịch. Ra đời trong hoàn cảnh mẹ bị nhiễm Covid-19, các em bé đó phải xa mẹ, sống trong những khu cách ly, cũng bị nhiễm Covid-19 rồi cũng trải qua nhiều lần xét nghiệm, kiểm tra.
Công an TP. HCM. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.09.2021
Đại dịch COVID-19
TPHCM: Khởi tố cán bộ phường lập khống danh sách người nhận tiền hỗ trợ Covid-19
Hai bộ phim có chung bối cảnh là khu K1, đội ngũ y bác sĩ. Nhưng hai bộ phim khác nhau rất nhiều. Nếu ở "Ranh giới" là sự giành giật sự sống cho các bệnh nhân với cường độ cao đến nghẹt thở thì phim "Ngày con chào đời" là sự giãn cách, là hơi thở mới, đi sâu vào nhân vật người mẹ, em bé và hoàn cảnh phải sống trong điều kiện dịch bệnh. Đó là những em bé chào đời, những tiếng khóc đầu tiên cất lên trong tâm dịch. Các con được ông bà, cô dì chú bác đón các con về chăm sóc chờ ngày mẹ trở về.
Sputnik: Báo chí đã viết nhiều về ý nghĩa của phim, nhưng tôi muốn nghe từ anh, thông điệp của phim là gì?
Thông điệp của phim chính là sự vượt khó, tình yêu, sự hy sinh quên mình của các y bác sỹ dành cho thai phụ, của các thai phụ dành cho con và đằng sau đấy là cả gia đình, cộng đồng, xã hội, đất nước đang chống chọi với đại dịch khủng khiếp COVID-19.
Chúng tôi mong rằng, xem bộ phim, mọi người sẽ thấy quý trọng bản thân, quý trọng cuộc sống và những gì mình đang có, quý trọng sự hy sinh của những chiến sỹ áo trắng và sẽ sống tốt hơn, như một nữ bác sỹ đã nói: “Ranh giới giữa cái sống và cái chết thật quá mong manh khiến mọi người cần sống tử tế và mạnh mẽ hơn”. 
Sputnik: Tôi đã xem “Ranh Giới” và những phim khác của anh, rất ấn tượng, đặc biệt, không cần lời bình. Có thể nói, đó là phong cách làm phim của anh?
Cả trong hai bộ phim “Ranh giới” và "Ngày con chào đời" tôi không dùng lời bình như những phim tài liệu khác tôi đã làm. Tôi đã làm phim theo phong cách này từ lâu. Với tôi, đây là dòng phim hiện thực của cuộc sống, là hơi thở đang diễn ra của cuộc sống. Tôi quan sát, nhìn và cảm, sau đó chắt lọc lại để đưa vào trong phim, để kể một câu chuyện diễn ra trong thực tế như thế. Tôi vẫn sẽ tiếp tục làm phim theo phong cách này.
Sputnik: Một lần nữa chân thành cảm ơn đạo diễn Tạ Quỳnh Tư đã có những chia sẻ ý nghĩa với Sputnik.
 
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала