Sản xuất sẽ giúp Trung Quốc vượt Mỹ và trở thành nền kinh tế hàng đầu thế giới trong 10 năm tới
© AP Photo / Andy WongQuốc kỳ Mỹ và Trung Quốc
© AP Photo / Andy Wong
Đăng ký
Trước đây, Trung Quốc đã dựa vào thị trường bất động sản và xây dựng cơ sở hạ tầng làm động lực tăng trưởng chính. Giờ đây, theo Kế hoạch 5 năm lần thứ 14, Bắc Kinh đang nỗ lực đổi mới lĩnh vực sản xuất, thay vì dựa vào chi tiêu bất động sản và cơ sở hạ tầng.
“Công xưởng thế giới”
Mặc dù Trung Quốc vẫn được gọi là "công xưởng của thế giới", nhưng, trong những năm gần đây, tỷ trọng của khu vực sản xuất trong nền kinh tế nước này liên tục giảm. Theo Ủy ban Cải cách và Phát triển Nhà nước, đóng góp của ngành sản xuất vào GDP Trung Quốc đã giảm từ hơn 30% năm 2017 xuống 27,7% năm 2019. Số lượng công ty đăng ký thành lập mới trong lĩnh vực sản xuất giảm trung bình 5,2% trong giai đoạn 2017-2019. Trong khi đó, số lượng nhà sản xuất đóng cửa tăng đáng kể cùng kỳ với tốc độ trung bình 24,6%.
Có một logic kinh tế đơn giản đằng sau xu hướng này. Thật vậy, trong vài thập kỷ liền Trung Quốc đã đóng vai trò công xưởng của thế giới. Nhưng, điều này chỉ liên quan đến việc lắp ráp thành phẩm cuối cùng hoặc các ngành công nghệ thấp. Nhìn chung, kể từ đầu những năm 2000, tỷ trọng giá trị gia tăng trong giá trị sản phẩm được tạo ra ở Trung Quốc không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, trong hầu hết các loại sản phẩm, chỉ số này không vượt quá 20%. Và trong các ngành công nghệ cao, chỉ số này là thấp hơn đáng kể. Ví dụ, với iPhone X có giá 1.000 USD, các công ty Trung Quốc chỉ chiếm 10,4% giá trị gia tăng. Khoảng 40% tất cả các thành phần được sử dụng để sản xuất iPhone X đến từ các quốc gia thứ ba như Nhật Bản hoặc Hàn Quốc chứ không phải từ Hoa Kỳ hoặc Trung Quốc.
Trong khi nâng cao dần mức sống cho người dân, khả năng cạnh tranh của Trung Quốc với tư cách là một công xưởng thế giới với lao động giá rẻ dư thừa đã bắt đầu giảm. GDP bình quân đầu người của Trung Quốc đã tăng gấp 10 lần trong vòng 20 năm, đạt 10.000 USD. Với chỉ số này, Trung Quốc vượt qua nhiều nước đang phát triển của Đông Nam Á và ngang bằng với Nga. Theo kế hoạch, đến năm 2035, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc sẽ đạt trình độ các nước phát triển vừa phải. Theo Ngân hàng Thế giới, mức GDP bình quân đầu người 30.000 USD được coi là tiêu chuẩn để đứng vào hàng ngũ các quốc gia phát triển. Nhiệm vụ này là đầy tham vọng, nhưng đến nay Trung Quốc đã có thể giải quyết những nhiệm vụ có vẻ rất khó khăn. Ví dụ, khoảng 800 triệu người Trung Quốc đã thoát khỏi cảnh nghèo cùng cực trong bốn thập niên qua.
Kể từ nửa cuối những năm 2000, Trung Quốc đã giải quyết vấn đề tăng trưởng bằng cách đầu tư vào thị trường bất động sản và xây dựng cơ sở hạ tầng. Vào thời điểm đó, đây có lẽ là giải pháp tốt nhất. Bắc Kinh đã thực hiện cải cách thể chế quản lý đất đai cho phép chính quyền địa phương cho thuê đất để thu hút các nhà đầu tư. Và cải cách hệ thống thuế của Thủ tướng Chu Dung Cơ đã phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương về chi tiêu xã hội. Đất đai đã trở thành một nguồn thu chính của chính quyền địa phương. Ngoài ra, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng ở Trung Quốc cũng thúc đẩy nhu cầu phát triển thị trường bất động sản, - Trợ lý Giám đốc Jia Jinjing từ Trung tâm Nghiên cứu Tài chính Chongyang tại Đại học Nhân dân Trung Quốc chia sẻ với Sputnik.
“Kể từ khi Trung Quốc bắt đầu thực hiện chính sách cải cách và mở cửa, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng. Ở Trung Quốc, quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ cao nhất thế giới. Nếu năm 2000, tỷ lệ dân số thành thị là 38% thì đến năm 2020, con số này đã vượt quá 60%. Tất nhiên, tốc độ đô thị hóa cao như vậy đòi hỏi phải xây dựng nhiều nhà ở. Một khía cạnh quan trọng khác là lĩnh vực tài chính. Trong quá trình phát triển thị trường nhà đất, vai trò của đất đai cũng có nhiều thay đổi. Đất đai đã trở thành một yếu tố quan trọng tham gia vào chuỗi công nghiệp. Ở đây nói không chỉ về nhu cầu nhà ở mà còn về việc phát triển kinh doanh bất động sản thương mại”.
Đầu tư cơ sở hạ tầng cũng đáp ứng yêu cầu khách quan của quá trình đô thị hóa. Ngoài ra, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra vào năm 2008 càng củng cố thêm những xu hướng này. Khi đó, chính quyền Trung Quốc đã phân bổ một lượng thanh khoản lớn chưa từng thấy - hơn 12% GDP để hỗ trợ nền kinh tế. Những khoản tiền này được chi cho các dự án cơ sở hạ tầng, cũng như để phát triển thị trường bất động sản. Các dự án cơ sở hạ tầng đã giúp tạo việc làm và tăng trưởng GDP mạnh mẽ. Các biện pháp này đã giúp ích rất nhiều vào thời điểm đó - Trung Quốc là một trong số ít quốc gia sống sót sau cuộc khủng hoảng năm 2008 với những động lực tích cực.
Tuy nhiên, không thể dựa vào những ưu đãi này một cách vô thời hạn. Thị trường bất động sản có nguy cơ tăng trưởng "nóng". Việc xây dựng ồ ạt cơ sở hạ tầng cũng làm cho nền kinh tế mất cân đối. Tỷ lệ nợ của chính quyền địa phương đã tăng vọt. Rõ ràng, đã đến lúc để thay đổi mô hình tăng trưởng.
Trong những năm gần đây, các nhà chức trách Trung Quốc đã nói rất nhiều về nhu cầu kích thích tiêu dùng nội địa, coi đây là động lực chính của tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Điều này là hợp lý - GDP bình quân đầu người tăng lên bảo đảm phúc lợi xã hội, nhờ đó sức mua của người dân cũng tăng. Ngoài ra, cuộc đối đầu với một số nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ, đã cho thấy rằng, Trung Quốc không nên quá phụ thuộc vào thị trường nước ngoài mà nên phát huy tiềm năng của sự tự lực cánh sinh. Trên thực tế, kế hoạch 5 năm mới của Trung Quốc chủ yếu nhằm đạt được sự độc lập về công nghệ và công nghiệp, nhằm lấp đầy những khoảng trống trong chuỗi sản xuất, chuyên gia Jia Jinjing nhận xét.
“Trong số các lĩnh vực quan trọng nhất có dữ liệu lớn (Big Data) và các ngành gắn liền với tự động hóa công nghiệp. Ví dụ, ngành công nghiệp thông minh. Tôi chắc chắc rằng, Trung Quốc hiện có một cơ sở dữ liệu lớn tuyệt vời. Một vấn đề quan trọng khác là việc gỡ bỏ các “nút thắt cổ chai”, tức là cần phải vượt qua tụt hậu trong những lĩnh vực như sản xuất chip và các thành phần cơ bản khác”.
Vì vậy, trong những năm tới, Trung Quốc sẽ chú trọng phát triển chuỗi sản xuất của chính mình, đào tạo công nhân lành nghề không chỉ trong ngành công nghiệp mà còn trong các lĩnh vực khác, bao gồm cả khoa học cơ bản. Vốn đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) dự kiến sẽ tăng hơn 7% mỗi năm. Đồng thời, tỷ lệ đầu tư vào nghiên cứu cơ bản trong tổng khối lượng đầu tư vào R&D nên tăng từ 6% lên 8%. Trung Quốc đặc biệt chú trọng các công nghệ đột phá như sản xuất chip, máy tính lượng tử, kỹ thuật di truyền và công nghệ sinh học, v.v. Nhân tiện, những dự án như "Chương trình 1000 nhân tài" được thực hiện ở Trung Quốc từ rất lâu trước khi bắt đầu cuộc đối đầu công nghệ với Hoa Kỳ, các chính sách này nhằm tạo ra một môi trường nghiên cứu thuận lợi cho các chuyên gia giỏi nhất từ khắp nơi trên thế giới.
© AP Photo / Sam McNeilNhà máy chế biến than ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc
1/4
© AP Photo / Sam McNeil
Nhà máy chế biến than ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc
© AP Photo / Ng Han GuanFILE - In this file photo taken Tuesday, July 30, 2019, Chinese traffic police officers walk by a U.S. flag on an embassy car outside a hotel in Shanghai where officials from both sides met for talks aimed at ending a tariff war. Both countries already have suffered heavy losses in a tariff war that erupted in 2018 over Beijing's technology ambitions and trade surplus. If talks on ending the dispute fail, the world could face downward pressure on trade at a time when the global economy is already reeling from the coronavirus pandemic.
2/4
© AP Photo / Ng Han Guan
FILE - In this file photo taken Tuesday, July 30, 2019, Chinese traffic police officers walk by a U.S. flag on an embassy car outside a hotel in Shanghai where officials from both sides met for talks aimed at ending a tariff war. Both countries already have suffered heavy losses in a tariff war that erupted in 2018 over Beijing's technology ambitions and trade surplus. If talks on ending the dispute fail, the world could face downward pressure on trade at a time when the global economy is already reeling from the coronavirus pandemic.
© REUTERS / China Stringer NetworkCảng Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc
Cảng Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc
1/4
© AP Photo / Sam McNeil
Nhà máy chế biến than ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc
2/4
© AP Photo / Ng Han Guan
FILE - In this file photo taken Tuesday, July 30, 2019, Chinese traffic police officers walk by a U.S. flag on an embassy car outside a hotel in Shanghai where officials from both sides met for talks aimed at ending a tariff war. Both countries already have suffered heavy losses in a tariff war that erupted in 2018 over Beijing's technology ambitions and trade surplus. If talks on ending the dispute fail, the world could face downward pressure on trade at a time when the global economy is already reeling from the coronavirus pandemic.
Cảng Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc
Nhà máy xe hơi ở Trung Quốc.
Một số chuyên gia lo ngại rằng, trong khi tập trung vào sự tự lực cánh sinh, Trung Quốc sẽ làm chậm tốc độ cải cách và mở cửa. Đồng thời, cuộc đối đầu với Hoa Kỳ trong lĩnh vực công nghệ cao sẽ ngày càng gay gắt. Chuyên gia Jia Jinjing cho rằng, những lo ngại này hoàn toàn là không có cơ sở. Theo ông, Trung Quốc và Hoa Kỳ đang chơi trong những lĩnh vực khác nhau. Hai quốc gia này không mâu thuẫn với nhau mà bổ sung cho nhau, chuyên gia nói.
“Mỹ đưa ra những tuyên bố như vậy vì lý do chính trị, nhưng, trên thực tế sẽ không có sự cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc trong lĩnh vực công nghiệp. Hoa Kỳ và Trung Quốc đi theo những con đường phát triển công nghiệp khác nhau. “Át chủ bài” của Mỹ là công nghệ thông tin. Nhiều ngành công nghiệp phục vụ khu phức hợp này khác xa so với ngành công nghiệp truyền thống. Ngoài ra, các cơ sở sản xuất truyền thống của Hoa Kỳ đã sang các nước khác từ 20-30 năm trước. Do đó, ở Mỹ không còn cơ sở sản xuất tương ứng. Mặt khác, Trung Quốc đang phát triển ngành công nghiệp của mình theo một hướng hoàn toàn khác. Vì thế, hai quốc gia có nhiều khả năng bổ sung cho nhau".
Tự do hóa thương mại
Về phần mình, Bắc Kinh sẵn sàng tham gia vào các sáng kiến tự do hóa thương mại đa phương. Trung Quốc gia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện (RCEP), đang xem xét tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Nhưng, phải chú ý đến việc, quan hệ hợp tác quốc tế là con đường hai chiều. Và Hoa Kỳ không bày tỏ ý muốn tham gia hiệp định cùng với Trung Quốc. Mặc dù chính quyền hiện tại, nói chung, tuân thủ chiến lược khôi phục vị thế lãnh đạo của Mỹ trong lĩnh vực kinh tế và thương mại toàn cầu, không giống như Trump, người đã khởi động tiến trình rút khỏi một số thỏa thuận quốc tế, nhưng, Biden vẫn không vội vàng trở lại CPTPP. Thay vào đó, Washington đang thúc đẩy thỏa thuận thương mại kỹ thuật số với các nền kinh tế trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương như một loại đối trọng với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở châu Á. Trong khi giới tinh hoa quyền lực của Mỹ ngày càng lo ngại về sự tăng trưởng của Trung Quốc, bất kỳ chiến lược công nghiệp nào của Bắc Kinh sẽ được nhìn nhận một cách tiêu cực như mối nguy cơ xâm phạm lợi ích của Mỹ và mối đe dọa đối với vị trí thống trị của Hoa Kỳ trong chuỗi giá trị toàn cầu.