Lễ tang Đại tướng Phùng Quang Thanh sẽ được tổ chức như thế nào?

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamNguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh
Nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh  - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.09.2021
Đăng ký
Đại tướng Phùng Quang Thanh là một trong những vị tướng nổi tiếng của Quân đội nhân dân Việt Nam. Lễ tang Đại tướng Phùng Quang Thanh, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam sẽ được tổ chức như thế nào?
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc Quốc phòng khẳng định, Đại tướng Phùng Quang Thanh là “anh hùng thời chiến” và là “người kiến tạo trong thời bình”.
Nhờ có nhiều công lao và thành tích xuất sắc, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã được tặng Huân chương Hồ Chí Minh, danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng…

Tang lễ Đại tướng Phùng Quang Thanh

Việt Nam sẽ tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước cho Đại tướng Phùng Quang Thanh, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, một trong những tướng lĩnh nổi tiếng nhất của Quân đội nhân dân Việt Nam hiện đại.
Chiều 13/9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã phát thông báo về tang lễ Đại tướng Phùng Quang Thanh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam.
© Ảnh : TTXVN phátĐại tướng Phùng Quang Thanh
Đại tướng Phùng Quang Thanh - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Đại tướng Phùng Quang Thanh
Theo đó, tang lễ của đồng chí Phùng Quang Thanh sẽ được tổ chức với nghi thức Lễ tang cấp Nhà nước.
Ban Lễ tang của Đại tướng Phùng Quang Thanh do Ban Bí thư trung ương Đảng thành lập, do ông Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ, làm Trưởng ban.
Nơi quàn linh cữu Đại tướng Phùng Quang Thanh là Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.
Lễ viếng diễn ra từ 8h đến 11h30 ngày 15/9. Lễ truy điệu từ 12h30 và Lễ an táng từ 15h30 chiều cùng ngày, tại nghĩa trang xã Thạch Đà, huyện Mê Linh, Hà Nội.

Tiểu sử và quá trình công tác của Đại tướng Phùng Quang Thanh

Sputnik xin trích dẫn những thông tin chính về tiểu sử và quá trình công tác của Đại tướng Phùng Quang Thanh.
Đại tướng Phùng Quang Thanh sinh ngày 02/02/1949, quê quán tại xã Thạch Đà, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.
Đại tướng Phùng Quang Thanh - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.09.2021
Nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh từ trần
Ông tham gia cách mạng từ tháng 7/1967, được kết nạp vào Đảng ngày 11/6/1968.
Từ tháng 7/1967 - tháng 02/1968, ông là chiến sĩ thuộc Tiểu đoàn 20, Sư đoàn 312.
Từ tháng 3/1968 - tháng 10/1971, ông Phùng Quang Thanh là Tiểu đội phó, Tiểu đội trưởng, Trung đội phó, Trung đội trưởng, Phó Đại đội trưởng, Đại đội trưởng Đại đội 9, Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320.
Từ tháng 11/1971 - tháng 7/1972, ông là học viên đào tạo cán bộ tiểu đoàn, Trường Sĩ quan Lục quân 1.
Từ tháng 8/1972 - tháng 7/1974, là Phó Tiểu đoàn trưởng, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320B.
Từ tháng 8/1974 - tháng 12/1976, là học viên đào tạo cán bộ trung đoàn tại Học viện Quân sự (nay là Học viện Lục quân).
Từ tháng 01/1977 - tháng 11/1977, là Tham mưu trưởng Trung đoàn 64, Sư đoàn 320B, Quân đoàn 1.
Từ tháng 12/1977 - tháng 4/1979, là học viên Trường Văn hóa Quân đoàn 1.
Từ tháng 5/1979 - tháng 12/1982, là Phó Trung đoàn trưởng, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 64, Sư đoàn 390, Quân đoàn 1.
Từ tháng 01/1983 - tháng 10/1983, là học viên đào tạo Trung đoàn trưởng bộ binh cơ giới tại Liên Xô.
Từ tháng 11/1983 - tháng 4/1984, là Phó Sư đoàn trưởng kiêm Tham mưu trưởng Sư đoàn 390, Quân đoàn 1.
Từ tháng 5/1984 - tháng 02/1986, là Học viên đào tạo tiếng Nga tại Đại học Ngoại ngữ quân sự (nay là Học viện Khoa học Quân sự).
Từ tháng 3/1986 - tháng 8/1986, là Học viên Học viện Quân sự cấp cao (nay là Học viện Quốc phòng).
Từ tháng 9/1986 - tháng 7/1988, là Phó Sư đoàn trưởng phụ trách Sư đoàn 390, Quân đoàn 1.
Từ tháng 8/1988 - tháng 02/1989, là Sư đoàn trưởng Sư đoàn 312, Quân đoàn 1.
Từ tháng 3/1989 - tháng 7/1989, ông học tiếng Nga tại Học viện Kỹ thuật quân sự.
Từ tháng 8/1989 - tháng 8/1990, là học viên đào tạo chỉ huy tham mưu, Học viện Vô-rô-slốp, Bộ Tổng Tham mưu (Liên Xô).
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và Phùng Quang Thanh - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.04.2016
Lầu Năm Góc tán thành tháo bỏ hạn chế về vũ khí với Việt Nam
Từ tháng 9/1990 - tháng 01/1991, là học viên bổ túc Binh chủng hợp thành, Học viện Quân sự cấp cao (nay là Học viện Quốc phòng).
Từ tháng 02/1991 - tháng 8/1991, ông Phùng Quang Thanh tham gia phụ trách Tham mưu trưởng Quân đoàn 1.
Từ tháng 9/1991 - tháng 01/1994, là Sư đoàn trưởng Sư đoàn 312, Quân đoàn 1.
Từ tháng 02/1994 - tháng 8/1997, là Phó Cục trưởng, Cục trưởng Cục Tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu.
Từ tháng 9/1997 - tháng 01/1998, là Học lý luận chính trị cao cấp, Học viện Chính trị quân sự.
Từ tháng 02/1998 - tháng 5/2001, là Tư lệnh Quân khu 1.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (tháng 4/2001), ông Phùng Quang Thanh được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Từ tháng 6/2001 - tháng 5/2006, được bầu làm Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (tháng 4/2006), Tướng Phùng Quang Thanh được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu vào Bộ Chính trị và được chỉ định là Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (tháng 6/2006).
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (tháng 01/2011), ông tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu lại vào Bộ Chính trị, tiếp tục giữ chức Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (đến tháng 4/2016).
© AFP 2023 / Jim WatsonBộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ thứ 23 Leon Panetta và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh, năm 2012
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ thứ 23 Leon Panetta và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh, năm 2012 - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ thứ 23 Leon Panetta và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh, năm 2012
Tháng 10/2016, Đại tướng Phùng Quang Thanh nghỉ theo chế độ.
Ông Phùng Quang Thanh là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa IX, X, XI, Ủy viên Bộ Chính trị các khóa X, XI. Đại biểu Quốc hội các khóa XI, XII, XIII.

Về việc phong hàm cho Đại tướng Phùng Quang Thanh

Về lịch sử thụ phong quân hàm, ông Phùng Quang Thanh được thăng quân hàm Thiếu tướng tháng 10/1994, quân hàm Trung tướng tháng 11/1999, quân hàm Thượng tướng tháng 6/2003, được phong Đại tướng tháng 7/2007.
Với công lao và thành tích xuất sắc của mình, Đại tướng Phùng Quang Thanh đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Đặc biệt, Đại tướng Phùng Quang Thanh còn có Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói về Đại tướng Phùng Quang Thanh

Đối với Đại tướng Phùng Quang Thanh, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, bày tỏ, trong những năm qua, hoạt động đối ngoại quốc phòng Việt Nam có những bước tiến vượt bậc, trở thành một trong những trụ cột quan trọng trong hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, giữ vững môi trường hòa bình để xây dựng và phát triển đất nước.
Đồng thời, đóng góp cho sự phát triển của hoạt động đối ngoại nói riêng cũng như nền quốc phòng Việt Nam hiện đại có dấu ấn và vai trò quan trọng của Đại tướng Phùng Quang Thanh - một anh hùng thời chiến, và là người kiến tạo của thời bình.
© AFP 2023 / Daniel Leal-OlivasThượng tướng Nguyễn Chí Vịnh
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh
Theo tướng Vịnh, suốt những năm trời làm cấp phó trực tiếp cho Đại tướng Phùng Quang Thanh là thời gian đầy ắp các sự kiện, các biến động của tình hình khu vực và thế giới.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh, đây cũng như là điểm khởi đầu cho một giai đoạn mới của công tác đối ngoại quốc phòng, mà thành quả của nó hôm nay nhìn lại không ai có thể phủ nhận.
"Trên chặng đường dài với nhiều bước phát triển vượt bậc ấy, một động lực quan trọng hàng đầu chính là tư duy và hành động của Bộ trưởng Phùng Quang Thanh. Anh nhận thức rất đầy đủ và rất sớm vai trò quan trọng của đối ngoại quốc phòng, có cái nhìn xa về mục tiêu cần đạt được".
Lê Khả Phiêu - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.08.2020
Việt Nam cử hành trọng thể Lễ Quốc tang nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu
Đại tướng Phùng Quang Thanh từng giao nhiệm vụ cho Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh về đối ngoại Quốc phòng Việt Nam, trong đó, chú trọng nâng cấp quan hệ với các nước lớn. Đặc biệt chú trọng thúc đẩy quan hệ đa phương. Đồng thời, xem xét nội dung gìn giữ hòa bình có thể khởi động như thế nào.
Theo Tướng Vịnh, những điều ngắn gọn mà Đại tướng Thanh nói là "cần làm" đó đã định hướng cho hoạt động đối ngoại quốc phòng trong một thời gian dài và sẽ còn cho nhiều năm sau nữa.
Theo tướng Vịnh, bên cạnh hợp tác đối ngoại quốc phòng đa phương, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cũng rất quan tâm thúc đẩy các hoạt động đối ngoại song phương, đặc biệt là với các cường quốc như Trung Quốc, Nga, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ…
“Cả ba điều mà anh tâm đắc trong chiến lược đối ngoại quốc phòng đã trở thành một bộ phận quan trọng của Chiến lược Quốc phòng Việt Nam, mà người đặt nền móng cho sự phát triển vượt bậc ấy chính là Đại tướng Phùng Quang Thanh”, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала